Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn của huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa (Trang 30 - 35)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các nhà trường, việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác đào tạo nghề. Có rất nhiều quan điểm khác

nhau về chất lượng như đã nêu ở trên. Tuy nhiên đối với công tác nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong.

1.3.1. Nội dung chương trình

Nội dung chương trình được thiết kế khi đã có mục tiêu đào tạo. Câu hỏi chính được trả lời khi thiết kế nội dung chương trình là: Dạy cái gì? Dạy như thế nào? Chương trình phải phản ánh mục tiêu tương ứng. Diễn đạt càng chi tiết càng thuận lợi cho việc biên soạn giáo trình, bài giảng. Chương trình đào tạo được thể hiện thơng qua những nội dung sau:

- Thời gian đào tạo

- Kết cấu thời lượng từng nhóm kiến thức (cơ bản, cơ sở, ngành và bổ trợ) - Thời lượng của từng học phần và kết cấu lý thuyết, thực hành

- Thời gian thực tập về ngành.

Chất lượng của nội dung chương trình đào tạo phụ thuộc vào mức độ phù hợp của tất cả những nội dung trên. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng đào tạo của học sinh các hệ đào tạo nghề thì cần chú trọng một số vấn đề sau:

- Bổ sung, hồn thiện chương trình đào tạo, đảm bảo mức độ phù hợp cao nhất giữa lý thuyết và thực tiễn.

- Tăng cường tỷ trọng thời lượng của các môn ngành

- Tăng tỷ trọng thời lượng thực hành nghiệp vụ ngành - Hoàn thiện nội dung môn học (chi tiết về nội dung khoa học, yêu cầu các yếu tố đảm bảo thực hiện nội dung, tiêu chí đánh giá và thước đo đánh giá mức độ đạt được của chất lượng kiến thức môn học).

- Đảm bảo tính linh hoạt, thống nhất giữa các mơn học Như vậy, nội dung chương trình là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng đào tạo. Vì vậy việc rà sốt, bổ sung và hồn chỉnh nội dung chương trình là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng hàng đầu của các cơ sở đào tạo.

1.3.2. Đội ngũ giáo viên

Có chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, thiết bị đầy đủ, thời lượng học hợp lý nhưng giáo viên yếu năng lực chuyên mơn, phẩm chất đạo đức kém thì khơng thể dạy tốt và sẽ khơng có chất lượng đào tạo tốt được. Vì vậy việc đảm bảo đội ngũ đủ về cả số lượng và chất lượng là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng đào tạo.

- Số lượng giáo viên thể hiện ở tỷ lệ số học sinh trên một giáo viên, đặc biệt cơ cấu giáo viên hợp lý theo ngành đào tạo, khoa, tổ bộ môn.

- Chất lượng giáo viên thể hiện ở đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và sư phạm. Năng lực dạy học của giáo viên không chỉ được đánh giá thông qua bằng cấp mà quan trọng hơn là phải nắm vững kiến thức chun mơn, có phương pháp dạy học tốt, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế, hướng dẫn học sinh ứng dụng thực tế có hiệu quả và cần thường xuyên lắng nghe, khảo sát ý kiến người học.

Đối với các cơ sở đào tạo nghề thì yêu cầu về đội ngũ giáo viên càng phải đòi hỏi toàn diện cả về phẩm chất đạo đức và kinh nghiệm thực tiễn mới đáp ứng được yêu cầu về giáo dục, rèn luyện nhân cách và kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.

1.3.3. Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác được điều chỉnh giữa giáo viên và học sinh hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học. Các phương pháp dạy học hiện nay rất đa dạng và được xếp vào nhiều kiểu phân loại khác nhau dựa trên những cơ sở nhất định. Những phương pháp dạy học phổ biến thường áp dụng là: diễn giảng, trình diễn, thảo luận nhóm, cơng não, tự học, bài luyện, nghiên cứu điển hình, đóng vai, tham quan thực tế…Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng.

