Phân tích thành phần từ vựng về mặt cấu trúc của từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ vựng trong thơ tố hữu ( khảo sát qua hai tập việt bắc và gió lộng ) 60 22 01002 (Trang 44 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Phân tích thành phần từ vựng về mặt cấu trúc của từ

Sau khi đã liệt kê một loạt các số liệu bằng phương pháp thống kê, chúng tôi đi khảo sát về từ đơn âm tiết và từ đa âm tiết trong 2 tập thơ. Trong tất cả vốn từ của 2 tập thơ, chúng tôi nhận thấy rằng những từ đơn ấm tiết xuất hiện nhiều nhất và là vốn từ cơ bản của ngôn ngữ mà tác giả sử dụng. Điều này cũng cho thấy tình hình chung của ngôn ngữ dân tộc và trong đó từ đơn âm tiết là vốn từ cơ bản của từ vựng Tiếng Việt.

Sau đây là bảng số liệu về từ đơn âm tiết và đa âm tiết mà chúng tôi đã thống kê qua các bước khảo sát trên 2 văn bản thơ:

Tập thơ Việt Bắc Từ Số lượng từ Tỉ lệ % Từ đơn tiết 1168 67,3% Từ đa tiết 547 31,6% Tập thơ Gió lộng Từ Số lượng từ Tỉ lệ % Từ đơn tiết 1177 64% Từ đa tiết 618 33.6%

Qua bảng số liệu ở trên đã cho chúng ta đi đến kết luận là trong vốn từ vựng mà tác giả Tố Hữu sử dụng ở cả 2 tập thơ: Tập thơ Việt Bắc và tập thơ

Gió lộng, những từ đơn âm tiết là vốn từ cơ bản của ngôn ngữ mà Tố Hữu sử dụng. Việc sử dụng từ đơn tiết với số lượng nhiều và tần số lớn đã phản ánh tình hình chung của ngôn ngữ dân tộc và trong đó từ đơn tiết là vốn từ cơ bản trong từ vựng tiếng Việt. Bởi vì từ đơn tiết hầu hết là vốn từ thuần Việt.

Bảng số liệu trên cũng cho chúng ta thấy rằng, trong vốn từ của Tố Hữu qua 2 tập thơ, từ đơn âm tiết đã chiếm 67,3% ở tập thơ Việt Bắc, 64% ở tập thơ Gió lộng trong tổng số lượng từ khác nhau của văn bản. Kết quả qua 2 bảng số liệu cho phép chúng ta đi đến kết luận là, Tố Hữu có xu hướng dùng từ đơn tiết với số lượng lớn hơn từ đa tiết để biểu đạt nội dung trong tác phẩm của mình.

Mảng từ đa tiết tuy có số lượng ít hơn, chỉ chiếm hơn một nửa so với từ đơn tiết, tuy nhiên lại có nhiều vấn đề cần quan tâm. Như vậy, mối tương quan giữa từ đơn tiết và đa tiết trong hai văn bản này phản ánh mối tương quan chung của tiếng Việt đa số là từ đơn.

2.3.2. Từ láy trong hai tập thơ

Trong số các từ đa tiết của tiếng Việt nói chung, của vốn từ trong Việt

Bắc và Gió lộng nói riêng, các từ láy là một bộ phận rất đáng được quan tâm

phân tích.

Về mặt số lượng, chúng tôi thấy trong hai văn bản thơ này, số liệu định lượng của các từ láy là như sau:

Tập thơ Số lượng từ láy Tỉ lệ %

Việt Bắc 92 5,3%

Gió lộng 116 6,3%

Từ láy là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, nó chứa đựng trong mình tính sinh động và gợi cảm cao. Tỷ lệ từ láy trong văn bản chiếm 5,3% và 6,3% là tỷ lệ không thấp. Có lẽ Tố Hữu sử dụng từ láy nhiều, một phần vì thể thơ lục bát cho phép và cũng có khi là yêu cầu, để diễn tả hết tâm tình, tình cảm lúc nào cũng chan chứa trong tim. Phần lớn từ láy trong tác phẩm của Tố Hữu là từ láy đôi: êm êm, thanh thanh,… Nói chung, khi đi vào thơ, từ láy đã được tổ chức lại theo các quy luật tạo nên cảm giác hoà thanh, có sự kích thích thẩm mỹ đối với thính giác người nghe, có thể gợi lên những liên tưởng thú vị. Ở tập thơ Gió lộng tác giả sử dụng từ láy nhiều hơn tập thơ Việt Bắc, điều đó cho thấy rằng mật độ từ láy, phần nào đó cũng phụ thuộc vào đề tài, nội dung tư tưởng mà tác giả lựa chọn, cho nên mỗi tập thơ khác nhau thì từ láy và tần số xuất hiện của chúng cũng khác nhau.

