Nhân vật thuần nhấ t Nhân vật lưỡng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong kịch lưu quang vũ (Trang 58 - 70)

Khơng có con người mang nghĩa giản đơn, thuần nhất trong cuộc sống nhưng trong văn học, để thực hiện một ý đồ nghệ thuật nhất định, người ta vẫn có thể xây dựng, tập trung hóa, khái quát hóa, cường điệu hóa ở một nét tính cách nào đó và đẩy nó lên thành đặc điểm của nhân vật. Cũng có thể hiểu về sự hình thành hai kiểu nhân vật thuần nhất và nhân vật lưỡng hóa như vậy. “Thuần nhất” trong từ điển Tiếng Việt là để “chỉ tồn một loại, khơng pha tạp”. Kiểu nhân vật thuần nhất là kiểu nhân vật có tính cách ổn định, nhất

Nhân vật lưỡng hóa là kiểu nhân vật có tính cách đa chiều, “hai tính cách

trong một con người”. Trong kịch, do những đặc trưng riêng biệt về thể loại,

do yêu cầu hướng tới sự khái quát nghệ thuật bằng cách “mô tả bức tranh hiện thực mang tính tập trung, dồn nén” nên thường có sự tập trung nhân vật

ở một đặc điểm tính cách nào đó và sự xuất hiện của nhân vật thuần nhất là một trong những cách thức hữu hiệu để truyền tải nội dung nhất định. Nhưng như chúng ta đã biết, con người luôn là một thực thể không hề giản đơn. Nếu như nhân vật thuần nhất xuất hiện trong kịch như một kiểu nhân vật minh chứng cho tính tập trung trong kịch thì kịch ln cần phải có kiểu nhân vật khác, những con người lưỡng hóa, vừa là thế này nhưng lại vừa là thế khác, sinh động và phức tạp như con người của đời thực. Kịch bản của Lưu Quang Vũ, xuất hiện cả hai kiểu nhân vật thuần nhất và lưỡng hóa. Các nhân vật thuần nhất như Định (Nếu anh khơng đốt lửa), Phó giám đốc Nguyễn Chính, Trần Khắc, bà trưởng phịng hành chính (Tơi và chúng ta), Nguyễn Toàn Nha (Bệnh sĩ), Hoát (Trái tim trong trắng),… thường cho thấy khá rõ mục đích của tác giả khi xây dựng. Nói cụ thể hơn, ở kiểu nhân vật này, tính luận đề và tư tưởng của tác giả bộc lộ khá rõ. Nhân vật lưỡng hóa đa diện và phức tạp hơn. Nó thể hiện cho tính sinh động của cuộc sống cũng như những suy tư và dụng ý sâu xa của tác giả về cuộc sống, về những vấn đề nhân bản. Ở một mức cao hơn, với sự phát huy lợi thế của kịch, tính lưỡng hóa của nhân vật được thể hiện cụ thể khi nhân vật được tách ra làm hai, hai tính cách trong một con người. Ở cấp độ này, chúng trở thành kiểu nhân vật phân thân như nhân vật Trương Ba (Hồn Trương Ba, da hàng thịt), Vân, Thùy Liên (Hoa

cúc xanh trên đầm lầy), Từ Đạo Hạnh (Ơng vua hóa hổ)…

Một đặc điểm khá phổ biến trong kịch Lưu Quang Vũ đó là kiểu nhân vật thuần nhất thường nằm ở phía của những nhân vật tiêu cực hoặc có xu hướng tiêu cực. Phó giám đốc Nguyễn Chính trong Tơi và chúng ta xuất hiện là một kẻ bảo thủ, nham hiểm, lọc lõi, có “cơng” lật đổ bốn đời giám đốc. Đến

