Tạo việc làm cho người học sau khi được đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tuyên quang thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 74)

Chương 2 Thực trạng giáo dục và đào tạo ở tỉnh Tuyên Quang

3.5. Tạo việc làm cho người học sau khi được đào tạo

Sức mạnh của nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phụ thuộc không chỉ ở số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn lao động, mà còn ở chỗ nguồn lao động đó sau khi được đào tạo sẽ được khai

thác, sử dụng như thế nào. Trong đó đặc biệt cần chú ý trước hết đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động.

Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nhấn mạnh: Bảo đảm công ăn, việc làm cho dân là mục tiêu hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành bệnh kinh niên. Để thực hiện được quan điểm chỉ đạo này, thì cần phải có những chính sách, biện pháp phù hợp, để đảm bảo và tạo điều kiện cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm việc, đây là một việc làm hết sức cần thiết hiện nay ở Tuyên Quang.

Để người dân thấy được vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo, thì biện pháp hiện nay có thể coi là tối ưu nhất, thiết thực nhất, gắn với lợi ích của người học nhất, đó chính là tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt đối với người lao động đã qua đào tạo. Có như vậy việc nâng cao vai trò của giáo dục và đào tạo trong nhân dân mới đi vào chiều sâu. Bởi tạo việc làm cho người lao động không đơn thuần là biện pháp để chống thất nghiệp mà chính là nhằm khai thác triệt để và hợp lý tiềm năng, sức mạnh của nguồn lực con người. Đồng thời, việc tạo ra cơ hội có việc làm còn được sử dụng như một công cụ quản lý hữu hiệu, bởi vì đối với người lao động, việc làm cũng là một lợi ích.

Để thực hiện công việc này có hiệu quả, cần chú ý tới những vấn đề sau:

Trước hết, tỉnh cần thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và tạo mọi điều kiện cho người lao động có cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp.

Đây là chính sách giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy sức mạnh của toàn dân. Trong những năm qua, chính sách kinh tế nhiều thành phần đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm cho người lao động. Bởi quan niệm “việc làm” không chỉ ở khu vực các ngành kinh tế, càng không chỉ

ra thu nhập mà không vi phạm pháp luật. Vì lẽ đó, để cho chính sách kinh tế nhiều thành phần thực sự đi vào cuộc sống, giúp cho việc giải quyết việc làm cho người lao động, cần phải tạo môi trường đầu tư, sản xuất thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, cũng như nước ngoài vào đầu tư tại tỉnh; ưu tiên các thành phần kinh tế lấy hiệu quả kinh tê - xã hội làm mục tiêu sản xuất… Có như vậy, người lao động vừa có công ăn, việc làm, nâng cao đời sống cho bản thân và gia đình, đồng thời là nền kinh tế của tỉnh cũng được tăng trưởng.

Đặc biệt cần quan tâm tạo việc làm trong lĩnh vực lao động nông nghiệp. Như chúng ta đã biết, lực lượng lao động trong nông nghiệp và nông thôn của cả nước, đặc biệt là một tỉnh miền núi như Tuyên Quang là lực lượng rất đông đảo, chiếm phần lớn dân số, trong khi diện tích đất phục vụ cho canh tác lại rất thấp, nhất là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, cho nên tình trạng phổ biến xẩy ra ở nông thôn đó là thiếu việc làm. Vì vậy, vấn đề việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn đang đặt ra hết sức cấp thiết, cần có những biện pháp cụ, phù hợp có tính khả thi thể để tạo việc làm cho họ.

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất cần chú ý đến lực lượng lao động đã qua đào tạo, phải tạo điều kiện cho lực lượng này có cơ hội tiếp cận việc làm. Bởi đây là lực lượng lao động có trí tuệ, có khả năng lao động nghề nghiệp, có khả năng nắm bắt khoa học công nghệ nhanh, có thể nói họ là lực lượng nòng cốt trong lực lượng lao động, có vai trò quyết định đến tốc độ, chất lượng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng hiện nay lực lượng lao động này còn qúa mỏng so với yêu cầu, hiện tượng này bắt nguồn từ cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Trong đó cần chú ý đến nguyên nhân tâm lý, tập quán lâu đời của người dân, đó là quan niệm “cái chữ” không cần thiết trong cuộc sống của họ. Cho nên, để tiếp tục đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động, mà con đường duy nhất để có thể thực hiện được đó là phải thông qua giáo dục và đào tạo, thì vấn đề đặt ra

lúc này là làm thế nào để khi người lao động đã trang bị tri thức cho mình thì phải được xã hội tạo điều kiện có cơ hội tìm kiếm việc làm, có như vậy nguồn nhân lực Tuyên Quang trong những năm tới mới có thể tăng cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Tuyên Quang nói riêng và cả nước nói chung.

