1.2. Sự biến đổi của gia đình trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.2.2. Sự biến đổi các quan hệ trong gia đình
* Sự biến đổi quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình
Quan hệ vợ chồng là quan hệ cơ bản của gia đình. Trong quá khứ, mối quan hệ vợ chồng thể hiện sự bất bình đẳng rõ rệt. Không bao giờ vợ được bình đẳng với chồng. Vợ phải có nghĩa vụ chăm sóc chồng con, thu vén công việc gia đình. Người vợ không có quyền quyết định những việc lớn trong gia đình mà chủ yếu là tuân theo những quyết định của chồng, phục tùng chồng dù mình có muốn hay không, vợ phải có nghĩa vụ sinh con cho chồng để nối dõi tông đường. Còn chồng có quyền sai khiến, yêu cầu vợ thực hiện, người chồng chỉ phải lo kinh tế gia đình, còn công việc nội trợ do người vợ đảm nhiệm. Người chồng có toàn quyền quyết định mọi việc trong gia đình.
Trong xã hội truyền thống, chỉ có mô hình người đàn ông là người làm chủ gia đình. Hiện nay, mô hình người chủ gia đình khá đa dạng: ngoài mô hình người đàn ông làm chủ gia đình còn có mô hình người phụ nữ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng đều là chủ gia đình. Trong đó mô hình cả hai vợ chồng đều là chủ gia đình ngày càng được nhiều người ủng hộ, thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Cơ sở hình thành mô hình này là sự tương đồng về trình độ và các mặt khác giữa người vợ và người chồng, ngoài ra là nhận thức tiến bộ của người chồng
về vai trò của phụ nữ. Khi đóng góp thu nhập và công sức của phụ nữ cho gia đình ngày càng tăng lên thi vai trò trụ cột kinh tế của người đàn ông suy giảm và đó là lý do để người phụ nữ cùng làm gia đình. Mặt khác, bản thân nhiều nam giới cũng không còn muốn một mình chịu trách nhiệm về mọi gánh nặng trong gia đình. Họ thấy được lợi ích của việc chia sẻ trách nhiệm vè sẽ có nhiều khả năng thành công trong công việc hơn và khi thất bại thì không có việc quy trách nhiệm riêng cho một người để rồi dẫn đến mâu thuẫn gia đình. Chính vì vậy, nhiều nam giới thực sự muốn chia sẻ vai trò người chủ gia đình với người vợ và áp lực phải đóng vai trò người chủ gia đình của nm giới dường như đã giảm đi đáng kể.
Quyền bình đẳng vợ chồng còn thể hiện ở quyền quyết định cuối cùng đối với công việc gia đình. Số liệu Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 cho thấy, có công việc người vợ quyết định chính; có công việc người chống quyết định chính; có công việc cả hai vợ chồng cùng quyết định.
Bảng 3: Người quyết định cuối cùng các công việc gia đình đối với cặp vợ chồng từ 28-60 tuổi (%) đối với cặp vợ chồng từ 28-60 tuổi (%)
Công việc Vợ Chồng Vợ và chồng
Sản xuất kinh doanh 23,8 49,2 20,2
Chi tiêu hàng ngày 80,2 7,8 6,1
Mua bán/ xây/sửa nhà ở 12,1 46,5 31,5 Mua đồ đạc đắt tiền 16,7 39,0 35,5 Vay vốn 20,5 44,6 27,0 Sử dụng vốn vay 17,7 32,1 41,9 Tổ chức giỗ tết 31,5 22,1 36,6 Tổ chức ma chay/cưới hỏi 16,9 22,3 43,3 Nguồn:[7, tr. ]
Xét về tính chất công việc, có thể thấy người vợ là người quyết định chính những công việc nhỏ hàng ngày, liên quan đến các khoản tài chính nhỏ. Còn người chồng là người quyết định những công việc quan trọng hơn và có liên quan đến những khoản tài chính lớn hơn. Tính đa dạng của mô hình quyền quyết định trong gia đình phản ánh tính đa dạng của mô hình người chủ gia đình. Có thể nói sự thay đổi mô hình quyết định trong gia đình là kết quả tất yếu của việc thay đổi mô hình người chủ gia đình. Sự xuất hiện ngày càng nhiều cấu trúc gia đình quy mô nhỏ, ít con, ít thế hệ; sự phát triển củ kinh tế thị trường đòi hỏi tính năng động sáng tạo của các thành viên gia đình trong việc tạo ra của cải nhằm đạt đến một cuộc sống tốt đẹp hơn về vật chất và tinh thần; tác động của luật pháp, chính sách, v.v. là những nhân tố quan trọng làm thay đổi các gia đình, chuẩn mực gia đình truyền thống, trong đó có khuôn mẫu về người chủ và người có quyền quyết định trong gia đình.
