Nhân vật tiên phon g Nhân vật bảo thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong kịch lưu quang vũ (Trang 35 - 44)

Đây là hai kiểu nhân vật tiêu biểu thường xuất hiện trong kịch Lưu Quang Vũ. “Tiên phong” theo nghĩa tiếng Việt là đi trước, dẫn đầu, hăng hái, tích cực nhất. Nhân vật tiên phong là những người có tư tưởng tiến bộ, vượt qua mọi trở lực, có năng lực, nhiệt huyết, sẵn sàng đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, cái trì trệ để giành lấy cái tốt, cái công bằng trong xã hội. Nhân vật bảo thủ là kiểu con người mang tư tưởng cũ, không muốn thay đổi, không chịu thay đổi cho phù hợp với cái mới, cái tiến bộ nên trở thành lực cản cho sự phát triển đi lên của xã hội đó.

Được coi như “người nổi gió cho cánh người rộng mở”, Lưu Quang Vũ đã sớm có dự cảm về những đổi thay, chuyển biến mạnh mẽ đã, đang và sẽ diễn ra trên đất nước mình. Điều này được thể hiện ở những vần thơ băn khoăn, day dứt viết trong chiến tranh lẫn thời hậu chiến. Mạch nguồn thơ mang tính dự báo ấy đã được tiếp tục trong hình tượng nhân vật kịch tiên phong. “Thế hệ mình cần những người dũng cảm/ Dũng cảm yêu thương dũng

cảm căm thù”. Hình ảnh con người mới xuất hiện với tần suất lớn trong kịch

Lưu Quang Vũ, gắn với mảng đề tài kịch hiện đại, thể hiện mối xung đột gay gắt giữa cũ và mới, bảo thủ và tiến bộ. Họ là những người dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thấy hiện thực trì trệ đang diễn ra trong cuộc sống đồng thời ý thức sâu sắc được vai trị, trách nhiệm của mình với trái tim đầy nhiệt huyết thấm nhuần tư tưởng dân chủ, tiến bộ. Họ trở thành một hình tượng đẹp mang tinh thần lạc quan và niềm tin yêu con người của Lưu Quang Vũ, trong một số trường hợp, cịn là nơi giúp phát ngơn cho tư tưởng tiến bộ của ông. Các nhân vật như Thanh, Hồng Việt trong Tơi và chúng ta; Định, Dũng trong Nếu

anh không đốt lửa; Thụy trong Quyền được hạnh phúc, Mợi trong Vách đá

nóng bỏng… là những hình tượng tiêu biểu cho kiểu nhân vật này.

Có thể lấy những câu hát của người thủy thủ trong vở kịch Nếu anh không đốt lửa như một minh chứng tiêu biểu cho tính tiên phong xuyên suốt

trong chủ đề, tư tưởng của Lưu Quang Vũ:

Nếu anh không đốt lửa Nếu tôi không đốt lửa

Nếu chúng ta cùng khơng đốt lửa lên Thì làm sao bóng đêm

Lại có thể biến thành Ánh sáng?

Bóng đêm sẽ mãi là bóng đêm mịt mùng nếu như khơng có người đứng ra thắp lên ánh sáng. Có thể là bất cứ ai, nhưng cần phải có một người... Đó

chính là cốt lõi tư tưởng để Lưu Quang Vũ xây dựng nên hình tượng con người tiên phong - những người mang lại ánh sáng cho nhân loại, chấp nhận nguy hiểm, khó khăn rình rập từ đêm đen. Định sẽ chỉ mãi là anh thợ quèn, một anh thủy thủ “nghỉ mất sức” sống cả đời cam chịu nếu như không một lần dám đứng lên “đốt lửa”. Trong Định đã có sẵn tố chất của một người tiên tiến: nhìn ra được những trì trệ, bảo thủ của hoạt động sản xuất, của cơ chế đang diễn ra trước mắt. Làm giám đốc, anh đem đến cho xí nghiệp nhiều ý tưởng đổi mới, tiến bộ “để cơng nhân thực sự làm chủ xí nghiệp, sống no ấm, vinh

thân phì gia được nhờ xí nghiệp của mình”. Quan niệm này được hiện thực

hóa bằng hàng loạt các phương án mà hạt nhân cơ bản là nhằm kích thích mỗi người cơng nhân tự nhận thức được năng lực, quyền lợi và nghĩa vụ của mình mà hăng hái tham gia sản xuất, làm lợi cho bản thân cũng như cho xí nghiệp. Những tư tưởng tiên phong đó đem lại một số kết quả tích cực khơng thể phủ nhận: Chỉ trong vòng ba tháng thử ở cương vị giám đốc, Định đã làm nên những thay đổi trông thấy đáng kể trong xí nghiệp. Chỉ có điều, những phương án ấy, tuy tiên tiến ở mục đích và ý tưởng nhưng lại bị lý tưởng hóa và chưa triệt để nên vấp phải hiện thực phức tạp thì lung lay, chao đảo. Định là người đã có cơng thắp ngọn lửa nhưng chưa thể thổi cho nó cháy bùng lên. Cơng việc đó sau này đã được Lưu Quang Vũ gửi gắm vào nhân vật Hoàng Việt của Tôi và chúng ta.

Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đến Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mới thực sự trở thành một mục tiêu hành động mang tính tồn diện trong cả nước thì ngay từ mùa hè năm 1984, với Tơi và chúng ta,

Lưu Quang Vũ đã có một dự báo “đầy dũng khí, thực tiễn và táo bạo, thể hiện

bằng những tính cách sắc sảo, quyết liệt, thấm đẫm tinh thần nhân văn xã hội chủ nghĩa” [54, tr. 332]. Hình tượng trung tâm là Hồng Việt - giám đốc mới

của xí nghiệp Thắng Lợi. Mang tư tưởng dân chủ, cái nhìn tiến bộ, nhìn thẳng vào sự thật, Hoàng Việt đã sớm phát hiện ra đằng sau cái vỏ bọc “thắng lợi”,

ln “hồn thành kế hoạch” là sự “rất khơng bình thường, rất yếu kém, bê

bết, tồi tệ, mọi khâu sản xuất đều trì trệ”, “dối trên lừa dưới”… Hàng trăm

thứ nguyên tắc của đủ các ban ngành tuy đã lỗi thời nhưng vẫn bị áp đặt máy móc khiến cho cả bộ máy xí nghiệp, từ người đứng đầu đến công nhân chỉ là những kẻ ăn hại, ăn bám vào đồng lương nhà nước. Căn bệnh quan liêu, duy ý chí, xa rời thực tế vẫn là một căn bệnh trầm kha. “Cấp trên cao lại dựa vào

cấp trên cao hơn nữa, nghĩa là các kế hoạch được đề ra một cách ngược đời. Đáng lẽ phải do từ cơ sở đưa lên, dựa trên khả năng cơ sở và yêu cầu của thị trường…”. Nhìn ra bất cập, dám thay đổi bằng hành động cụ thể, lại được sự

cổ vũ của những người công nhân như Thanh, ông Quých, bà Bộng,… và vị bộ trưởng ít nhiều mang tính lý tưởng, Hồng Việt đã trở thành người tiên phong cho cơng cuộc đổi mới xí nghiệp Thắng Lợi, quan trọng hơn nữa là đổi mới cả một cơ chế bảo thủ vốn đã tồn tại bao lâu nay, đổi mới những bộ óc vốn đã quen yên ổn trong “vịng tay bao cấp của cơ chế”. Khơng chỉ đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, Hồng Việt cịn đối diện mọi khó khăn, bắt tay vào triển khai kế hoạch. Anh loại bỏ những chức vụ không cần thiết nhưng tăng thêm lao động nhằm tăng năng suất xí nghiệp; thực hiện chế độ khốn lương theo sản phẩm đảm bảo công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ, giúp cho công nhân phát huy hết khả năng, năng lực sáng tạo, tăng thêm thu nhập đồng thời kích thích sản xuất chung của tồn xí nghiệp. Cũng chính Hồng Việt là người đưa ra cách ứng xử hợp lý hợp tình, kích thích lịng u nghề và tinh thần trách nhiệm của những người như Lê Sơn, Thanh; bỏ qua dư luận bảo thủ đưa những người đã từng bị kỷ luật như Hường, Khánh, Ngà trở lại làm việc. Và thực tế tình hình xí nghiệp Thắng Lợi sau một năm đã chứng minh cho đường đi tiên phong của con người ấy là đúng đắn. Bằng cái nhìn bao quát và lối làm ăn năng động, dám nghĩ dám làm, Hoàng Việt đã giúp cho xí nghiệp ăn nên làm ra, tăng năng suất lao động lên gấp bốn lần, đời sống công nhân được cải thiện, khách hàng tín nhiệm,… Ấy là những thành quả mang

tính chất “người thực, việc thực” mà khơng một kế hoạch, chỉ tiêu nào của cơ chế cũ có thể so sánh được. Hoàng Việt đã thẳng thắn trả lời Trần Khắc: “Trong khi trên chưa kịp sửa đổi thì cho phép chúng tơi được tự sửa đổi” bởi vì “nguyên tắc sinh ra để phục vụ sự sống chứ không phải sự sống sinh ra để

phục vụ các nguyên tắc”. Đó là tham vọng lớn lao và có ý nghĩa nhưng cũng

đầy mạo hiểm. Tham vọng ấy bắt nguồn từ niềm hi vọng xây dựng xã hội chủ nghĩa bình đẳng mà quyền lợi là của chung, hạnh phúc là của chung.