Một công việc cũng rất quan trọng để cho “sản phẩm” của giáo dục và đào tạo được sử dụng, tức là có công ăn việc làm đúng với khả năng của họ, đó là trong quá trình phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Nhà trường phải chú trọng giáo dục ý thức, khả năng lao động, thực hành cho người học trong quá trình dạy học. Đồng thời làm cho người học lĩnh hội được những kiến thức mà sau này sẽ gắn trực tiếp với nghề nghiệp và cuộc sống của họ. Đặc biệt cần chú trọng đến kết quả cuối cùng ở người học là chất lượng chuyên môn, trình độ tay nghề và đạo đức. Phải làm sao cho nền giáo dục thích ứng được với nhu cầu và đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển theo kế hoạch và yêu cầu của thị trường lao động, tức là hoạt động của giáo dục và đào tạo phải hướng tới những địa chỉ sử dụng trong xã hội, tức theo nhu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực trong xã hội. Giáo dục và đào tạo cuối cùng là phải tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đủ tầm thực hiện những nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Tuyên Quang nói riêng và góp phần vào thành công của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tóm lại, để phát triển giáo dục và đào tạo - là cơ sở để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Tuyên Quang, cần phải thực hiện một cách đồng bộ tất cả các giải pháp nêu trên để tạo ra một động lực tổng hợp, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo, nhằm đưa lại một nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà chúng ta đang tiến hành trong giai đoạn hiện nay là nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất - kỹ thuật đầy đủ, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Sự nghiệp đó chỉ có thể thành công khi chúng ta có được những con người trí tuệ và năng lực sáng tạo ngày càng cao, đủ sức đáp ứng ngày một lớn trước đòi hỏi của giai đoạn đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khơi dậy nhân tố con người xã hội chủ nghĩa là khâu quan trọng hàng đầu quyết định đến kết quả của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Với tính cách là nguồn lực quyết định sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nguồn lực con người thể hiện vai trò cả ở phương diện là chủ thể lẫn phương diện là khách thể của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Là chủ thể, con người khai thác, sử dụng nguồn lực trong tự nhiên và các nguồn lực khác để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Là khách thể, con người trở thành đối tượng được khai thác triệt để cho sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời, chính con người là đối tượng được thụ hưởng những thành quả của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó.

Nhận thức được vai trò đó, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo phải tạo ra được nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó là nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi nhanh và kỹ năng lao động giỏi. Nhiệm vụ đặt ra đối với tất cả các tỉnh thành trong cả nước, để từ đó đem lại một sức mạnh tổng hợp, và tỉnh Tuyên Quang cũng không nằm ngoài sự chỉ đạo đó.

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi với địa hình phức tạp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn thấp, nền kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thấp kém và thiếu thốn, nhưng với tinh thần “xã hội học tập”, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã lãnh đạo đồng bào các dân tộc trong tỉnh quyết tâm thực hiện khẩu hiệu: “dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”.

Trong những năm vừa qua, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đã đạt được những thành tựu rất đáng mừng, tuy còn nhỏ bé nhưng có sức cổ vũ hết sức lớn lao, động viên toàn dân trong tỉnh tiếp tục phấn đấu đạt được những mục tiêu đã đề ra trong văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh và ngành giáo dục Tuyên Quang. Song bên cạnh đó, cũng còn những hạn chế chưa khắc phục được, cần có sự chỉ đạo sát sao hơn nữa của các cấp Đảng uỷ, chính quyền; cần có sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, và sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể nhân dân trong tỉnh để khắc phục những khó khăn, hoàn thành những nhiệm vụ của cấp trên giao cho, đồng thời thu thêm nhiều thắng lợi mới.