Trong nhiều gia đình, đặc biệt là ở thành phố và ở các cặp vợ chồng trẻ, đang có nhiều thay đổi trong quan hệ vợ chồng từ cách đối xử, phân công lao động đến giải quyết các công việc gia đình. Nguyên nhân, một phần, do sự độc lập về kinh tế của người vợ (họ đi làm hay kinh doanh có thu nhập cao), một phần do trình độ văn hóa, nhận thức được tăng lên. Cùng với quá trình mở rộng sinh hoạt dân chủ ngoài xã hội, nhiều người chồng có sự thông cảm với việc mang thai, sinh con, nuôi con. Họ tôn trọng ý kiến vợ trong việc kế hoạch hóa gia đình và sẵn sàng chia sẻ với vợ những công việc nội trợ gia đình. Đáng quý là có những người chồng chú ý chăm lo đến bước tiến bộ của vợ mình trong công việc, học hành, tham dự các hoạt động xã hội, cũng như nghỉ ngơi, hưởng thụ văn hóa. Cách đối xử bình đẳng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ chồng là điều quan trọng để củng cố độ bền vững, êm ấm, hòa thuận trong gia đình và là nền tảng cho việc giáo dục con cái. Mối quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng, giữa người cha và người mẹ
trong gia đình có ý nghĩa lớn với con cái, tạo cho chúng những quan niệm đúng đắn về việc tôn trọng quyền con người, sự bình đẳng giữa các thành viên. Vì vậy, mối quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng là nền tảng cho mọi mối quan hệ tốt đẹp khác của gia đình. Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, yêu thương đùm bọc, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển là nét đẹp trong đời sống gia đình Việt Nam hiện nay. Đó cũng là yếu tố khởi đầu, đặt cơ sở cho việc tôn trọng quyền tự do cá nhân và nhân cách con người, tạo điều kiện tháo gỡ mâu thuẫn giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa những người già và người trẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tiến bộ, vẫn còn nhiều hiện tượng đối xử không bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình. Đặc biệt ở nông thôn, thường nam giới là chủ hộ, họ nắm quyền quyết định mọi công việc quan trọng của gia đình, từ việc sản xuất đến quản lý tài sản, chi tiêu, định hướng học tập, chọn nghề cho con cái. Còn đối với công việc nội trợ, chăm sóc con cái, thì người phụ nữ thường phải đảm nhiệm phần lớn công việc. Sự phân công đó dường như dựa vào chức năng tự nhiên của phụ nữ là phải sinh đẻ, nuôi con thơ, nhưng lại không tính đến sự đảm đương trách nhiệm lao động sản xuất, nuôi sống gia đình hết sức nặng nề của phụ nữ, không kém gì người đàn ông trong gia đình. Cách phân công đó gắn với việc xác định vị trí, quyền lực của người cha theo gia đình truyền thống, nữ chỉ làm việc nhà, nam gánh vác việc xã hội.
* Sự biến đổi quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Quan hệ giữa bố mẹ và con cái là quan hệ tình cảm mật thiế t. Ngay từ nhỏ, mối quan hệ này là khuôn khổ cần thiết cho sự phát triển của trẻ, làm cho sự trưởng thành sinh học của nó và những mối liên hệ của nó phù hợp với môi trường. Sự phụ thuộc về vật chất và mật thiết tình cảm tạo ra sự kết dính mạnh mẽ giữa con cái và cha mẹ. Vì thế đối với trẻ, gia đình là đại diện cho thế giới thu nhỏ. Sự cảm nhận về thế
giới, về xã hội và chính bản thân trẻ thơ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ, hành vi, niềm tin của bố mẹ. Thông qua các thông tin có lời và không lời, cha mẹ đã truyền đạt cho con cái những giá trị, niềm tin, thái độ và cả những tri thức về thế giới xung quanh.
