2.2. Thực trạng biến đổi của gia đìn hở tỉnh Hưng Yên trong kinh tế thị trường
2.2.4. Biến đổi về chức năng của gia đình
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù với những chức năng cơ bản như: Chức năng tái sản xuất ra con người nhằm duy trì nòi giống; chức năng kinh tế; chức năng giáo dục; chức năng tâm lý. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, ở mỗi gia đình đang có sự phục hồi đặc biệt của chức năng kinh tế vốn bị lu mờ trong thời kỳ bao cấp.
* Sự biến đổi chức năng kinh tế
Mỗi gia đình vẫn là một đơn vị kinh tế, là một xã hội thu nhỏ bao gồm cả quá trình thu nhập và chi tiêu. Mọi thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ lao động để tạo ra nguồn thu nhập. Hiện nay, kinh tế hộ gia đình vẫn đã và đang là một thành phần quan trọng trong việc đóng góp vào nền kinh tế của tỉnh, bên cạnh những thành phần kinh tế khác. Chức năng kinh tế của gia đình thể hiện rõ nét với ý nghĩa gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ về điều hành sản xuất và phân phối sản phẩm làm ra, tự hoạch toán lỗ lãi, tự nghiên cứu thị trường để điều chỉnh sản xuất kinh doanh. Một số gia đình làm công ăn lương trong các xí nghiệp, công ty trong và ngoài quốc doanh thì không phải là một đơn vị tự chủ về kinh tế và chức năng kinh tế còn thể hiện ở việc tiêu thụ sản phẩm xã hội để thoả mãn nhu cầu của các thành viên. Trong những năm qua, do điều kiện kinh tế trong nước và khu vực còn nhiều khó khăn, song với sự nỗ lực cố gắng của tỉnh nên thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh không ngừng tăng lên, từ đó, giúp các gia đình nâng cao mức sống của gia đình.
Bảng 10: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn ở Hưng Yên
ĐVT: Nghìn đồng
Khu vực 2006 2008 2010 2011 2012 2013 Thành thị 704 989 1.536 1.910 2.157 2.600
Nông thôn 537 815 1.141 1.512 1.713 1.896
Nguồn: [12, tr. 288]
Qua bảng số liệu trên cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên, khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng xa hơn, điều đó cho thấy sự bất bình đẳng về thu nhập giữa nông thôn và thành thị dưới tác động của kinh tế thị trường ngày càng tăng lên. Thu nhập tăng lên nên mức sống của các hộ gia đình cũng tăng, đó là điều kiện để họ quan tâm nhiều hơn đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
Bảng 11: Tổng chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng phân theo thành thị, nông thôn ở Hưng Yên
ĐVT: Nghìn đồng
Năm/Khu vực Tổng chi tiêu Chi tiêu đời sống
Chi khác tính vào chi tiêu
Năm 2008 Thành thị 665 616 49 Nông thôn 601 532 69 Năm 2010 Thành thị 1.218 1.141 77 Nông thôn 935 858 77 Năm 2012 Thành thị 1.811 1.685 126 Nông thôn 1.425 1.327 98 Nguồn: [12, tr. 290]
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng phân theo thành thị, nông thôn ở Hưng Yên gia tăng nhanh qua các năm, trong đó chủ yếu là chi tiêu cho đời sống. Chính những thành tựu trong
phát triển kinh tế, trong đó thu nhập bình quân đấu người, chi tiêu của người dân trong tỉnh Hưng yên tăng đều qua các năm. Đó là nguyên nhân làm cho tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh ngày càng giảm, cụ thể năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 11,5%, năm 2008 là 10,3, năm 2012 là 7,7%, năm 2013 là 6,2% [12, tr. 289-290].
