Suy nghĩ về nghề thơ

Một phần của tài liệu Output file (Trang 71)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Sự thể hiện của yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên

2.2.3.2. Suy nghĩ về nghề thơ

Lấy thơ làm lẽ sống thật là một sự lựa chọn nghiệt ngã. Vì thơ mà cả cuộc đời Chế Lan Viên chả phút nào thanh thản. Đọc thơ Chế Lan Viên, hiểu thêm con ngời ông và hiểu thêm về lao động sáng tạo của nhà thơ.

Ng-ời ta vẫn nói Tờ hoa của Nguyễn Tuân là một tuyên ngôn nghệ thuật. Tôi nghĩ - cụ thể hơn - đó là tuyên ngôn về lao động nghệ thuật của ng-ời cầm bút : Rằng muốn có đ-ợc những trang viết đẹp, có ích, ng-ời cầm bút phải lao tâm khổ tứ, âm thầm khổ luyện, nhiều khi phải trải qua cả những đau đớn, xót xa. Tuyên ngôn ấy lập tức đi vào lòng ng-ời đọc, thuyết phục chúng ta vì nó bắt đầu bằng những sự việc cụ thể. Muốn có một giọt mật ong ngọt ngào kia con ong mật phải có vô số lần bay đi. Hạt ngọc trai tròn trặn

ánh ngời trên tay, trên cổ ng-ời phụ nữ là cả một quá trình đau xót, là máu và n-ớc mắt hạch trai tiết ra để bao lấy hạt cát buốt sắc trong bụng nó. Một

ngọn hoa sáng chói giữa bầu trời phải nhờ có những cái rễ con âm thầm hút màu trong lòng đất... Để rồi Nguyễn Tuân kết luận rằng : mình cũng là một con sinh vật đang nung nấu thứ mật gì. Sự tích lũy ở mình cũng ngày ngày có giọt ra mà phần nào đem thơm thảo vào sự sống. ở ph-ơng diện này, Chế Lan Viên hoàn toàn thống nhất với Nguyễn Tuân khi nhà thơ viết:

Nhà thơ nh- con ong biến trăm hoa thành mật Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay Nay rừng nhãn non Đoài, mai v-ờn cam xứ Bắc Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây

(Ong và mật)

và:

Rễ sâu ai biết là hoa

Xoắn đau núm ruột làm ra nụ c-ời Im trong lòng đất rối bời

Chắt chiu từng giọt, từng lời lặng im Uống từng giọt n-ớc đời quên

Ăn từng thớ đá dựng nên sắc hồng...

(Rễ ... hoa)

Đó là bài học về lòng kiên trì, về sự tích lũy và sáng tạo ở nhà thơ.

Chế Lan Viên ch-a bao giờ ảo t-ởng về hai chữ tài năng. Ông nói với các nhà thơ rằng, không có tài năng nào không đồng hành cùng khổ luyện:

Dù ong phải bay ngàn cánh bay mới nên giọt mật Hay tằm giam mình tại chỗ nhả ra tơ

Nào con nào đã dám nhởn nhơ

Thế mà anh muốn đ-a tay hái trời không nhọc sức Ngỡ b-ớc chân lên thì thi tứ sẵn chờ

(Thơ bình ph-ơng, đời lập ph-ơng)

Vẫn biết nghệ sĩ có hạnh phúc là đ-ợc làm một nghề lao động tự do, sáng tạo theo cảm hứng. Nh-ng không phải vì thế mà có thể cho phép mình an nhàn. Nghệ sĩ - nhà thơ - ngoài việc đ-a tâm hồn ra hứng nhận nỗi đau của cuộc đời, nếm trải những thất bại và cay đắng còn phải lao tâm khổ tứ, làm việc cật lực, lấy đêm làm ngày :

Ngọn đèn thức cho trang giấy ngủ Khi ta ngủ rồi, trang giấy vẫn còn mơ

Nó làm việc với đáy bể với sao trời ai biết đ-ợc? Khi cỏ đọng s-ơng trời thì thơ đọng những câu thơ”

(Trang giấy)

Lúc nào cũng sẵn sàng tâm thế bởi có khi tứ thơ đến bất chợt:

Hãy gi-ơng cung bởi bất thần chim đến

Say đắm, mộng mơ thì giữa tr-a bắt đ-ợc ánh trăng rằm Hãy trực sẵn bên cây bởi bất thần trái chín

Chế Lan Viên đã nói rất chính xác về lao động của nhà thơ khi ông ví họ nh- những nông dân cần mẫn, một nắng hai s-ơng, thức khuya dậy sớm để

cày vào trang giấy trắng, nh- con ong bay đi kiếm mật phía chân trời, từ lúc:

Khi trong tổ mẹ con chim còn ngái ngủ Sông bên ngoài còn chậm chạp dòng trôi Lá còn giọt s-ơng đêm trong mắt nhỏ

nh- con vạc ăn khuya giữa dòng đêm vắng lặng. Thật âm thầm, nhẫn nại mà đơn độc!