thời của giám đốc Hoàng Việt - người mang tư tưởng, hành động tiến bộ dân chủ và đổi mới thực sự - bản chất mưu mơ của hắn càng có cơ hội để bộc lộ. Khơng thể ngăn cản Hồng Việt thực hiện các chủ trương, kế hoạch của mình, Nguyễn Chính bên ngồi vờ phục tùng nhưng bên trong ngấm ngầm theo dõi, đợi thời cơ, “để mặc anh dấn sâu vào các sự việc rồi mới ra tay”. Mượn cớ là tôn trọng và tuân theo các chủ trương, chính sách, các nguyên tắc của Đảng và nhà nước nhưng thực chất, cái xuyên suốt, cái bản chất chi phối toàn bộ hành động của hắn là sự ích kỷ, cá nhân, chủ nghĩa cơ hội. Cùng đứng về phía Nguyễn Chính có bà Trưởng phịng tài chính. Những từ như “chỉ thị”, “nguyên tắc”,… là từ quen thuộc thường thấy ở nhân vật này. Leo lên dần nhờ sự nâng đỡ, lối suy nghĩ và hành động đã trở thành cũ kỹ, lối mịn, có lẽ, điều căn bản nhất ở các nhân vật chính là sợ thay đổi, sợ đối diện với cái mới, cái tiến bộ đòi hỏi năng lực và tâm huyết chứ khơng phải theo thói quen hay ơ dù. Ơng Trương quản đốc vốn trước nay ung dung với vị trí của mình, được ra sức ra oai, quát nạt người khác nay không thể nào chấp nhận được sự thay đổi ngôi vị … Tất cả họ, dù ở những biểu hiện khác nhau nhưng có đặc điểm chung là trước sau đều bảo thủ khư khư giữ lấy quan niệm riêng lạc hậu, không chịu thay đổi mặc cho những biến thiên của đời sống. Kiểu nhân vật thuần nhất như một minh chứng cho tính bảo thủ của cái cũ, cái lạc hậu và những khó khăn mà những người thuộc phe tiến bộ gặp phải trên con đường đến với chân lý của mình.

Tính cách được đẩy lên có phần khoa trương, cường điệu trong các nhân vật như Nguyễn Toàn Nha - chủ tịch xã Hùng Tâm trong Bệnh sĩ, Hoát trong Trái tim trong trắng cũng khiến các nhân vật này mang đặc điểm của

kiểu nhân vật thuần nhất ưa hình thức, thích khoe mẽ. Mỗi lời nói của ơng chủ tịch xã Hùng Tâm thốt ra đều khiến người ta phải bật cười bởi sự trống rỗng, hình thức và ấu trĩ của nó. Cịn với Hốt, ngay cả khi đối diện với tai họa ập xuống gia đình mình, em trai mình, điều duy nhất mà anh ta quan tâm vẫn là

quyền lợi cá nhân. Xây dựng nên các hình tượng nhân vật như vậy, Lưu Quang Vũ đã rất thành công trong việc phê phán những thói tật của một bộ phận người. Họ trở thành trò cười, trở thành rào cản cho sự đi lên của xã hội.

Tuy không đứng về phe bảo thủ như những nhân vật ở trên, nhưng Định (Nếu anh không đốt lửa) cũng mang những đặc điểm của kiểu nhân vật thuần nhất bởi lối quan niệm và cách thức hành động tuy mang tư tưởng tiến bộ nhưng chưa có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Anh cho rằng tất cả mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ làm đúng theo năng lực, chức năng của mình. Quyền chủ động để mọi người phát huy năng lực là phù hợp nhưng việc để cho một bộ máy đã vốn quá quen với cách làm việc thụ động xưa cũ hoạt động một cách tự do theo hướng “quản lý việc chứ

khơng quản lý người” và mất cảnh giác thì lại là sai lầm. Định đã có phần ảo

tưởng và cũng trở nên… bảo thủ trên con đường thực hiện các chủ trương đổi mới của mình khi khơng nhận ra những đòi hỏi và sự thay đổi cần có trong những hồn cảnh phù hợp. Sự thất bại của anh là điều khó tránh khỏi.

Hiệp (Người tốt nhà số 5) là một trường hợp khá đặc biệt. Để truyền tải những nội dung mang tính nhân bản sâu sắc về lịng tốt và tình người, Lưu Quang Vũ đã xây dựng nên một hình tượng nhân vật “thuần” tốt. Anh nhìn ra ưu điểm của tất cả mọi người và cảm thông với những nhược điểm của họ. Anh kiên quyết nói “khơng” với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và dù ở hồn cảnh nào thì cũng ln cố gắng để “bảo lưu”, để giữ gìn lịng tốt của mình. Trong cuộc sống phức tạp, bon chen, nơi con người bộc lộ tất cả những ưu và nhược điểm, Hiệp hiện lên như một hiện tượng duy nhất, một người tốt duy nhất trong căn nhà số 5, người duy nhất “không đủ xấu” để sống với những người xung quanh. Lưu Quang Vũ xây dựng nên một hiện tượng cá biệt để nói đến điều mang tính phổ biến về sự tha hóa và ngày càng trở nên thiếu thốn của lịng tốt con người: Người ta khơng thể tốt với nhau một cách toàn vẹn, một cách vơ tư, khơng tính tốn. Đồng thời hình tượng nhân vật này

cùng với kết thúc vở kịch cho phép ta hi vọng vào một tương lai khác, rằng bản tính tốt đẹp của con người sẽ có cơ hội được phục hồi, được phát triển khi lòng tốt, khi sự hướng thiện được đem nhân lên ở khắp mọi người.