* Sự biến đổi chức năng tái sản xuất ra con người
Chức năng tái sản xuất ra con người của gia đình trong điều kiện hiện nay của tỉnh Hưng Yên gắn với yêu cầu giảm tỷ lệ sinh. Sinh đẻ có kế hoạch và thực hiện kế hoạch hoá gia đình không chỉ là việc riêng của từng gia đình mà là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, tỷ suất sinh của tỉnh Hưng Yên tương đối ổn định, năm 2005, là 2,32 con/phụ nữ; năm 2009, giảm còn 2,11 con/phụ nữ, năm 2010, tăng lên 2,13 con/phụ nữ; năm 2012, giảm còn 2,10 con/phụ nữ [48, tr. 86]. Sau nhiều năm thực hiện Pháp lệnh Dân số, công tác Dân số - kế hoạch hoá gia đình của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: Đa số người dân được phổ biến đã nhận biết được những quy định cơ bản của Pháp lệnh Dân số, 100% đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức đều nắm được những quy định cơ bản về Pháp lệnh dân số và các văn bản pháp luật liên quan; tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai tăng từ 78% (năm 2002) lên 84% (năm 2012); Tỷ lệ phát triển dân số giảm và duy trì ở mức dưới 1,0%; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên duy trì ở mức 8,4% - 8,5% trong các năm từ 2002 đến 2010. Giai đoạn này, Hưng Yên đã đạt mức sinh thay thế (trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có 1 hoặc 2 con) [13]. Tuy nhiên, công tác Dân số - kế hoạch hoá gia đình của tỉnh cũng gặp phải một số khó khăn, số cặp vợ chồng sinh con thứ ba của tỉnh mặc dù có xu hướng giảm dần tuy vẫn còn khá cao.
Bảng 12: Số cặp vợ chồng sinh con thứ ba ở tỉnh Hưng Yên ĐVT: Cặp ĐVT: Cặp Khu vực 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số 1.607 1.681 1.779 3.463 1.492 1.155 TP Hưng Yên 66 63 97 124 53 27 Văn Lâm 126 126 227 342 161 116 Văn Giang 117 127 165 303 169 116 Yên Mỹ 358 316 238 285 226 134 Mỹ Hào 154 146 132 305 140 154 Ân Thi 206 222 197 316 155 137 Khoái Châu 124 127 252 654 236 216 Kim Động 208 195 197 422 135 80 Phù Cừ 159 222 118 270 92 72 Tiên Lữ 89 137 156 442 125 103 Nguồn: [11, tr. ]
Qua bảng số liệu trên cho thấy, năm 2009 số cặp vợ chồng sinh con thứ ba trong tỉnh tăng đột biến, có tới 3.463 cặp, trong đó huyện Khoái Châu tăng cao nhất với 654 cặp sinh con thứ ba. Điều đáng lo ngại là có nhiều cán bộ, đảng viên, công chức vi phạm (năm 2011, toàn tỉnh có 26 trường hợp cán bộ, đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì năm 2012, con số này tăng lên 59 trường hợp). Tỷ số giới tính khi sinh mặc dù đã giảm từ 131/100 (cao nhất cả nước theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009) xuống còn 119/100 (năm 2012) song Hưng Yên vẫn nằm trong danh sách 10 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính cao nhất. Nguyên nhân của tình trạng trên là do tâm lý ưa thích con trai và muốn đông con nhiều cháu vẫn còn tồn tại ở một bộ phận dân cư đặc biệt là quan niệm bố mẹ già cần sự chăm sóc của con trai đã là một thực tế phổ biến ở Việt Nam, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tỷ suất sinh, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam nói chung và của Hưng Yên nói riêng. Nhiều địa phương, đơn vị không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chính sách dân số, đầu tư nguồn lực cho công tác dân số còn hạn chế, v.v..
* Sự biến đổi chức năng giáo dục của gia đình
Việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là nhiệm vụ rất quan trọng của gia đình và xã hội. Trong khi đó, những biến động về các mặt kinh tế - xã hội cùng với lối sống công nghiệp khiến các thành viên trong gia đình ngày càng có ít thời gian bên nhau. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến các mối quan hệ trong gia đình đang có xu hướng lỏng lẻo hơn. Khi được hỏi về việc giáo dục, quản lý con cái, đa số các gia đình đều cho rằng, hiện nay giáo dục và quản lý con cái rất khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động của môi trường xã hội đến con cái.
