Nhân vật bi kịc h Nhân vật hài kịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong kịch lưu quang vũ (Trang 44 - 58)

Nhắc đến nhân vật bi kịch và nhân vật hài kịch là nhắc đến hai loại nhân vật trong hai thể loại chính của kịch là bi kịch và hài kịch. Trong cơng trình mang tên Lý luận kịch, PGS. TS Tất Thắng đã khái quát những đặc

điểm của nhân vật bi kịch tập trung ở một số nét lớn: “Nhân vật trung tâm,

anh hùng của bi kịch muốn hiện diện được là nó, chính nó, thì đầu tiên phải là con người tiên tiến, hay ít nhất cũng là người tốt, so với sự phát triển tiến bộ của lịch sử thời đại (…) Với bản chất của nhân vật kịch, con người ấy phải hành động, hành động cho cái tiên tiến, cái tốt đẹp, tóm lại là cái chân lý, cái sự thật của thời đại” [48, tr. 261]; “Nhân vật trung tâm của bi kịch có thể có những nhược điểm lớn, rất lớn là đằng khác, những nhược điểm dẫn tới những hậu quả không thể lường được… nhưng quyết không phải là kẻ xấu xa, phản động, so với đạo đức quan đương thời và xu thế phát triển tiến bộ của xã hội” [48, tr. 262-263]. Sự nhận biết chân lý đã tạo cho người anh hùng của

bi kịch sức mạnh của chân lý - ít nhiều có tác dụng “thanh lọc” tâm hồn. Cịn ở hài kịch, “những tính cách hài kịch, khi chưa thành tính cách với tất cả tính

sống động của nó thì chỉ được thể hiện là những tính nết như thói ích kỷ, thói hư tật xấu nào đó (…) chỉ thành tính cách của hài kịch khi những thói tính này nhập nhiễm vào một nhân vật nào đó và được cá tính hóa trong nhân vật ấy, để tạo nên cái cung cách xử sự, cung cách hành động nhằm đạt được một mục đích nào đó do các tính thói kia chi phối” [48, tr. 274]. Tác giả cũng chỉ

ra đặc điểm của nhân vật hài kịch là “cùng với niềm tin tuyệt đối vào hành vi

và mục đích của mình, các nhân vật hài kịch cịn rất hồn nhiên đến ngây thơ, tin vào tính cách đúng đắn của hành vi và mục đích ấy” [48, tr. 276]. Trên

thực tế, khái niệm nhân vật bi kịch và nhân vật hài kịch không chỉ giới hạn trong phạm vi hai thể loại bi kịch, hài kịch. Ấy cũng chính là hai kiểu nhân vật cơ bản của các thể loại chính kịch, bi - hài kịch - ở những cấp độ khác nhau. Và khái niệm cũng có sự di chuyển mạnh mẽ vào trong văn xuôi tự sự, là cách gọi tên một kiểu nhân vật trong văn xuôi tự sự.

Sáng tác kịch Lưu Quang Vũ phần lớn là chính kịch. Kịch của ông thường viết về những vấn đề mang tính thời sự xã hội nóng bỏng, những vấn đề về nhân tính và đạo đức có ý nghĩa lâu dài. Ở mọi đề tài, với sự nhạy cảm,

tư tưởng dân chủ tiến bộ, ông đều trở thành người đi tiên phong trong việc phát hiện và thể hiện vấn đề. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới nhân vật trong kịch. Các nhân vật kịch chính diện, nhân vật tư tưởng của Lưu Quang Vũ đều là những nhân vật tiên tiến, mang tư tưởng tiến bộ so với thời đại. Họ ln kiên trì với mục đích, lý tưởng mà mình đã theo đuổi và có những suy nghĩ, hành động thiết thực để thực hiện chúng. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ đều vướng phải cản trở từ xung quanh: những định kiến, nguyên tắc, chính sách đã lạc hậu, lỗi thời; những lối sống, suy nghĩ nhỏ nhen, ích kỷ, có khi là nham hiểm, xảo quyệt. Bản thân họ, trên con đường thực hiện lý tưởng, cũng không tránh khỏi mắc sai lầm, ảo tưởng. Đó chính là căn ngun của bi kịch. Kịch Lưu Quang Vũ chủ yếu là xung đột nội tâm, xung đột trong tính cách nên bi kịch của nhân vật ít khi dẫn đến kết cục bi thảm là cái chết mà chủ yếu đẩy con người đến sự thay đổi vị thế, sự lột xác đau đớn trong nhận thức, những bi kịch trong đời sống tinh thần. Bi kịch ấy cũng đau đớn, giày vị khơng kém gì cái chết, có khi cịn hơn cả cái chết. Nhân vật Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một ví dụ.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt vốn được khơi nguồn từ cốt truyện dân