Nói như vậy khơng có nghĩa là kiểu nhân vật thuần nhất mâu thuẫn với một đặc điểm thường gặp trong kịch Lưu Quang Vũ - đặc điểm xuất phát từ lòng thương yêu, tin tưởng vào con người và sự hướng thiện của con người của ông: con người khơng hồn tồn tốt mà cũng khơng hồn tồn xấu. Cần phải khẳng định một điều rằng sự thuần nhất trong tính cách được nhắc đến ở đây chủ yếu là thuần nhất do việc tập trung khai thác nét tính cách nổi bật nào đó của nhân vật nhằm thực hiện một ý đồ nghệ thuật nhất định. Khác với kiểu nhân vật này, kiểu nhân vật lưỡng hóa lại cho thấy tính đa dạng của con người trong đời sống cũng như tài năng nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong việc khắc họa tính cách, xây dựng nhân vật kịch. Khơng có điều kiện để diễn tả một cách quá chi tiết, dài dòng tất cả các hiện tượng phức tạp trong đời sống, cũng khơng có điều kiện để đi vào tỉ mỉ từng diễn biến trong cuộc đời và số phận nhân vật như văn xuôi, kịch lựa chọn những sự kiện, xung đột ở giai đoạn cao trào nhất và nhân vật kịch được xây dựng mang tính tập trung nhất. Một trong những đặc trưng của kịch Lưu Quang Vũ là xung đột trong kịch chủ yếu là các xung đột nội tâm, xung đột trong bản thân tính cách nhân vật và giữa tính cách với hồn cảnh. Tương ứng với đặc điểm này, thường xuất hiện trong kịch của ơng các nhân vật lưỡng hóa, đa diện. Ở nhân vật ln có một cuộc đấu tranh gay gắt để vươn lên hoàn thiện bản thân, để chiến thắng lại hoàn cảnh và số phận hoặc ngộ ra những chân lý của đời sống.

Ấn tượng đầu tiên về nhân vật Dũng (Nếu anh không đốt lửa) là vẻ bề ngồi gai góc, khó gần, cách cư xử giống như đàn ơng. Nhưng đó chỉ là một phần cá tính, là cái vỏ bọc mà cơ tạo ra để che lấp cho tâm hồn nữ tính, cho những suy nghĩ sâu sắc bên trong. Ở Dũng có cái mạnh mẽ của một người phụ nữ cá tính, quyết đốn. Cô là một trong số khơng nhiều người của xí

nghiệp nhận ra những bất cập trong đường lối và cung cách làm ăn và cũng là một trong số rất ít người kiên quyết bảo vệ chính kiến của mình, sẵn sàng đứng lên chống lại tiêu cực, bất cập của cả một bộ máy đã lạc hậu, lỗi thời. Cô hiểu và trân trọng bi kịch của “người dẫn đường” như “Magienlăng bị cả

nhà coi là điên rồ, ơng đã quyết định đi vịng quanh trái đất và phát hiện ra trái đất hình trịn. Niutơn bị những người hàng xóm coi là hâm (…) Nằm nghỉ trưa ngồi vườn, trơng thấy quả táo rơi, ơng ta tìm ra trái đất có lực hút”. Cơ

là người “khích tướng” Định, động đến lòng sĩ diện đồng thời cũng là những điều trăn trở của anh, khiến cho Định dám ứng cử vào chức vụ giám đốc. Cô là người đứng lên kêu gọi mọi người bỏ phiếu cho Định, là người bênh vực, dám nói thẳng, chỉ thẳng vào những sai lầm mà Định mắc phải, khi anh tỏ ra chán nản. Và cũng chính cơ, có những lúc thật nhẹ nhàng, tinh tế. Đoạn đối thoại với Định đã cho thấy những tính cách trái ngược đó.

Dũng:

Định: Dũng:

…Nếu anh muốn em nói thực, thì em nói nhé: em chẳng đàn ơng chút nào đâu, em yếu đuối và rút rát, em phải cố giấu sau vẻ bạo dạn, ngỗ nghịch… Em nào có biết hút thuốc, cứ hút là miệng em đắng chát, nhưng nó làm em như tự tin hơn… Vâng, em yêu anh mà không dám nói, yêu anh từ lâu, từ trước cái buổi đêm em gặp anh ngồi cảng… Hơm ấy cũng vì quá bối rối mà em nẩy ra cái ý định nhảy ào xuống biển tắm… Không hiểu sao em lại làm thế (Ôm mặt). Em thật đáng ghét!

(Khẽ) Dũng…

(Vội cứng rắn trở lại) Nhưng bây giờ thì khơng thể được. Mọi người đều biết em là một trong những người ủng hộ anh, em không muốn người ta nghĩ không hay về quan hệ giữa chúng mình… Sẽ khó cho cơng việc của anh (…)Em là em, và em muốn quan hệ giữa chúng ta khơng có gì hết, khơng bao giờ

Định: Dũng:

Sao, Dũng? Nhưng tơi cần có Dũng, tơi khơng thể thiếu Dũng.

