Chuyển nghĩa hoán dụ trong Việt Bắc và Gió lộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ vựng trong thơ tố hữu ( khảo sát qua hai tập việt bắc và gió lộng ) 60 22 01002 (Trang 65 - 68)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Chuyển nghĩa hoán dụ trong Việt Bắc và Gió lộng

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được ở tập thơ Việt Bắc có 50 lần nhà thơ sử dụng hình ảnh hoán dụ như: khoai sắn, bãi chợ, cá nước, nấm mồ xanh, chén tình, nước làng, nhà em, bữa (ngày), Việt Bắc, vai, vài mươi bữa, một kỳ, cơm củ, cơm gié, trăm núi ngàn khe, mình áo nâu, áo tang, áo chàm, mẹ Nga, tay gian ác, tay quân giặc, muôn hồn, non nước, mấy tầng mây, dội lửa, bàn chân, khúc ruột miền Trung, núi đèo, nghìn đêm, chiến dịch Thu Đông, quê hương cách mạng, nứa mai, nước non, bản làng, phố phường, bóng Người, đất giặc,…

Ở tập Gió lộng chúng tôi thống kê được 88 lần nhà thơ sử dụng hình ảnh hoán dụ như: chân bay, đầu bay, huyệt đêm ngày, Việt Nam với Triều Tiên – hai đồng chí, hai chiến sĩ, hai anh hùng, hai chiến luỹ, liền khúc ruột, mái nhà, cây tre, cây thông, mấy nghìn năm, lũ đế quốc, bầy cú vọ, cánh tay, mấy chục vạn quân, quạ đen, cả đất nước – chiến khu vĩ đại, búa sét, muôn vạn vì sao, vai làm thang, lưng làm cầu, mấy nghìn năm, lửa Cách mạng tháng Mười, nhắm mắt, bước đường lịch sử, muôn triệu lần nảy nở, muôn triệu lần rạng rỡ, muôn nghìn kim, giọt máu tươi, cả Nước, khúc ruột, nắm cơm thuốc độc, nghìn xác chết, nghìn oan hồn, nhà tù lớn – Miền Nam, nghìn cái xác, quốc thể, anh em, trại giam (Miền Nam), nghìn vạn chúng tôi, nghìn

vạn con người, bàn tay đẫm máu, hồi xuân, lưng tàu, con chim én mới, khúc ruột, một hòn máu đỏ, đèn, thuyền, thân cỏ, thân rơm, búa liềm, súng gươm, áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành, thân một cổ hai xiềng nô lệ, nghìn đầu rơi, cúi đầu, một ngày sấm nổ, tay búa, tay cày, tay gươm, tay bút, Hồn Nước, gậy tầm vông, bẻ xiềng gông, thân, một thân, núi sông, trăm sông, nâu non, nghìn năm, mấy núi, mấy đèo, tình bốn biển, nghìn sương muôn tuyết, một ngôi sao, thân lúa chín, chim bầy, con chim chiền chiện, nghìn xưa, bàn chân,

cánh lửa, mấy nong, khuất,

3.2.1. Ngay từ đầu đề của tập thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã dùng hình ảnh hoán dụ để nói về quê hương kháng chiến, thủ đô kháng chiến, bộ máy lãnh đạo cách mạng của Đảng, tinh thần kháng chiến. Từ Việt Bắc với ý nghĩa chỉ thủ đô kháng chiến xuất hiện 12 lần:

Vui sao một sáng tháng Năm

Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ

(Sáng tháng 5 – Việt Bắc)

Nhưng Việt Bắc gian khổ trong kháng chiến đã đổi mới, nó là căn cứ địa cách mạng đã chiến đấu anh hùng, mỗi ngày một lớn mạnh. Việt Bắc đã thành bộ óc, quả tim của Tổ quốc. Việt Bắc có ý nghĩa biểu trưng cho thủ đô kháng chiến, là chiếc nôi cách mạng, căn cứ địa vững chắc cho tiền tuyến, là nơi có Bác Hồ.

Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền Mười lăm năm ấy, ai quên

Quê hương cách mạng dựng lên Cộng hoà.

Ngoài địa danh lịch sử là Việt Bắc, tác giả còn dùng địa danh lịch sử để nói về chiến thắng chấn động địa cầu mà khi nghe tên không ai là không biết đó là Điện Biên, trận Điện Biên Phủ, tác giả đã lấy địa điểm thay cho sự kiện xảy ra ở đó:

Kháng chiến ba ngàn ngày

Không đêm nào vui bằng đêm nay Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực

Trên đất nước, như huân chương trên ngực Dân tộc ta dân tộc anh hùng

Lũ chúng nó phải hàng, phải chết Quyết trận này quét sạch Điện Biên.

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Việt Bắc)

Hay là những địa danh khác như: trận Chợ Đồn, Chợ Rã, Bông Lau, Ỷ La,…

3.2.2. Sử dụng biện pháp hoán dụ dựa vào mối quan hệ logic giữa hai sự vật được gọi tên lấy cái toàn thể thay cho bộ phận để nói về sự chiến đấu kiên cường của những con người Việt Nam từ trong “than bụi, bùn lầy”:

Ta lớn lên rồi trong khói lửa

Chúng nó chẳng còn mong được nữa

Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng

Những bàn chân từ than bụi, bùn lầy Đã bước dưới mặt trời cách mạng

(Ta đi tới – Việt Bắc)

Nhà thơ đã nói lên lòng yêu thương của cả nước đối với người con gái ưu tú của mình:

Cả Nước ôm em, khúc ruột của mình

… Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng…

…Cả Nước cho em, cho em tất cả

(Người con gái Việt Nam – Gió lộng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ vựng trong thơ tố hữu ( khảo sát qua hai tập việt bắc và gió lộng ) 60 22 01002 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)