Bảng 13: Đánh giá về mức độ quản lý, giáo dục con cái trong giai đoạn hiện nay
ĐVT: % STT Khu vực Rất khó khăn Khó khăn Bình thường Không khó khăn 1 Phường Lam Sơn 8.0 73.5 12.0 6.5 2 Xã Đình Cao 4.5 64.5 19.0 12.0 3 Chung 6.25 69.0 10.5 9.25
Nguồn: Số liệu điều tra ở Hưng Yên năm 2013
Qua bảng số liệu trên cho thấy, các gia đình ở thành thị gặp nhiều khó khăn hơn trong việc quản lý và giáo dục con cái, cụ thể, có 8.0% gia đình trả lời gặp rất nhiều khó khăn, 73.5% gặp khó khăn trong giáo dục con cái và chỉ có 6.5% không gặp khó khăn trong việc quản lý và giáo dục con cái, trong khi đó ở nông thôn mức độ khó khăn trong quản lý và giáo dục con cái giảm hơn, tương ứng là 4.5% và 64.5% và không khó khăn trong giáo dục con cái là 12.0%. Điều này cho thấy, ở nông thôn những tệ nạn xã hội xâm nhập vào giới trẻ hạn chế hơn và phần lớn con cái được sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ nhiều hơn so với thành thị.
Thực tế cho thấy, ở nhiều gia đình, vai trò của cha mẹ đang có biểu hiện suy giảm vì những lo toan thái quá trong làm kinh tế mà ít chú ý đến việc
giáo dục nhân cách cho con cái. Theo Công an tỉnh Hưng Yên, số người nghiện ma túy có độ tuổi từ 16 đến dưới 25 tuổi tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2008 có 103 người nghiện, năm 2009 có 34 người, năm 2010 có 90 người, năm 2011 có 114 người, năm 2012 có 121 người và đến năm 2013 đã tăng lên 159 người [12, tr. 295]. Theo Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên, năm 2013, có 649 số vụ án đã được kết án, có 1393 người phạm tội bị kết án, điều đáng lưu ý, trong đó có 25 người bị kết án có độ tuổi từ 16 tuổi đến dưới 25 tuổi [12, tr. 298]. Nguyên nhân là do lứa tuổi vị thành niên đang có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, muốn khẳng định mình, dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo của các đối tượng xấu. Nhiều em bị ảnh hưởng tâm lý từ các loại phim, ảnh bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy, v.v. trên mạng Internet và ngoài xã hội. Đặc biệt là, nhiều bậc phụ huynh không chú ý đến sự phát triển tâm sinh lý của con cái, nuông chiều, không quan tâm, dạy bảo mà mải lo công việc, tranh thủ kiếm tiền. Một số trẻ em phải sống trong hoàn cảnh mồ côi bố hoặc mẹ, cha mẹ bất hòa, ly thân, ly hôn, v.v. dẫn đến sự thiếu hụt về mặt tình cảm, sự phát triển lệch lạc.
Giáo dục gia đình là cơ sở để tạo nên một trong những hệ giá trị truyền thống quý báu của người Việt, đó là sự ham mê kiến thức, sự cần mẫn chăm chỉ trong học tập, cái giá trị đã trở thành động lực khiến cho tất cả các bậc làm cha làm mẹ dù nghèo đói đến đâu, dù có phải vất vả như thế nào cũng phải cố cho con đi học, học để nên người và đó cũng chính là con đường để thoát nghèo và làm giàu cho bản thân, cho gia đình và xã hội.
