1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
6. Kết cấu luận văn
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quảcho vay cho vay kháchhàng cá nhân của
1.3.2. Các yếu khách quan
Thứ nhất: Môi trường kinh tế.
Khi nền kinh tế trong trạng thái hƣng thịnh, thu nhập của ngƣời dân tăng cao và ổn định, mức sống đƣợc cải thiện vì vậy mà nhu cầu tiêu dùng, mở rộng sản xuất
kinh doanh tăng, hoạt động của các NHTM cũng trong xu hƣớng diễn ra mạnh mẽ, khi đó nhu cầu vay tiền của KHCN gia tăng, cùng với đó là sự gia tăng cạnh tranh giữa các NHTM.
Khi nền kinh tế suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân cũng giảm sút do sự lo ngại về triển vọng thu nhập giảm sút của ngƣời dân trong tƣơng lai, do đó ảnh hƣởng tiêu cực tới hoạt động cho vay KHCN, các NHTM khó có thể tiến hành mở rộng hoạt động trong giai đoạn này.
Hai yếu tố lạm phát và lãi suất là hai nhân tố tác động trực tiếp đến việc mở rộng cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng. Bởi khi lãi suất tăng cao tức chi phí của việc vay vốn trở nên đắt hơn, các khách hàng sẽ cân nhắc việc vay vốn của ngân hàng và làm cho hoạt động cho vay KHCN bị ảnh hƣởng tiêu cực. Khi nền kinh tế có mức lạm phát cao hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, chi phí sinh hoạt tiêu dùng cao hơn, thu nhập thực tế của dân cƣ giảm dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng bị thu hẹp, tác động tiêu cực đến hoạt động cho vay KHCN.
Thứ hai: môi trường văn hóa xã hội.
Môi trƣờng văn hóa xã hội cũng là một nhân tố có ảnh hƣởng không nhỏ tới việc mở rộng cho vay KHCN của câc NHTM. Các yếu tố thuộc về văn hóa xã hội nhƣ thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán của từng vùng miền đều có thể tác động tới hoạt động cho vay KHCN. Nếu nhƣ trình độ dân trí còn chƣa cao, ngƣời dân chƣa hiểu hêt về các tiện ích của sản phẩm cho vay KHCN, hơn nữa họ có tâm lý ăn chắc mặc bền, sợ phải mang gánh nặng nợ nần thì họ rất khó có thể đƣa ra quyết định đến vay vốn của ngân hàng để tiêu dùng mà thƣờng lo tiết kiệm đến khi có đủ tiền thì mới tiêu dùng. Đây sẽ là một trở ngại cho hoạt động cho vay KHCN. Ngƣợc lại, tại những nơi mà dân trí phát triển hơn, họ sẽ có cái nhìn khác về nguồn vốn đi vay, ngƣời dân có suy nghĩ thoáng và luôn muốn đƣợc hƣởng thụ một cách tốt nhất các dịch vụ thì họ có thể sẵn sàng đến ngân hàng xin vay vốn để phục vụ cho nhu cầu của mình rồi sau đó làm việc trả nợ. Ở những nơi nhƣ vậy hoạt động cho vay KHCN của các ngân hàng sẽ có cơ hội phát triển. Thông thƣờng ở thành thị
nhu cầu tiêu dùng thƣờng cao hơn khu vực nông thôn do đó mà nhu cầu vay tiêu dùng cũng lớn hơn.
Thứ ba: Môi trường pháp lý.
Trong môi trƣờng pháp lý chặt chẽ, động bộ, bảo vệ đƣợc quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia, hoạt động cho vay KHCN cũng mạnh dạn và dễ dàng hơn. Ngƣợc lại trong môi trƣờng pháp lý không rõ rang, chặt chẽ và đồng bộ, quyền lợi của ngƣời đi vay và ngƣời cho vay không đƣợc bảo vệ thảo đáng. Hơn nữa, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng, gây nên những thiệt hại về quyền lợi cho ngân hàng hoặc khách hàng. Điều này sẽ cản trở sự phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay KHCN nói riêng.
Thứ tư: Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tài chính.
Cạnh tranh làm cho thị trƣờng cho vay KHCN bị chia nhỏ cho nhiều ngân hàng dẫn đến khó khăn cho việc mở rộng cho vay KHCN ở mỗi NHTM.
Thứ năm: Các yếu tố từ phía khách hàng vay vốn.