Cha mẹ là nơi con người sinh ra, bắt đầu một cuộc đời, bắt đầu sự nhận biết và trong suốt cuộc đời cho đến khi kết thúc; là cội nguồn của tình cảm, điểm tựa của sự bình yên. Văn hóa con người bắt đầu từ văn hóa gia đình. Quá trình xã hội hóa của một người từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời bắt đầu từ gia đình có ảnh hưởng quyết định tới những thái độ và hành vi khi đã lớn. Một trong những khía cạnh thể hiện bản chất của mối quan hệ này là chức năng xã hội hóa của bố mẹ đối với con cái. Vai trò xã hội mà mỗi cá nhân có trách nhiệm đóng góp đều được chuẩn bị từ cha mẹ.
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình, một mặt, vẫn giữ được những giá trị truyền thống, nhưng mặt khác, cũng đã có nhiều nét khác biệt. Đó là con cái luôn luôn yêu quý và kính trọng cha mẹ nhưng con cái cũng có sự độc lập nhất định, luôn luôn có ý kiến riêng của mình và bố mẹ vừa thương yêu, quan tâm giúp đỡ con cái vừa tôn trọng sự độc lập của con cái. Rõ ràng, quan hệ phụ thuộc một chiều trên dưới giữa cha mẹ và con cái trong gia đình truyền thống không còn phù hợp nhưng cũng không vì thế mà con cái không coi trọng ý kiến của cha mẹ.
Môi trường giáo dục gia đình khác với các môi trường giáo dục xã hội khác, bởi đó là sự kết hợp hài hòa của hai quá trình nuôi và dạy. Không chỉ chăm lo, nuôi dưỡng về mặt thể chất, các bậc cha mẹ muốn thông qua hoạt động nuôi con còn chuyển tải cả nội dung và phương pháp giáo dục con cái, tức là chăm sóc và nuôi dưỡng về mặt tinh thần cho đứa trẻ, giúp trẻ phát triển đầy đủ và toàn diện. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý, có 88,5% ý kiến người được hỏi cho rằng cần phải dạy dỗ lòng hiếu thảo cho con cháu và 94,6% cho rằng họ được hấp thu lòng hiếu
thảo từ gia đình qua ông bà, cha mẹ [20, tr. 275]. Thực tế truyền dạy sự hiếu thảo cho con cái ở các gia đình giàu có cao hơn các gia đình nghèo: 92,6% ở các gia đình giàu so với 88,4% khá giả và 82,1% ở gia đình đủ ăn. Điều đó cho thấy, kinh tế thị trường càng phát triển, đời sống càng được nâng cao thì việc giáo dục lòng hiếu thảo càng trở nên hiệu quả.
Bên cạnh đó, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, mối quan hệ đó còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Sự phát triển kinh tế hộ gia đình, trong đó vốn, kỹ thuật, đầu vào và đầu ra do gia đình phải lo toan. Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, nó đã thu hút mọi tâm sức, đặc biệt là bố mẹ cho việc sản xuất, kinh doanh. Nhiều gia đình công nhân viên chức, ngoài thời gian làm việc ở cơ quan, xí nghiệp họ phải làm thêm để tăng thu nhập. Trong điều kiện đó, thời gian cha mẹ giành cho con cái quá ít. Đặc biệt, ở những gia đình kinh doanh, họ phải chạy theo cơ chế thị trường, do đó nhịp độ sinh hoạt của họ luôn biến động, ảnh hưởng đến quan hệ giao tiếp giữa các thành viên. Hiện nay, do chi phối của nền kinh tế thị trường, không ít gia đình, cha mẹ và con cái hiếm có thời gian gần gũi nhau, mọi sinh hoạt của gia đình đều bị đảo lộn, ít có thời gian quan tâm lẫn nhau. Có những gia đình giao việc chăm sóc, dạy dỗ con cái cho người giúp việc, sinh hoạt trong gia đình chủ yếu được thực hiện bởi các dịch vụ. Có những bậc cha mẹ kiếm tiền bằng nhiều cách, kể cả bằng con đường làm ăn phi pháp đã trở thành những tấm gương xấu cho con cái. Từ đó, con cái không còn tôn trọng bố mẹ, nhiều đứa con chán nản, thất vọng, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, rơi vào con đường phạm tội. Cá biệt, trong xã hội, còn có hiện tượng con cái vô lễ, bạc đãi với bố mẹ, coi thường đạo nghĩa anh em. Những hiện tượng như vậy, trước đây mang tính cá biệt, bị xã hội lên án kịch liệt. Ngày nay, mang tính khá phổ biến và hiệu quả.