* Sự biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm
Thoả mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên gia đình là một chức năng quan trọng, không thể thiếu của gia đình. Một gia đình hoà thuận, êm ấm, hạnh phúc, biết kính trên nhường dưới, phụng dưỡng cha mẹ... là cái nôi thân yêu che chở cho mỗi người. Trong xã hội hiện đại, con người thường bị dồn nén dễ dẫn đến sự căng thẳng thì gia đình là nơi giải toả và văn hoá gia đình là biện pháp tốt nhất đem lại sự thanh thản cho mỗi người. Gia đình là tổ
ấm, để cho cái tổ ấy ngày càng ấm lên thì trước hết mọi thành viên trong gia đình cần phải có sự tôn trọng lẫn nhau, bảo vệ, thương yêu nhau cùng giúp nhau tiến bộ. Mọi vấn đề cần thiết đều phải được dân chủ bàn bạc (dân chủ trước hết là dân chủ trong mỗi gia đình), tôn trọng sự lựa chọn riêng của từng thành viên. Trong thời đại ngày nay, đầu óc gia trưởng, sự áp đặt của người lớn với con trẻ đã không còn tỏ ra có hiệu lực và hiệu quả, nó cũng đang dần dần mất đi. Hơn lúc nào hết gia đình hiện nay cần phải được giữ gìn, củng cố và phát triển cho phù hợp với sự phát triển của thời đại. Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay nhu cầu được hưởng hạnh phúc của cá nhân trong gia đình là chính đáng và cấp bách do đó gia đình phải là nơi mỗi cá nhân tìm thấy sự cân bằng trong đời sống tâm lý, tình cảm, và chỉ khi cá nhân cảm thấy gia đình là tổ ấm thì khi ấy mới có hạnh phúc gia đình thực sự. Những tác động của nền kinh tế thị trường và giao lưu quốc tế đã có những tác động không nhỏ đến các thành viên trong gia đình vì thế hơn bao giờ hết gia đình ở tỉnh Hưng Yên cần được xây dựng ngày một êm ấm hơn, bền vững hơn là tổ ấm là chỗ dựa tin cậy của mỗi thành viên.
Sự gắn bó của các thành viên trong gia đình luôn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nó không phải chỉ đơn thuần là những yếu tố vật chất mà còn là những yếu tố phi vật chất, những giá trị tinh thần, tình cảm, đạo đức vốn không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của gia đình. Thực tế cho thấy, vượt lên trên hết, những yếu tố về mặt tình cảm, sự yêu thương gắn bó giữa các thành viên trong gia đình vẫn là cơ sở quan trọng nhất đối với sự tồn tại của các quan hệ gia đình. Nhiều mâu thuẫn, bất đồng của gia đình được nảy sinh từ những thay đổi trong quan niệm sống hay từ những lý do kinh tế nhưng chính tình cảm, sự yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, sự nhường nhịn, hoà thuận trong mối quan hệ gia đình đã giúp các thành viên vượt qua được những khó khăn, trở ngại để tiếp tục tồn tại và gắn bó với nhau hơn. Do đó, việc đánh giá các mối quan hệ trong gia đình giúp chúng ta nhận diện được thực trạng gia đình, nhận diện được sự thay đổi của gia đình và các giá trị đạo đức của gia đình truyền thống Việt nam.
Thực hiện nghị quyết của Đảng về xây dựng gia đình, từ nhiều năm nay tỉnh Hưng Yên đã triển khai công tác xây dựng gia đình văn hoá và khẳng định trách nhiệm của gia đình trong việc kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức của gia đình truyền thống. Đây là một vấn đề trọng điểm của việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung và gia đình văn hoá nói riêng. Hưng Yên là một trong những tỉnh quan tâm đặc biệt đến vấn đề gia đình do đó tỉnh tích cực đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hoá nên đã thu được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể: Từ 6 gia đình văn hoá đầu tiên ở thôn Ngọc Tỉnh, cái "nôi" của phong trào xây dựng gia đình văn hoá của cả nước, đến năm 1997, cả tỉnh có 115.000 gia đình văn hoá (chiếm tỷ lệ 42,5% tổng số hộ gia đình của toàn tỉnh). Năm 2003 có 148.000 gia đình văn hoá (chiếm 72%). Năm 2007, có hơn 220.000 gia đình văn hóa (chiếm 81%) và đến năm 2012 có hơn 245.200 gia đình văn hóa (86%), 47.269 gia đình được công nhận danh hiệu " ng bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền", 35.978 gia đình hiếu học, trong đó có 8.172 gia đình hiếu học xuất sắc; có 2.069 dòng họ hiếu học, trong đó có 483 dòng họ hiếu học xuất sắc. Điển hình như các khu dân cư: Liêu Thượng (xã Liêu Xá, Yên Mỹ), Tứ Mỹ (xã Phùng Chí Kiên, Mỹ Hào), Thiết Trụ (xã Bình Minh, Khoái Châu), v.v.. Nhiều huyện có tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa cao hơn mức