ít ai nói về nỗi nhọc nhằn của lao động sáng tạo nghệ thuật cụ thể nh- Chế Lan Viên:

Tay cầm kim, tay cầm sợi chỉ

Vừa chạy vừa xâu không một phút dừng Chạy một đời rụng hết cả thanh xuân.

(Xâu kim)

Cứ hình dung một ng-ời vừa chạy vừa phải tay kim tay chỉ luồn kim ta đã thấy hết cái khó khăn, cực nhọc rồi. Làm thơ là thế. Vậy mà có khi Chỉ sắp lọt rồi. Kim bỗng lùi xa, có khi anh chẳng thể nào đặt chân đ-ợc lên bờ bên kia trang giấy. Thâu đêm suốt sáng đấy mà tr-ớc mặt mình vẫn chói lòa trang giấy trắng.

Việc làm thơ đầy rẫy những gian truân, vất vả. Nó đòi hỏi ở nhà thơ không phải chỉ là tài năng mà còn là sự cần mẫn, chăm chỉ. Chế Lan Viên đã cần mẫn cày vào thửa ruộng thơ suốt cả đời mình. ông tâm sự:

Phải đâu tôi quá nhác l-ời

Khi gà le te đầu hôm, gà le te cuối xóm Tôi đã dậy, cày vào trang giấy trắng Ngọn đèn thơ đối chọi ánh sao mai.

(Hồi kí bên trang viết)

Cũng ít ai nói về sự bất lực của mình thành thật và dũng cảm nh- Chế Lan Viên:

Tôi tiếp cận trang giấy ngày m-ời sáu tuổi Bây giờ sáu ba

Dần xa

Để bơ vơ ngòi bút của tôi qua Nhìn trang giấy biết mình hữu hạn

(Hồi kí bên trang viết)

Đây không phải là nỗi bi quan mà là nỗi đau đớn cao cả của một ng-ời luôn có hoài bão v-ơn tới đỉnh cao của nghệ thuật. Cái trang mơ -ớc của một thời bài thơ cuộc đời ở Chế Lan Viên chính là cái tác phẩm mà Nam Cao đã có lần mơ ớc: Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nh-ng quyển ấy sẽ ăn giải Nobel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên hoàn cầu. Và quyển sách ấy theo Nam Cao phải là một tác phẩm thật giá trị, phải v-ợt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài ng-ời; là nỗi đau của sự từng trải: biết mình sức lực bé mà ham nói điều vĩ đại, biết ng-ời có m-ời mà tên tuổi đến m-ời m-ơi. Chế Lan Viên đòi hỏi ng-ời ta phải coi thơ là một nghề: ba vạn sáu ngàn nghề, ta phải kể nghề thơ. Nh-ng qua cuộc đời lao động nghệ thuật của Chế Lan Viên, tôi cho rằng với ông thơ còn là một nghiệp:

Oan khiên oan khuất Ta chạy một đời không dứt Vẫn toi công

(Xâu kim)

Phải chăng trên thế giới này, lao động của các nhà thơ đều gian truân nh- thế? Đọc thơ Chế Lan Viên, ta nhớ đến những dòng thơ của Raxun Gamzatov trong Dagestan của tôi:

Tôi nh- ng-ời nô lệ của thơ mình

Đổ mồ hôi suốt ngày, còng l-ng phục vụ

Nh-ng những câu thơ d-ờng nh- ch-a thấy đủ Nửa đêm đứng dậy, chẳng cho yên.

Tôi nh- ng-ời kéo xe. Bánh xe lăn bất tận, Hai càng xe luôn thúc ở hai s-ờn

Mà hàng hóa chở mỗi ngày thêm nặng, Suốt một đời trói buộc chẳng hề buông

Nếu ng-ời x-a th-ờng sợ không gian thì các thi sĩ thời nay lại bị ám ảnh bởi thời gian. Vì thời gian, Xuân Diệu đã có lúc ngông cuồng : muốn tắt nắng đi, muốn buộc gió lại. Vì thời gian, Hàn Mặc Tử đã có lúc hốt hoảng chắp tay cầu nguyện cho các vì tinh tú đừng luân chuyển nữa. Còn Chế Lan Viên mới 17 tuổi đã than thở đến não lòng:

Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi

(Những sợi tơ lòng, 71)

Về cuối đời, nhìn thấy rõ dòng thời gian n-ớc xiết, thấy cái hữu hạn của đời ng-ời, Chế Lan Viên đã có một ph-ơng thức sống chạy đua với thời gian. Ông nói với mình và cũng là nói với các nhà thơ:

Gió thổi mây bay bất trắc

Lúc nào mà không tử biệt sinh li Lúc nào anh cũng có thể trở thành Hàn Mặc Tử, Bích Khê Phải tranh thủ làm thơ giữa hai chớp mắt

(Thời gian n-ớc xiết)

Nửa thế kỉ cầm bút, với mệnh lệnh thôi thúc: “ Viết nhanh lên!Nắng hết, chiều rồi!” và “Viết đi, viết đi, viết viết”, Chế Lan Viên đ± để lại cho đời gần 1000 bài thơ. Điều đáng nói là trong số đó có 309 bài đ-ợc ông viết trong Di cảo thơ vào hai năm 1987, 1988- có nghĩa là vào thời kì ông đã lâm bệnh hiểm nghèo, sức lực suy giảm. Có bài ông viết khi vừa đi thăm lò thiêu xác về, có bài viết ba hôm tr-ớc ngày lộn trái phổi ra để cắt u (chú thích của Chế Lan

Viên), có bài viết ngay sau ngày mổ... Chế Lan Viên, ông là một tấm g-ơng về nghị lực phi th-ờng, ý chí kiên c-ờng và lòng say mê nghề nghiệp.

Những năm cuối đời, ông tranh thủ làm thơ để chống chọi với dòng thời gian n-ớc xiết:

Gió thổi mây bay bất trắc Lúc nào không tử biệt sinh ly

...Phải tranh thủ làm thơ giữa hai chớp mắt Viết đi!Viết đi!Viết!Viết

Thời gian n-ớc xiết

Viết thêm!Viết nữa!Viết vào

(Thời gian n-ớc xiết)

Cảm nhận đ-ợc cái thời gian hữu hạn của đời mình, đau tr-ớc nỗi đau của số phận thi ca, những ngày cuối đời mình, Chế Lan Viên luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Từ tình cảm cộng đồng ồn ào, nhà thơ quay về cái tôi cụ thể, trực tiếp.

ánh sáng và phù sa, ông đã thể hiện thành công sự hân hoan, hạnh phúc khi đ-ợc sống trong lòng dân, đ-ợc nhân dân tin yêu. Với ông, cuộc sống của nhân dân chính là nguồn sáng tạo của thi ca. Ông ca ngợi sự trở về với nhân dân của mình:

Con gặp lại nhân dân nh- nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Nh- đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đ-a

(Tiếng hát con tàu, 67)

Ông đã khát khao đ-ợc xâm nhập thực tế chiến đấu và lao động của nhân dân. Ông muốn đặt chân đến hang cùng ngõ hẻm, đến những miền đất xa xôi của tổ quốc để tạo đ-ợc những vị ngọt nồng ấm cho thơ. Chế Lan Viên đã chính thức trở về với Đảng, với Bác, với nhân dân từ những ngày đầu

Khi bệnh tật đang đeo đẳng nơi ông, Chế Lan Viên nói đến chuyện trở về chính là muốn thu quân lại. Cuộc chiến đấu đã kết thúc, nhà thơ từ giã chiến tr-ờng và cũng là từ giã cõi đời. Nhà thơ buồn khi mình đang cận kề cái chết, muốn cống hiến nhiều cho cuộc đời nh-ng chợt nhận ra đời mình đã

sắp tối:

Thu quân lại

Đời anh sắp tối rồi Anh cần chống chọi Phải thu quân

...Anh nh- vị t-ớng già chiến bại

Cho đánh một trận còn không đánh nổi Thu về làm chi.

Khi ông yêu cầu “cho tôi trở về với cành lau” thì ta hiểu cái đích trở về của ông không còn là sự hòa nhập với cộng đồng mà là theo cái nghĩa xa lánh, ẩn náu. (156, 47)

Ông đã từng phủ nhận những thành tựu thơ mình giai đoạn tr-ớc cách mạng. Ông hiểu rằng thơ cũng phải biết xung trận nh- những ng-ời con -u tú khác của dân tộc. Vậy mà sau này, nhìn nhận lại các sáng tác của mình giai đoạn 1945-1975, có lúc ông lại có cảm giác là thơ mình có sự giả tạo. Và ông thấy th-ơng thơ mình trong giai đoạn lịch sử ấy:

Thơ chỉ sống một phần cho mình còn ba phần cho nhiệm vụ Nghĩ mà th-ơng

(Sử)

Ông hiểu đ-ợc thơ ông bấy giờ không thể thiếu vắng tiếng hét ở chiến hào, song trong sâu thẳm lòng mình, ông vẫn có chút buồn, chút trách móc. Có lẽ, bài Ai? Tôi! là lời trách móc nặng nề nhất với chặng đ-ờng thơ thời chống Mĩ của ông. Ông oán trách thơ mình đã kêu gọi, giục giã mọi ng-ời

xông ra chiến trận làm nên những cảnh đau th-ơng chết chóc; để rồi lại càng băn khoăn dằn vặt mình hơn khi mình lại chẳng có nổi một câu, một bài thơ nào giúp họ sống qua những ngày buồn tủi chua cay sau cuộc chiến:

Ng-ời lính cần một câu thơ giải đáp với đời Tôi ú ớ

Ng-ời ấy nhắc những câu thơ tôi làm ng-ời ấy xung phong Mà tôi xấu hổ

Tôi ch-a có câu thơ nào hôm nay Giúp ng-ời ấy nuôi đàn con nhỏ

Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể c-ời.

