Khử độc cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao nhận thức của người dân vùng sâu vùng xa về ảnh hưởng của tấm lợp chứa amiang đến sức khỏe và môi trường (Trang 84 - 86)

1. Phơi nhiễm với Amiăng

3.3.3. Khử độc cá nhân

Tại địa phương không có điều kiện để sử dụng các trang bị bảo hộ theo quy định thì nên sử dụng những bộ đồ cũ, dài tay, mang ủng, găng tay trong

quá trình tháo dỡ. Các phương tiện bảo vệ cá nhân cần được làm sạch hoặc gom chung và thải bỏ cùng tấm lợp chứa sợi Amiăng.

Không nên sử dụng nước mái nhà có chứa vật liệu Amiăng lấy nước mưa để sử dụng:

Hình 3.2. Không nên dùng tấm lợp có chứa Amiăng lấy nƣớc sinh hoạt

Nguồn: [11]

Nếu gia đình đang sử dụng tấm lợp Amiăng thì hạn chế mức thấp nhất khi tháo dỡ, vứt bỏ vật liệu chứa Amiăng vào khu vực ít sử dụng đến, nên bọc trong tấm nilon hạn chế phát tán ra môi trường, không dùng các tấm Amiăng vỡ để lát đường, làm chuồng trại;

Hình 3.3. Không nên dùng tấm lợp có chứa Amiăng san lấp

Nguồn: [11]

Theo kinh nghiệm của một số nước Châu Âu, Nhật Bản hay Hàn Quốc đối với những mái nhà đang lợp tấm xi măng Amiăng chưa hỏng có thể

không cần tháo dỡ, thay thế. Để tránh các sợi Amiăng trong vật liệu không bị mưa gió bào mòn, phát tán vào môi trường cần phủ một lớp sơn chống thấm hoặc bitum lên trên để khô, nó sẽ tạo thành một lớp màng bảo vệ chống lại các tác động của điều kiện thời tiết bất lợi như sương muối, hơi muối biển.

Sơn phủ này có thể mua dễ dàng, không đắt (khoảng 600.000 – 1.000.000 VNĐ/ thùng dung tích 15-20 lít và có thể phủ từ 60-100 m2

)

Hình 3.4. Phủ sơn bảo vệ cho mái đã lợp ximang Amiăng

Nguồn: [27]

Nhựa đường phủ mái Sơn phủ mái Elastomeric Sơn phủ bảo vệ phản quang

Hình 3.5. Một số loại sơn phủ mái

Nguồn: [16]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao nhận thức của người dân vùng sâu vùng xa về ảnh hưởng của tấm lợp chứa amiang đến sức khỏe và môi trường (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)