Không nên. Ở cương vị anh càng không nên. Em lo cho anh lắm. Anh phải thận trọng trong mọi việc, thận trọng nhưng đừng lùi bước, đừng… (Buồn bã) Magienlăng ạ, nên nhớ anh mới chỉ bắt đầu lên đường… Cịn em, sẽ khơng có em trong cuộc đời của anh đâu.

Bao trùm lên tất cả vẫn là hình ảnh đẹp của một người con gái biết sống và hi sinh hết mình vì lý tưởng, vì những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Vở kịch Người tốt nhà số 5 lại là một trường hợp thú vị khi mà để thực hiện được ý đồ nghệ thuật của mình, đối lập với con người “thuần tốt” là Hiệp, Lưu Quang Vũ đã tạo ra cả một “tập thể lưỡng hóa” về mặt tính cách - khơng đủ tốt nhưng cũng không quá xấu: bà Ngoạt, Khôi “LĐP”, ông Kinh, Bình, Yến, Chất, Thủy,… Họ có lịng tốt để cảm thơng với hồn cảnh của bạn mình mà cho mượn phịng ở (Bình). Họ đồng ý cho Hiệp ở nhờ trên ban công chung của tầng hai mặc dù gặp phải rất nhiều bất tiện. Họ sẵn sàng trả tiền giúp Hiệp để sửa chữa cho anh căn phịng. Và cũng có khi, họ đứng ra bảo vệ anh trước những ý kiến phê bình của người khác. Nhưng rồi khi bị động chạm đến quyền lợi cá nhân, khi cái tốt của Hiệp trở thành “gàn dở” cản trở công việc làm ăn, thăng tiến, sinh hoạt, họ sẵn sàng đứng ra trách móc, chê bai, thậm chí tìm cách đẩy người mà họ đã từng giúp đỡ ra đường. Với những nhân vật này, Lưu Quang Vũ đã cho thấy sự tác động của hồn cảnh đến cuộc sống và tính cách của con người nhưng đồng thời và quan trọng hơn, ông khẳng định một chân lý: trong mỗi con người đều có hai phần tốt và xấu, thiên thần và ác quỷ, điều cần thiết là ln phải cố gắng hồn thiện mình, ln phải hướng thiện để cái phần tốt đẹp hơn trong mỗi con người được chiến thắng, khi ấy, cuộc sống cũng sẽ tốt đẹp hơn.

Khi sự đa diện trong nhân vật lưỡng hóa phát triển đến một mức cao hơn; khi những mâu thuẫn trong nội tâm, tính cách được khai thác tập trung và đẩy lên đến mức đỉnh điểm, hình thành nên kiểu nhân vật phân thân. Trong

các loại hình văn học khác, kiểu nhân vật phân thân vẫn tồn tại nhưng với kịch, nhờ có sự trợ giúp của sân khấu, sự biểu hiện của kiểu nhân vật này mới phát huy được một cách tối đa trong việc tác động trực tiếp vào tri giác và nhận thức của con người. Kịch Lưu Quang Vũ thường diễn ra những xung đột nội tâm phức tạp có ý nghĩa quyết định đạo đức, nhân cách và số phận của nhân vật. Ở đó, nhân vật vừa phải đối diện với cuộc sống bên ngồi, vừa phải đối diện với chính mình. “Sáng tạo nên kiểu nhân vật này, bên cạnh việc tô

đậm chiều sâu tâm lý cho nhân vật, Lưu Quang Vũ đã tiếp cận được với thi pháp kịch hiện đại” [53, tr.95].

Trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt cuộc đấu tranh giữa hồn Trương

Ba và xác anh hàng thịt xét cho cùng chính là cuộc đấu tranh của hai linh hồn trong một thân xác, là cuộc đấu tranh giữa nhân cách và những đòi hỏi bản năng, giữa thiện và ác, cao đẹp và xấu xa. Mượn câu chuyện tráo đổi thân xác của dân gian, Lưu Quang Vũ đã nói được nhiều hơn những biểu hiện trên từng câu chữ. Đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt thực chất là sự phân thân của hai linh hồn, hai tính cách trong một con người. Đó là “cuộc

đấu tranh trong bản thân con người để làm chủ những nhu cầu và ham muốn. Ở đây, cuộc đấu tranh này cũng cảnh báo khả năng lấn át của thể xác, của những nhu cầu tầm thường đối với linh hồn tức là đối với khát vọng sống cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong kịch lưu quang vũ (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)