Chắc hẳn, nhà thơ đã từng đọc đi đọc lại bài thơ này để suy ngẫm, tự vấn. Nh-ng thật không dễ dàng để giải quyết những băn khoăn mang tầm thế kỷ ấy.

Cũng ở giai đoạn cuối đời, nằm trên gi-ờng bệnh, càng trăn trở về sự nghiệp của bản thân, Chế Lan Viên lại càng trở nên hoài nghi tính có ích của thơ ca với đời sống:

Những vết th-ơng thành sẹo dày da chả giúp gì cho vết th-ơng loét máu Vết th-ơng dại dột, ngu đần chờ gì đ-ợc ở cái khôn rành khôn sõi của châm ngôn

Khi đau ta tránh hết các thánh thần, danh nhân vĩ nhân đi nhé Để vết th-ơng tự hút hết máu mình, lành miệng đồng da non.

(Dạy đời)

Không có sự so sánh nào có thể chao chát hơn sự so sánh, ví von của tác giả trong Thời th-ợng:

Vị trí nhà thơ nh- rác đổ thùng

Thiên chức của nhà thơ đã bị bóp méo. B-ớc sang những trang mới của lịch sử, nhà thơ là đối t-ợng không còn cần thiết, đáng bỏ đi.

Những trang viết trong Di cảo trĩu nặng nỗi suy t- của Chế Lan Viên. Nhà thơ gửi lại cho đời những tâm sự chân thành khi ông thấy rõ mình đã rất gần cuộc hành trình đi đến lò thiêu. Ông nh- muốn ngụp lặn vào đáy sâu bể loài ng-ời, hòa nhập hết mình với cuộc đời để trăn trở, ngẫm suy chuyện đời và thâu tóm những cảm xúc bộn bề của mình vào trong thơ. Những suy t- đó của ông không phải không bộc lộ nhiều mâu thuẫn. Có những quan điểm của ông ta đồng tình, lại có những quan điểm không phải bạn đọc nào cũng đón nhận. Nh-ng chúng ta hoàn toàn thông cảm bởi một nhà thơ gần đất xa trời trong hoàn cảnh cuộc sống đang biến động mạnh mẽ thì có những bối rối về nhận thức là điều dễ đ-ợc chấp nhận.

Có nhiều đóng góp cho cuộc đời và cho thơ nh-ng Chế Lan Viên vẫn thấy ch-a thỏa. Miệng huyệt gần kề nh-ng ông vẫn canh cánh không yên bởi ng-ời đời, bởi chính cuộc sống, bởi chính bản thân ông vẫn ch-a giải đáp đ-ợc:

Ta là ai? Về đâu? Hạt móc

Là ta chăng? Dòng sông là ta chăng? Tiếng khóc

Là ta chăng?

Vì sao lạc ph-ơng trời Là ta chăng?

Ta ch-a kịp trả lời

Thì sông đã cuốn ta vào bóng tối

Cậu bé chơi tùng dinh vụt già trăm tuổi Câu hỏi thuở bé thơ, miệng huyệt trả lời

(Hỏi? Đáp)

Câu hỏi một lần nữa cất lên cho thấy khát vọng cao cả của Chế Lan Viên với đời, với thơ. Thời gian cuộc đời là bể thời gian vô tận, còn dòng thời

gian của đời ông đang nhỏ từng giọt cuối cùng vào cõi đời, nh-ng điều đó vẫn không ngăn cản đ-ợc khát vọng khám phá chính mình, vẫn không ngăn cấm đ-ợc mong -ớc muốn cống hiến trọn vẹn tài năng và sức lực cho đời của nhà thơ. Điều đó thật đáng trân trọng!

Chế Lan Viên vẫn luôn khát khao, muốn v-ơn lên cao, cao mãi. Và khi thấy khả năng mình có hạn, ông cảm thấy chua chát, bất lực:

Ta chạy một đời không dứt Vẫn toi công!

...Tôi tài năng ch-a đầy nửa giọt

Có hộc tốc chạy đến hết chân trời cũng là đồ bất lực Sao chỉ ấy, kim kia tôi vẫn phải cầm

(Xâu kim)

Anh để bốn mùa qua nh- n-ớc xiết

Một phần của tài liệu Output file (Trang 71)