gian, tồn tại bao đời nay và được chấp nhận một cách hiển nhiên như là một câu chuyện “bằng toàn bộ kết cấu minh họa một “chân lý nhân học” phổ biến

và giản đơn: cái cốt yếu mà phải căn cứ vào đó để nhận ra con người là nhân cách chứ không phải là thân xác” [54, tr. 272], một câu chuyện mang ý nghĩa

phê phán xã hội, giai cấp đơn thuần. Lưu Quang Vũ đã từ cốt truyện dân gian, thổi vào một luồng sinh khí mới, với những lớp nghĩa mới, phủ cho nó màu sắc thời đại và ý nghĩa mn thuở. Sẽ chẳng có gì là bi kịch, thậm chí cịn có thể coi là một kiểu kết thúc có hậu theo quan niệm dân gian khi hồn Trương Ba được trả lại “sự sống” bằng cách nhập vào xác anh hàng thịt và sống yên ổn trong thân xác đó. Cái bi kịch chỉ thực sự diễn ra khi Lưu Quang Vũ viết tiếp câu chuyện kể về cuộc sống của Trương Ba sau đó trong thân xác anh

hàng thịt. Những tưởng chỉ cần linh hồn còn tồn tại là được, tuy không phải trong thân xác của chính mình nhưng vẫn được sống, vậy mà bao nhiêu rắc rối phát sinh. Trương Ba phải đối diện với những thay đổi của chính con người mình. Trong thân xác anh hàng thịt, linh hồn ơng bị chi phối và dần tha hóa. Bi kịch sống khơng được là mình, vi phạm quan niệm sống của chính mình, bi kịch của sự cơ đơn, bất lực đã được Lưu Quang Vũ khắc họa sâu sắc qua từng lớp kịch. Ơng Trương Ba trước kia có một tâm hồn trong sáng và cuộc sống thanh bạch, vui thú ruộng vườn, quây quần bên gia đình, khơng bon chen, tị hiềm và ln được mọi người yêu quý. Khi không thể ngăn cản anh con trai làm cái công việc buôn bán “ắt phải lèo lá, tráo trở, thất đức” Trương Ba lâm vào bi kịch của kẻ làm cha phải chứng kiến sự tha hóa vì đồng tiền của đứa con mình đẻ ra, chứng kiến nó đang ngày càng đi xa, đi ngược với những điều tốt đẹp, bị con cái chối bỏ cơng sinh thành, dưỡng dục, nhưng ít ra, khi ấy ơng vẫn cịn có thể giữ được lẽ sống, quan niệm sống, và xung quanh ơng, vẫn cịn những người khác đang trân trọng, đang hướng theo nó. Bi kịch thực sự bị đẩy lên cao trào khi chính ơng phải đối diện với sự vi phạm lẽ sống của mình, khơng thể chế ngự lại được những xâm lấn, địi hỏi bản năng. Đau xót là hồn Trương Ba luôn ý thức được sự thay đổi ấy, ý thức được nhưng đành bất lực, tìm mọi cách gắng gượng cũng khơng thể làm gì khác. Linh hồn trong sáng bị o ép, bị biến dạng và ngày càng đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn, phục tùng hoàn toàn thân xác. Càng đau đớn hơn khi linh hồn ấy trong thân xác kia của anh hàng thịt phải gánh chịu sự xa lánh, ghẻ lạnh của mọi người. Ông Trưởng Hoạt hất đổ ván cờ vì khơng thể quen với cung cách chơi mới bần tiện của Trương Ba, người vợ vốn là tri âm, tri kỷ nay muốn bỏ đi để mãi có thể lưu giữ lại những hình ảnh xưa cũ của chồng; cô cháu gái trước vốn yêu thương, quấn qt, từ chối nhận đó là ơng của nó;… Lời của cơ con dâu là một sự thật đau đớn mà linh hồn Trương Ba đang phải đối diện: “mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch

lạc, nhịa mờ dần đi đến nỗi có lúc chính con cũng khơng nhận ra thầy nữa”.