“Phải có một người ra khỏi hang trước… Phải có một người đi

trước!”. Tư tưởng tiên phong đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tính cách và hành

động của Hoàng Việt và cũng là phẩm chất tốt đẹp mà anh nhận thấy ở Thanh, cô công nhân cũng đứng trong hàng ngũ của những người tiên phong. Trước khi Hoàng Việt trở thành giám đốc của xí nghiệp Thắng Lợi, Thanh đã là kíp trưởng của một kíp làm việc. Cô sớm nhận thức được những bất cập trong bộ máy làm việc của xí nghiệp nhưng mới chỉ biết cố gắng trong giới hạn bằng cách cho phép công nhân trong kíp của mình được giành riêng ba tiếng để làm việc cá nhân nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng công việc đã được giao phó. Nhưng dù sao đó cũng mới chỉ là một giải pháp tình thế mang tính tự phát, thậm chí vi phạm đến kỷ luật chung của xí nghiệp. Nhờ Hồng Việt, tư tưởng tiến bộ của nữ cơng nhân ấy được định hướng và cũng chính cơ trở thành một trong những “trợ thủ” đắc lực giúp hiện thực hóa con đường của anh. “Cả nước đang đứng trước một bước ngoặt lớn: hoặc tiến lên

phía trước, hoặc cứ ôm chân ôm tay nhau để cùng lao xuống vực thẳm… Đây thực sự là một cuộc chiến đấu nhưng những gì hợp quy luật thì sẽ thắng”.

Những lời ấy của vị bộ trưởng ở kết thúc vở kịch không chỉ cho thấy niềm tin vào sự chiến thắng của Hoàng Việt trước cơ quan pháp luật mà còn là lời khẳng định cho vị trí và ý nghĩa của vai trò tiên phong trong cuộc “cách mạng” lớn vì tiến bộ, dân chủ và công bằng xã hội của vị giám đốc này.

Giống như chàng Đankô quyết định hy sinh bản thân, biến trái tim trở thành ngọn đuốc sống rực lửa soi đường đưa dân làng đến với vùng đất sống mới, điều mà nhân vật tiên phong của Lưu Quang Vũ đang làm kia cũng phải đánh đổi bằng rất nhiều mồ hôi, công sức, tuổi thanh xuân thậm chí là cả mạng sống. Ông Thụy (Quyền được hạnh phúc) phải trả cho những lựa chọn đổi mới, những quyết định đi trước thời đại của mình bằng tám năm tù, gia đình chịu biết bao bất hạnh. Anh Mợi (Vách đá nóng bỏng) lao mình xuống dịng sơng ơm theo trái bom như một chiến sĩ cảm tử để bảo vệ cây cầu - cây cầu mang tính biểu tượng, khơng chỉ nối bn làng với dưới xuôi mà cao hơn nữa là con đường để đi đến với cái mới. “Đường vượt qua những vách đá,

đứng yên một chỗ thì cũng sẽ như những người trên bn Đrap kia, có ngày sẽ bị tận diệt. Những vách đá… có thể là sự trì trệ, dốt nát của chính chúng ta, của tôi, của anh”. Đổi mới con người là điều quan trọng trước nhất trong

công cuộc đổi mới đất nước mà cụ thể là đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, gạt bỏ sự trì trệ, bảo thủ đang gặm nhấm tính năng động và cuộc sống của họ. Vấp phải những khó khăn đến từ lực lượng thù địch, Mợi vẫn kiên quyết và đầy trách nhiệm: “Con đường sẽ phải tiếp tục mở tiếp. Đã làm phải làm đến

cùng, không được nửa vời… Không bao giờ được nửa vời. Tôi sẽ ở lại đây, sẽ làm bằng xong con đường và chiếc cầu”. Và cuối cùng, anh đã dùng chính

sinh mạng của mình để hồn thành tâm niệm ấy. Các chủ trương, chính sách tiến bộ của Định vướng phải sự phản ứng quyết liệt từ xung quanh khiến cho người khởi xướng ra nó cũng rơi vào cảnh bế tắc. Cịn Hồng Việt, để thực hiện được tư tưởng tiên tiến và triển khai kế hoạch đổi mới thiết thực của mình đã bị quy kết vi phạm 22 điều quan trọng trong nguyên tắc thực tế đã lỗi thời, chấp nhận đối mặt với vòng lao lý. Nhưng dù thế nào đi nữa, sự hi sinh của họ cũng cho phép người ta tin vào một tương lai đổi mới, tươi sáng hơn, dân chủ hơn được mở ra phía trước.