Đây là yếu tố quyết định đến việc cho vay của NHTM. Các NHTM quyết định cho vay hay không chủ yếu phụ thuộc vào từng đặc điểm của khách hàng vay vốn. Khi thẩm định và xét duyệt cho vay các NHTM thƣờng xem xét đến các yếu tố sau từ mỗi khách hàng: uy tín, vốn, năng lực, tài sản thế chấp. Đảm bảo đáp ứng điều kiện vay và chi trả gốc lãi cho ngân hàng. Nếu không đảm đƣợc các yếu tố trên thì xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu, ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng và nguồn vốn của Ngân hàng.
1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân và bài học cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân- Chi nhánh Bắc Giang
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của một số ngân hàng thương mại
1.4.1.1 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)- CN Bắc Giang
Vietcombank chi nhánh Bắc Giang có trụ sở Đƣờng Hoàng Văn Thụ, Phƣờng Dĩnh Kế, Thành Phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang. Dù khởi điểm là một ngân hàng
bán buôn, với cơ cấu tín dụng tập trung mạnh ở các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp Nhà nƣớc, Vietcombank đang ngày càng vƣơn lên mạnh mẽ ở hoạt động KHCN và cho thấy những hiệu quả ấn tƣợng. Mục tiêu của Vietcombank đến năm 2020 là đƣa tỷ trọng dƣ nợ cho vay KHCN lên 50% từ mức 37.3% hiện tại, trong đó 80% hƣớng đến KHCN phục vụ các nhu cầu nhƣ mua, sửa chữa nhà ở, mua ô tô hay tiêu dùng qua thẻ tín dụng.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN, Vietcombank cũng tập trung vào xử lý nợ xấu bằng cách:
- Quy trách nhiệm cho nhân viên phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, chia phòng tín dụng khối KHCN thành các tổ nhóm phân tích tín dụng, theo dõi khách hàng vay, đôn đốc khách hàng trả nợ, thu hồi nợ…
- Tăng cƣờng cho vay không có tài sản đảm bảo bằng cách hoàn thiện cho vay khối khách hàng cá nhân không có tài sản đảm bảo đối với cán bộ công nhân viên của các Doanh nghiệp trên địa bàn; hoàn thiện và đƣa phƣơng thức cho vay thấu chi tiêu dùng vào hoạt động.
- Hoàn thiện quy trình cho vay và đánh giá khách hàng bằng cách giảm thời gian thẩm định hồ sơ vay, tăng cƣờng kiểm tra sau khi giải ngân, đánh giá cho điểm khách hàng chặt chẽ hơn.
- Ngoài ra chi nhánh còn tăng cƣờng các hoạt động marketing đối với cho vay KHCN, tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động cho vay khối khách hàng cá nhân, hiện đại hóa cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng…
1.4.1.2. Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- chi nhánh Bắc Giang
Vietinbank chi nhánh Bắc Giang nằm tại đƣờng Nguyễn Văn Cừ, phƣờng Ngô Quyền, TP Bắc Giang, là chi nhánh lớn nhất, có hiệu quả kinh doanh lớn nhất của Vietinbank tại Bắc Giang. Chi nhánh luôn lấy khách hàng lớn và khách hàng truyền thống là trọng tâm để phục vụ. Từ lâu chi nhánh đã thực hiện phân khúc KHCN và xây dựng chính sách ƣu đãi cho từng phân khúc khách hàng. Chi nhánh thƣờng xuyên cập nhật danh sách và chính sách ƣu đãi đối với khách hàng lớn và khách hàng truyền thống. Qua đó Chi nhánh thực hiện các biện pháp để củng cố, phát triển
quan hệ giữa Chi nhánh và khách hàng. Nhờ đó mà Chi nhánh có đƣợc nền tảng khách hàng thân thiết lớn và ổn định.
Chi nhánh thƣờng xuyên đào tạo và tái đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ để từ đó có thể phục vụ khách hàng tốt nhất. Tại Chi nhánh mỗi mảng nghiệp vụ đều có bộ phận làm đầu mối để triển khai bán mới và hƣớng dẫn cán bộ thực hiện. Bộ phận này có trách nhiệm tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ ngay sau khi văn bản mới đƣợc ban hành và định kỳ thực hiện tái đào tạo để mỗi cán bộ Chi nhánh luôn đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Chi nhánh thực hiện quyết liệt đồng bộ nhiều biện pháp hỗ trợ hoạt động cho vay KHCN và thƣờng xuyên theo dõi diễn biến thị trƣờng, cung cầu vốn của nền kinh tế để quyết định chính sách tín dụng phù hợp trong từng giai đoạn. Chi nhánh tích cực tìm kiếm khách hàng tốt và triển khai các gói cho vay hỗ trợ của nhà nƣớc và các lĩnh vực nhà nƣớc khuyến khích phát triển.