Từ những thành công và chưa thành công, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang cần có những giải pháp cụ thể và có tính khả thi cao, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm đem lại một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Hy vọng trong những năm tới, với sự cố gắng và phấn đấu, ngành giáo dục Tuyên Quang sẽ trở thành điểm sang về giáo dục không những của khu vực miền núi, mà còn của cả nước, để làm sao có thể “đi tắt, đón đầu” tiếp nhận những thành tựu khoa học, công nghệ mới, ứng dụng vào trong sản xuất, đưa mức sống của người dân lên cao cả về đời sống vật chất và tinh thần, cùng với đó là đáp ứng yêu cầu khách quan về nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá của tỉnh, tạo thêm sức mạnh cùng cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương (2004), Về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, Chỉ thị số 40 - CT/TW năm 2004.

2. Hoàng Chí Bảo (3/2003), “Ảnh hưởng của văn hoá đối với việc phát huy nguồn nhân lực”, Tạp chí Triết học, (01).

3. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Chính (2001), “Nà Hang vùng đất hiếu học”, báo Tuyên Quang, (2806).

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1996), Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên

Quang lần thứ XII.

10. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (2001), Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên

Quang lần thứ XIII.

11. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (2005), Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên

Quang lần thứ XIV.

12. Thu Hà (2001), “Ngành giáo dục tăng cường công tác thanh tra nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo”, báo Tuyên Quang, (2906).

13. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đoàn Văn Khoái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Hà Linh (2000), “Năm học đầu tiên của trường cấp 2 + 3 Đầm Hồng”,

báo Tuyên Quang, (2828).

16. C. Mác- F.Ăngghen (1996), Toàn tập, tập IV, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. C. Mác- F.Ăngghen (1996), Toàn tập, tập VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. C. Mác- F.Ăngghen (1996), Toàn tập, tập XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập V, NXB Sự thật, Hà Nội.

20. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập VII, NXB Sự thật, Hà Nội.

21. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập XI, NXB Sự thật, Hà Nội.

22. Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang (2005), Chương trình hành động

thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005 - 2010.

23. Nguyễn Văn Sơn (1997), “Xã hội hoá giáo dục - Điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, Tạp chí Nghiên cứu lý

luận, (5).

24. Phạm Văn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Tỉnh uỷ Tuyên Quang (1999), Nghị quyết số 25 - NQ/TU: Về chương trình chống tái mù chữ và phổ cập trung học cơ sở, nâng cao năng lực quản lý giáo dục và dào tạo.

26. Tỉnh uỷ Tuyên Quang (2000), Nghị quyết số 04 - NQ/TU: Về nâng cao

chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh việc thực hiện phổ cập trung học cơ sở.

27. Tỉnh uỷ Tuyên Quang (2005), Nghị quyết số 07 - NQ/TU: Hội nghị BCH

Đảng bộ tỉnh lần thứ 8 (khoá XIII), Về củng cố, phát huy thành quả phổ cập trung học cơ sở, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tién tới phổ cập bậc trung học phổ thông.

28. Tổng cục Thống kê (2005), Niên giám thống kê tình hình kinh tế - xã hội

tỉnh Tuyên Quang, NXB Thống kê, Hà Nội.

29. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (2005), NXB Lao động, Hà Nội.

30. Trung tâm Thông tin Focotech (2004), Nhân lực Việt Nam trong chiến

lược kinh tế 2001 - 2010, NXB Hà Nội.

31. Nghiêm Đình Vì (2003), “Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (11).

32. Vụ Công tác lập pháp (2002), Những nội dung mới của Luật giáo dục Việt Nam 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội.

33. Hải Yến (2000), “Trường tiểu học Mỹ Lâm thực hiện “Một hội đồng hai nhiệm vụ””, báo Tuyên Quang, (2778).

34. Tỉnh uỷ Tuyên Quang (2002) Nghị quyết số 57b – NQ/TU: Hội nghị thường vụ tỉnh uỷ kỳ 26, về công tác giáo dục và đào tạo

35. Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2005) số 13 /TB – UB: Thông báo

kết luận của UBND tỉnh tại cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tuyên quang thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)