Điều thú vị và cũng là thành công của Lưu Quang Vũ khi đi vào xây dựng hình tượng nhân vật tiên phong là nhân vật của ông tuy mang trong mình tư tưởng, lý tưởng đổi mới đơi khi tính luận đề cịn khá lộ liễu nhưng đa phần đã tự nó, theo sự phát triển của tính cách, bộc lộ một cách tự nhiên khiến cho người đọc, người xem không cảm thấy khiên cưỡng. Hơn thế nữa, các nhân vật này đều là những con người bình thường, gần gũi, họ cũng có điểm yếu, cũng mắc sai lầm nhưng trên hết ở họ là tinh thần và nhiệt huyết đấu tranh vì cái mới, cái tiến bộ, ý thức sâu sắc trách nhiệm, vai trị của mình, là tình yêu thương con người và tinh thần nhân bản cao cả. Xét về mặt lý tưởng xã hội, họ tuy còn điều này điều kia nhưng đều có thể được xếp vào kiểu nhân vật chính diện - kiểu “nhân vật mang lý tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức

tốt đẹp của tác giả và thời đại. Đó là người mà tác phẩm khẳng định và đề

cao như những tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời

[33, tr. 285]. Với kiểu nhân vật này, Lưu Quang Vũ đã như “chim báo bão” góp tiếng nói mạnh mẽ của mình cổ vũ cho bầu khơng khí dân chủ và tiến bộ trong xã hội, cho công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo. “Chính Lưu

Quang Vũ với vai trò tiên phong của người cầm bút đã mở đường cho các nhân vật và đi tới đích cuối cùng theo đúng tinh thần của kịch” [53, tr. 94].

Nhưng cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái bảo thủ không bao giờ đơn giản. Trong cuộc chiến ấy, cái tiến bộ, cái chính nghĩa luôn phải đối diện với sự cản trở, phá hoại của các lực lượng đối lập. Đó là kiểu nhân vật bảo thủ. Nếu như Định (Nếu anh không đốt lửa) dám khơi lên ngọn lửa đổi mới thì cũng có rất nhiều kẻ sẵn sàng dập tắt ngọn lửa ấy. Là bà Bảo, phó giám đốc Sở, người leo lên từ chức cửa hàng trưởng ở khách sạn ga với cái “ô” to của ông anh ruột làm ở Ban thanh tra chính phủ, ln tìm mọi cách để Định từ chức giám đốc trước thời hạn. Là vị cố vấn giám đốc gian xảo Trần Trí Tơ, một kẻ “vơ tích sự” chỉ biết cố vấn duy nhất việc lo lót “cúi

cho những âm mưa phá hoại của cả “tập đoàn”. Đường lối đổi mới tiến bộ của những người như Định, Dũng, bác Viện không chỉ xa lạ với cách làm ăn cá nhân, trục lợi, bịn rút của cơng của họ mà còn vạch trần sự yếu kém về mặt nhận thức và tư tưởng đẩy họ đứng trước nguy cơ bị đào thải. Bởi vậy, họ điên cuồng chống phá. Và tất nhiên, những quan điểm, chính sách cũ trở thành chiếc phao lớn. Sự bảo thủ, trì trệ ấy đã được bộc lộ trong lập luận của bà Bảo: “Chúng tơi, chính tơi đã được đào tạo để làm một cái đinh ốc, một

mắt xích vững chắc của cả sợi dây khổng lồ, nối với nhau bằng sự chấp hành các chỉ thị của cấp trên và phổ biến các chỉ thị ấy xuống cấp dưới…”. Mà các

nguyên tắc, chỉ thị, như đã được Lưu Quang Vũ nhắc đến khơng ít lần trong nhiều vở kịch, là những nguyên tắc áp đặt và xa rời quần chúng bắt nguồn từ sự bao cấp về trí tuệ, “bao cấp cái đầu”: “người dưới đã có người trên nghĩ

thay, người trên lại theo người trên nữa, hàng triệu cái đầu trông theo vài cái

đầu của người cao nhất (…). Hình như xưa nay khi ta đánh giá một người,

tiêu chuẩn cao nhất, cái thước đo cao nhất, là: “Bảo phải nghe”(…). Thế rồi bây giờ, có ai đó khơng như thế, bảo khơng dễ nghe, dám làm khác điều trên dưới vẫn làm, có lúc còn dám nghi ngờ, dám tranh cãi bất đồng với cấp to hơn mình, ta lập tức thấy thế là không được, là hỏng, là bậy, có phải thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong kịch lưu quang vũ (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)