Theo kết quả điều tra ở Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên năm 2010, có tới 89,3% các bậc cha mẹ cho rằng việc giáo dục đạo đức cho trẻ em
của cha mẹ là rất quan trọng, 9,5% các bậc cha mẹ cho rằng quan trọng [40, tr. 79]. Như vậy, hầu hết những người được hỏi trong cuộc điều tra đều cho rằng việc giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình là quan trọng. Điều này cho thấy đạo làm người vẫn có vị trí quan trọng trong nội dung giáo dục của gia đình. Bên cạnh đó, phần lớn các bậc cha mẹ đều cho rằng để giáo dục tốt cho con cái cần có sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội: có 88,8% những người được hỏi cho rằng, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội, 6,5% cho rằng đó là trách nhiệm của gia đình và 4,5% việc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà trường và 0,5% cho rằng là trách nhiệm của xã hội [40, tr. 82].
Như vậy, kinh tế thị trường đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống gia đình. Nó làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người cao hơn tạo điều kiện thuận lợi cho con cái phụng dưỡng cha mẹ tốt hơn và cha mẹ chăm sóc giáo dục con cái tốt hơn. Đặc biệt nó giải phóng cá nhân, tạo ra sự bình đẳng và dân chủ trong gia đình. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh không ít những khó khăn trong quan hệ sinh hoạt, ứng xử giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên của gia đình.
* Sự biến đổi quan hệ giữa ông bà và con cháu
Mặc dù gia đình hạt nhân chiếm ưu thế, nhưng gia đình mở rộng vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Do những hoàn cảnh hết sức khác nhau, người cao tuổi thường sống chung với con cháu. Với sự thoải mái về tinh thần và đầy đủ về vật chất mà việc nhiều thế hệ sống hoà thuận trong một gia đình đã trở thành niềm hạnh phúc đối với người cao tuổi Việt Nam.
Việc sống chung cùng con cháu đã phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa các thế hệ trong cùng một gia đình, đặc biệt, người cao tuổi nhận được sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần từ phía con cháu. Ngược lại, nếu họ còn sức khỏe thì họ còn giúp đỡ con cái nhiều công việc hữu ích góp phần nâng cao thu nhập chung của gia đình, giúp cho con cháu giải quyết một phần khó khăn. Mối quan hệ trực tiếp và thường xuyên
giữa các thế hệ đã làm cho người cao tuổi tăng thêm sự tự tin và củng cố tình cảm của gia đình. Theo một số khảo sát, người già có vai trò quan trọng trong đời sống gia đình. Họ thực sự góp phần tích cực vào việc hỗ trợ con cái trong công việc gia đình và chăm sóc, dạy bảo các cháu nhỏ, xây dựng nhân cách cho thế hệ tương lai. Như thế, ông bà hay cha mẹ già vào thời điểm hiện nay sống chung với con cháu là giải pháp có nhiều ưu điểm.
Khi bước vào kinh tế thị trường, quan hệ giữa ông bà và con cháu đã có một sự biến đổi khá toàn diện, nhìn chung mang tính tích cực. Ngày nay, do nền kinh tế phát triển, đời sống của các gia đình được nâng cao nên có điều kiện chăm sóc thế hệ già một cách chu đáo cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, người cao tuổi còn được con cái chăm sóc