- Nhóm phương pháp thiên về tính chủ động của giáo viên như diễn giảng, trình diễn có ưu điểm cơ bản là: chủ động tiến trình đào tạo, phù hợp với lớp đông, thiếu phương tiện dạy học, chi phí đào tạo thấp. Tuy nhiên lại bộc lộ nhiều nhược điểm: thông tin một chiều, học sinh thụ động, hiệu quả hấp thụ bài giảng thấp, không phù hợp với đào tạo kỹ năng…

- Nhóm những phương pháp dạy học thiên về phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học cịn lại có nhiều ưu điểm: học sinh hoạt động nhiều, hứng thú trong học tập, hiệu quả tiếp thu bài giảng cao, rèn luyện tính chủ động trong nghiên cứu, tự đào tạo, phù hợp với rèn luyện kỹ năng…Tuy nhiên cũng có những u cầu cao hơn như: địi hỏi đội ngũ giáo viên có chất lượng cao, tốn thời gian và sức lực chuẩn bị bài giảng, số học sinh mỗi lớp vừa phải (khoảng 30 người), khó kiểm sốt được tiến độ dạy học, chi phí cao…

Thực tế, ở tất cả các cơ sở đào tạo thì tùy theo từng học phần và năng lực giáo viên mà sử dụng phương pháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên, nếu kết hợp hài hòa được các phương pháp dạy học cho từng học phần thì mới phát huy được hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt, đối với các cơ sở ĐTN thì cần lựa chọn những nội dung cơ bản, cốt lõi để trang bị cho học sinh theo phương pháp dạy học phối hợp giữa thuyết giảng, trình diễn với bài luyện, nghiên cứu điển hình, tham quan thực tế. Điều này yêu cầu giáo viên

phải có kinh nghiệm thực tế, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị rất kỹ từng nội dung của học phần phụ trách.

1.3.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ngày càng đóng vai trị to lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Xã hội càng phát triển, lượng thông tin, kiến thức mới càng nhiều, tốc độ tiếp nhận và xử lý thông tin càng nhanh, mức độ phụ thuộc của con người vào máy móc thiết bị ngày càng cao. Trong lĩnh vực đào tạo, các thiết bị hỗ trợ giảng dạy ngày càng trở thành những sự trợ giúp không thể thiếu, là công cụ để tiếp nhận, khám phá tri thức như máy tính, mạng internet, máy chiếu, micro,… Để phát huy vai trò của cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo thì các cơ sở đào tạo cần thực hiện được những vấn đề sau:

- Phải quy hoạch khuôn viên hợp lý; - Phải có đủ phịng học đạt tiêu chuẩn;

- Trang bị đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo phong phú;

- Đảm bảo có thư viện, phòng đọc đủ chuẩn;

- Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị dạy học như dụng cụ, đèn chiếu, hệ thống âm thanh, ti vi, radio…

- Đảm bảo đủ phịng thực hành, thí nghiệm phù hợp nghiệp vụ ngành;

- Trang bị mạng internet;

- Đảm bảo chỗ ở và khu vui chơi đạt chuẩn…

1.3.5. Định hướng phát triển ngành nghề của địa phương

Với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng CNH – HĐH. Cơ cấu lao động cũng phải phù hợp với xu hướng trên. Vì vậy, địi hỏi các trường nghề phải nắm bắt được xu thế. Từ đó xác định nhu cầu đào tạo của xã hội, kịp thời bắt kịp thời đại để chuyển hướng đào tạo. Mỗi địa phương đều có thế mạnh riêng. Vì vậy việc phát triển và chuyển đổi nghề cho lao động cũng cần dựa trên xu thế đó sẽ là thất bại nếu các trường khơng có chiến lược phát triển dài hạn chạy theo phong trào thiếu phân định thị trường, nắm

bắt định hướng phát triển của địa phương đó để trợ vấn cho thanh niên về ngành nghề đào tạo cho phù hợp với xu hướng chung. Trước hết, cần xác định mục tiêu đào tạo nghề cho thanh niên nông thơn là để họ thích ứng và chuyển đổi nghề nghiệp, có thể thực hành nghề ngay tại nơi họ sinh sống để đảm bảo cuộc sống, an sinh của họ ngay tại quê hương.