Rõ ràng là ngay từ khi chấp nhận sống trong thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đã mắc sai lầm. Hồn đã không ý thức mối quan hệ không thể tách rời giữa linh hồn và thể xác, và rằng, mỗi linh hồn là chỉ thuộc về một thể xác nhất định, chỉ có thể hịa hợp được với thể xác ấy mà thôi. Thể xác anh hàng thịt đã “từng hợp tác với một linh hồn khác, chịu ảnh hưởng sâu sắc của nó,

có thể nói nó đã trở thành một sản phẩm của linh hồn ấy” [54, tr. 273], khi bị

gán ghép, chắp vá vào một linh hồn khác, bằng sức mạnh bản năng và sinh tồn, nó đã lấn lướt linh hồn mới. Hồn Trương Ba phải đứng trước sự lựa chọn: chấp nhận sống dưới sự điều khiển của thân xác hay chết để giữ cho tâm hồn mình trong sạch khi cịn có thể. Chấp nhận sự ra đi của linh hồn cũng có nghĩa là ông chấp nhận cái chết. Nhưng trong hồn cảnh này, chết khơng phải là bi kịch, chết là sự giải thoát. Bi kịch chính là ở cái sự sống không đúng nghĩa, không đúng với lẽ sống của mình, sống khơng sự hài hịa giữa linh hồn và thể xác. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt là đỉnh điểm cho xung đột kịch và cũng là đỉnh điểm cho bi kịch của nhân vật Trương Ba. Đúng như những lời ngạo nghễ nhưng vạch trần bản chất sự việc của anh hàng thịt: “Cái gì? Hồn à? Định tách khỏi ta à? Vơ ích, cái linh hồn mờ nhạt

của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu. Đố ông đấy!”. Linh hồn Trương Ba càng vùng vẫy bao nhiêu thì lại càng bất lực

bấy nhiêu trước lập luận của xác anh hàng thịt:

Xác anh hàng thịt:

Hồn Trương Ba: Xác hàng thịt:

Có phải lý lẽ của tơi đâu, tôi chỉ nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và với người khác đấy chứ. Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!

Là một à? Khơng! Mày trói buộc ta, tù nhốt ta, mày là cái nhà tù giam hãm ta

Hồn Trương Ba: Xác hàng thịt:

cái thằng tù không thể sống thiếu cái nhà tù. Hề hề, ông không thể nào thốt khỏi tơi đâu! Nào lại đây, lại đây, cái hồn vía ương bướng của tớ, về lại với tớ nào! Hi hi! Đừng hục hoặc với nhau nữa.

(như tuyệt vọng) Không! Không!

Hai ta đã bị nhốt chung một chuồng, xác hay hồn thì cũng là lợn cả thơi, lại đây!

(Ngặt nghẽo đuổi theo hồn Trương Ba, cuộc vật lộn giữa hồn và xác. Xác hàng thịt cười ré lên đắc thắng. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến mất, chỉ còn lại xác anh hàng thịt mang hồn Trương Ba run rẩy ôm mặt).

Hồn Trương Ba: Ta là Trương Ba, ta là Trương Ba… Nhưng sao khó

khăn thế. Ơng Đế Thích, ơng chỉ nghĩ đơn giản cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ơng khơng cần biết. Sống thế này mà là sống ư?”

Hồn Trương Ba đau đớn, run rẩy, quằn quại, bất lực trong thân xác anh hàng thịt; đau đớn, quằn quại trong tấn bi kịch của mình. Cịn gì đau khổ hơn khi người ta cảm nhận được rõ ràng cái chết - chết về linh hồn - đang đến với mình từng ngày, chết ngay cả khi đang sống, nhất là với một người có lương tri. “Sống thế này, cịn khổ hơn là cái chết”. Rõ ràng, con người ta sống không phải chỉ bằng thân xác. Một cuộc sống chắp vá không thể mang đến hạnh phúc mà chỉ có thể là bi kịch ngang trái. Hồn Trương Ba đã lựa chọn cái chết, trả lại thân xác cho anh hàng thịt để giữ cho linh hồn mình được trong sạch, được “là tơi tồn vẹn”. Chết là lối thoát duy nhất cho bi kịch mà hồn Trương Ba đang phải đối diện bởi nếu khơng chết bây giờ, chết trong những hình ảnh và ký ức đẹp đẽ, thì đến một ngày kia, hồn cũng sẽ khơng cịn sức kháng cự, sẽ chết, chết mòn, chết dần trong thân xác anh hàng thịt, một cái chết hoàn toàn, một sự biến mất vĩnh viễn. Chọn lối thoát tưởng chừng tiêu cực nhưng lại duy nhất đúng đắn, hồn Trương Ba đã tự mang đến một sự sống mới:

“sống” trong “cõi nhớ” của mọi người. Những lời trăng trối cuối cùng của hồn Trương Ba với thân xác anh hàng thịt cho thấy thái độ sẵn sàng đón nhận cái chết của Trương Ba và một tâm thế thanh thản hiếm thấy. Tấn bi kịch của nhân vật này một lần nữa chứng minh sự sâu sắc ẩn sau mỗi câu chữ, sau từng lớp kịch của Lưu Quang Vũ. “Ở trên đời, chẳng có gì khó khăn bằng phải

sống cuộc sống khơng phải của mình, cuộc sống cơ độc giữa đông người”

(Lời của nhân vật Hà Thu trong Nữ ký giả). Sự hòa hợp giữa tâm hồn và thể

xác luôn luôn là điều có ý nghĩa nhân bản. Đó là cuộc đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách. Nhân vật kịch của ông hay phải đối diện với sự lựa chọn, ranh giới giữa sống và chết. Điều chủ yếu, cũng là điều cao cả nhất, họ, một cách rất tự nhiên luôn lựa chọn hi sinh để bảo vệ con đường, chân lý mình theo đuổi. Khi ấy, cái chết khơng cịn là nỗi đau, là bi kịch, nó là một sự dâng hiến thanh thản và mãn nguyện. Cái chết của Lý Tự Trọng (Sống mãi tuổi

mười bảy), ông già Matap Yrinh, Mợi (Vách đá nóng bỏng), Tồn (Nguồn sáng trong đời), Thanh (Tơi và chúng ta)… chính là sự bất tử hóa như thế.

Hiệp trong Người tốt nhà số 5 là “một người tốt cô đơn” trong ngôi

nhà số 5, trong xã hội mà anh sống. Sự lương thiện, lòng tốt mà anh theo đuổi, trở thành bản chất con người anh lại là thứ xa xỉ, lạc lõng với xung quanh. Với họ, lòng tốt cũng chỉ là một “sản phẩm của lịch sử”, là “giấc mơ

xa xỉ của những nhà đạo đức, những con người ngây thơ, chân thành nhưng yếu đuối”. Lịng tốt khơng đáng tin bởi “cái loài người hỗn tạp này tồn tại khơng phải nhờ lịng tốt mà do cuộc tranh giành để sống” và “Chỉ nên làm người tốt khi nào làm người tốt khơng bị thiệt”. Lịng tốt - cái tưởng như là

đức tính tự nhiên của con người, tự nhiên như ánh sáng và khí trời giờ đây lại được đem ra để tính tốn, đo đếm. Hiệp muốn giữ ngun lịng tốt của mình, mọi suy nghĩ và hành động của anh đều hướng đến việc chống lại những hiện tượng tiêu cực, đem lại những điều tốt cho người khác, hạnh phúc, công bằng cho xã hội nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Phải đối diện với hiện thực

cuộc sống, với những giá trị đang chạy theo hình thức, chạy theo đồng tiền, lịng tốt trở thành một thứ kệch cỡm, bảo thủ, cản trở, ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh, và nhiều lúc, nó làm họ khó chịu. “Người

ta khơng thể làm người tốt nếu như khơng có đủ những điều kiện để làm điều tốt. Anh muốn làm điều tốt cho chúng tôi nhưng cái buồng xụp mái của anh lại làm cho nước ngấm xuống buồng chúng tôi” (Lời của nhân vật Khôi). Rõ

ràng, với những người ở khu nhà số 5, “cái tốt của anh ra lại làm khổ, làm

hại người. Tốt gì? Dở hơi, dở hồn thì có…”. Hiệp kiên quyết khơng “đút” tiền

để sửa nhà vì khơng muốn tiếp tay cho tiêu cực trong xã hội thì cái nhà dột nát của anh lại làm nhỏ nước, ẩm mốc, long tróc tường những ngơi nhà khác. Anh thẳng thắn chỉ ra những điểm sai lầm trong bản báo cáo của Bình thì bị coi là kẻ thiếu thiện chí với bạn. Anh chạy vạy được ống thuốc hiếm cứu mẹ Mây lại gián tiếp tiếp tay cho những kẻ trộm cắp, gián tiếp gây nên cái chết, gây nên bất hạnh của người khác… Là người tốt, luôn tâm niệm điều tốt đẹp, luôn muốn làm điều tốt nhưng lại không nhận được sự đồng cảm của người đời, lại bị coi là kẻ không tốt làm ảnh hưởng đến cuộc sống và quyền lợi của người xung quanh, Hiệp khơng chỉ rơi vào bi kịch cơ đơn, mà cịn là bi kịch của sự hoang mang, bơ vơ với chân lý mà anh theo đuổi. Cuộc sống phức tạp khơng cho phép cái chân lý giản đơn về lịng tốt của Hiệp được trở thành hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong kịch lưu quang vũ (Trang 44 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)