So sánh với tập Thơ thơ của Xuân Diệu, chúng tôi thấy số lượng từ láy trong thơ Tố Hữu ít hơn. Có thể lí giải rằng thể loại thơ chau chuốt, bóng bẩy với đề tài tình yêu, trữ tình như thơ Xuân Diệu, thì mật độ từ láy cao hơn thơ tự sự chính trị. [2, tr237]. Có thể nói trong nền thi ca Việt Nam thì Hồ Xuân Hương là người dùng nhiều từ láy trong các tác phẩm của bà. Tính chất ngâm

vịnh, yếu tố “phong hoa tuyết nguyệt” hình như là môi trường thuận lợi để cho loại từ này xuất hiện [2]:

Ví dụ: Cầu trắng phau phau đôi ván ghép Nước trong leo lẻo một dòng thông Cỏ gà lún phún leo quanh mép Cá diếc le te lách giữa dòng

Nói tóm lại, do có những khả năng rất lớn diễn tả những cái cá biệt, cái sinh động của hành động hay tính chất nên Tố Hữu đã sử dụng từ láy âm trong thơ của mình. Điều này thể hiện đặc trưng quan trọng trong thể loại thơ mang tính hình tượng và sắc thái tình cảm. Dùng từ láy trong thơ không những làm tăng thêm tính chất hình tượng của thơ mà còn tăng thêm hoặc giảm đi sắc thái tu từ biểu cảm trong thơ.

2.3.3. Lớp thực từ và lớp hư từ trong hai tập thơ

Sau khi đã liệt kê một loạt các số liệu bằng phương pháp thống kê để phân tích thành phần từ vựng xét về mặt cấu trúc. Bước tiếp theo chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu lớp thực từ và lớp hư từ trong hai tác phẩm thơ của Tố Hữu. Việc phân chia vốn từ của một ngôn ngữ ra thành hai mảng thực từ và hư từ là việc làm phổ biến trong ngôn ngữ. Trong luận văn này, việc phân chia vốn từ vựng của một tác giả được giới hạn trong một giai đoạn lịch sử là công việc chúng ta cần quan tâm đến. Sau đây, chúng ta tìm hiểu căn cứ để phân định vốn từ vựng thành thực từ và hư từ.

“Từ thực là từ gọi tên đối tượng hiện thực hay đối tượng trừu tượng, bao gồm vật, hành động, trạng thái, tính chất, số lượng, quan hệ; ví dụ: mèo, tư tưởng, ma, quá khứ, chạy, suy luận,...

Từ hư là từ biểu thị quan hệ theo lối đi kèm theo các từ khác; ví dụ: đang, vì, ư...”[14, tr268]

Ngoài ra có thể nhận diện: Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực, có thể đóng vai trò chính yếu làm thành phần câu. Hư từ thì trái lại, không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chỉ có tác dụng nối các từ , các mệnh đề, các câu lại với nhau theo một quan hệ nào đó, chúng không thể làm thành phần câu được, nếu có thì chỉ là hãn hữu. [47]

Qua số liệu khảo sát ở tập thơ Việt Bắc, trong tổng số 1731 từ khác nhau, chúng tôi có 130 hư từ, còn lại là thực từ; Ở tập thơ Gió lộng với tổng số 1835 từ khác nhau, chúng tôi có 128 hư từ, còn lại là thực từ. Kết quả này cho thấy rằng, số lượng từ thực chiếm số lượng cao, còn hư từ chỉ chiếm số lượng rất ít; và điều này là bình thường, theo qui luật chung của ngôn ngữ. Số liệu chúng tôi khảo sát được là như sau:

Bảng số liệu thực từ và hư từ trong Việt BắcGió lộng.

Việt Bắc Gió lộng Thực từ 1601 92 % 1707 93 % Hư từ 130 8% 128 7 % Việt Bắc: R = Vthực từ = 1601 = 0,29 N thực từ 5473 Gió lộng : R = Vthực từ = 1707 = 0,26 N thực từ 6516

Kết quả trên cho ta thấy tỉ số giữa số lượng từ thực khác nhau với tổng số lượt từ thực của Việt Bắc nhỉnh hơn Gió lộng. Các hư từ ở hai tập tuy ít nhưng chúng lại có tần số khá cao, chiếm khoảng 20 – 24% độ dài văn bản.

Nhìn vào bảng tổng kết hai mảng thực từ và hư từ trong hai tác phẩm thơ, chúng ta có thể thấy tỉ lệ thực từ - hư từ trong hai văn bản này không chênh lệch nhau đáng kể, mà tương đối đồng đều, phản ánh đúng quy luật chung về lượng giữa hai lớp từ hư và thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ vựng trong thơ tố hữu ( khảo sát qua hai tập việt bắc và gió lộng ) 60 22 01002 (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)