1.3.6. Chính sách, pháp luật của Nhà nước

Chính sách, pháp luật của Nhà nước có tác động lớn đến đào tạo, nhất là các đối tượng thuộc diện chính sách. Với đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn” của Chính phủ, thanh niên cũng là đối tượng được nhà nước

quan tâm hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp. Trên cơ sở đó Đồn thanh niên các cấp triển khai các chương trình hỗ trợ tạo việc làm, giúp thanh niên nông thôn khởi nghiệp, xây dựng các mơ hình kinh tế ở nơng thơn. Trong đó có liên kết với các cơ sở đào tạo dạy nghề, chuyển giao công nghệ, cho vay vốn để khởi nghiệp, đào tạo nghề tại địa phương đó.

1.3.7. Các cơ sở đào tào nghề ở địa phương

Dưới sự hỗ trợ của các cấp chính quyền nhiều cơ sở đào tạo nghề đã được hình thành. Nhiều địa phương đã có hàng chục, thậm chí hàng trăm các Trung tâm cơ sở dạy nghề. Đặc biệt là các trung tâm, cơ sở này đào tạo nghề sát với thực tế của địa phương, các học viên ra trường có thể thực hành ngay, nhất là các làng nghề truyền thống, học viên được thực hành và tạo ra sản phẩm, có thu nhập ngay khi đang học nghề. Khi kết thúc khóa học các học viên có thể được hành nghề hoặc nếu muốn sẽ được tiếp nhận làm việc ngay tại cơ sở đào tạo đó. Với mơ hình này mỗi năm có thể đào tạo lên đến hàng triệu học viên. Vì đào tạo ngay địa phương do đó cũng tiết giảm được nhiều chi phí do phải chi cho đi lại, ăn, ở và các khoản sinh hoạt khác.

1.3.8. Thị trường lao động ngành nghề

Cung – cầu trên thị trường lao động ngành nghề là tín hiệu để các cơ sở đào tạo chuyển hướng cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. Sự khan hiếm lao động của một ngành nghề nhất định là cơ sở để các Trung tâm, cơ sở dạy

nghề điều chỉnh chiến lược phát triển để thích ứng với xu thế chung. Mấy nắm gần đây, việc đào tạo của các cơ sở đào tạo đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế, từ đó giúp cho cơng tác đào tạo hiệu quả và sát với thực tế hơn. Các ngành nghề ở địa phương đang được các cơ sở khai thác triệt để phục vụ cho công tác đào tạo. Các nghệ nhân, những thợ lành nghề luôn được các Trung tâm, cơ sở đào tạo mời tham gia giảng dạy. Điều đó, cũng giúp thu hút được người học. Thơng thường những Trung tâm, làng nghề nào có được các thợ giỏi, đào tạo sẽ có nhiều học viên đăng ký học nghề hơn.

1.3.9. Sự chủ động, tự giác của người học

Trước hết là người học phải có nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm với chính bản thân trong việc đào tạo, tiếp cận kiến thức nghề để tự lo cuộc sống cho mình. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo, các cấp chính quyền địa phương, đoàn thanh niên các cấp cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên để từ đó họ có nhận thức đúng đắn, biết lựa chọn những ngành nghề phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và khả năng bản thân. Nhiều địa phương nhờ việc tuyên truyền, vận động, giáo dục nghề nghiệp mà thanh niên đã tích cực xây dựng các mơ hình kinh tế rất sát với lợi thế của địa phương, từ đó đưa lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cho họ gắn bó với nghề nghiệp lâu dài và góp phần tích cực vào xây dựng nơng thơn mới. Nhiều điển hình thanh niên làm kinh tế đã xuất hiện hầu khắp ở tất cả các địa phương trên cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn của huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa (Trang 30 - 35)