Kinh nghiệm đào tạo nghề của một số huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn của huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa (Trang 35 - 38)

7. Kết cấu luận văn

1.4. Kinh nghiệm đào tạo nghề ở một số địa phương và bài học kinh

1.4.1. Kinh nghiệm đào tạo nghề của một số huyện

* Kinh nghiệm của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Yên Dũng là một huyện của tỉnh Bắc Giang. Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở n Dũng ln được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Dù là nghề nông nghiệp hay phi nơng nghiệp, sau khi hồn thành chương

trình tại các lớp đào tạo nghề, phần lớn các học viên đã phát huy được nghề ngay tại địa phương hoặc hành nghề tại một số doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện Đề án đào taọ nghề cho thanh niên nông thôn của huyện, cái được lớn nhất là thanh niên nông đã thay đổi được nhận thức. Từ thói quen lao động nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, giờ đây phần lớn trong số họ đã mạnh dạn làm ăn nhờ những kiến thức, hiểu biết thông qua các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo nghề...để đưa lại hiệu quả hơn trong sản xuất, kinh doanh. Không chỉ nhiều nghề mới đang cho thu nhập khá mà ngay trong sản xuất nơng nghiệp, nhiều gia đình đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất cây trồng, vật nuôi cũng nhanh hơn, cao hơn trước.

Theo kết quả thống kê phòng LĐTB&XH huyện, được sự quan tâm của các cấp, các ngành..., trong thời gian qua, mỗi năm trung bình huyện tổ chức mở được gần 15 lớp đào tạo nghề với trên 500 thanh niên nông thôn và cán bộ công chức xã tham gia trên nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, phi nông nghiệp quản lí nhà nước... Đó là chưa tính hàng chục lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn hàng năm. Học viên sau học nghề tạo được việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo tiêu chí xây dựng nơng thôn mới.

* Kinh nghiệm của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình

Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình hiện có 2 KCN, trên 60 doanh nghiệp đã và đang hoạt động với các ngành nghề khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên địa phương. Thời gian qua,công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã và đang phát huy được hiệu quả. Những năm trước đây do chưa có sự đầu tư nguồn lực và nhận thức thanh niên hạn chế, việc đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu còn gặp nhiều khó khăn. Từ khi triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg, công tác dạy nghề cho thanh niên nơng thơn có bước chuyển biến tích cực với

danh mục nghề đào tạo ngày càng đa dạng, phong phú. Số thanh niên nơng thơn có nhu cầu học nghề ngày càng nhiều. Hàng năm, Ban chỉ đạo đề án.

“Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn đến năm 2020” đã xây dựng kế hoạch dạy nghề cho thanh niên nông thôn theo chỉ tiêu của tỉnh, huyện giao và nhu cầu thực tế thanh niên nông thơn tại các xã, thị trấn. Để có thể xác định được nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn trên địa bàn, hàng năm, huyện đều triển khai điều tra, lập sổ theo dõi cung - cầu lao động đến 85 trưởng thơn, xóm và cán bộ xã để nắm bắt, thống kê đầy đủ thông tin, số liệu cụ thể về nhu cầu học nghề của hộ gia đình. Bên cạnh đó, triển khai điều tra nhu cầu sử dụng lao động la thanh niên tại các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, trong đó có các ngành nghề chủ yếu như dịch vụ, sản xuất vật liệu xây dựngĐặc biệt, huyện đã thí điểm triển khai mơ hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ và bao tiêu sản phẩm cho người lao động làm ra như chổi chít xuất khẩu. Các mơ hình dạy nghề “cầm tay chỉ việc” theo nhu cầu của người lao động được thực hiện hiệu quả, phù hợp với lao động nông thôn ở địa phương như nuôi ong mật, nuôi cá, chăn nuôi, trồng trọt. Một số lao động học nghề chẻ tăm hương và làm tăm hương đã được BCĐ huyện duyệt cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để mua máy móc, xây dựng nhà xưởng. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học xong đạt 75%, trong đó, số lao động làm tại địa phương chiếm 65% còn lại làm trong và ngoài tỉnh. Theo thống kê của huyện, từ khi thực hiện đề án, trong năm 2010, huyện mở được 33 10 lớp dạy nghề với 315 lao động tham gia. Năm 2018, huyện mở được 10 lớp với 488 người tham gia. Năm nay, xác định nhu cầu thực tế trên địa bàn, tổng số lao động nơng thơn có nhu cầu học nghề khoảng 550 người. Trong đó có 450 chỉ tiêu các lớp dạy nghề chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt, thú y để người lao động tự giải quyết việc làm tại địa phương; 100 chỉ tiêu nghề phi nông nghiệp như làm chổi chít, tăm hương, hàn điện, điện nội thất... phục vụ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Theo kế hoạch, tổng số lao động nông thôn dự kiến được đào tạo theo chương trình mục tiêu

quốc gia 169 người. Trong năm nay, huyện phấn đấu đạt 36% tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Từ những nghiên cứu và tìm hiểu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số địa phương cho thấy cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp và người lao động. Hiệp Hòa là một huyện thuần nơng, kinh tế cịn nhiều khó khăn vì vậy sự liên kết này là hướng đi hiệu quả trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đồng thời trong quá trình triển khia thực hiện, huyện cần chú ý đến một số vẫn đề sau: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong địa bàn huyện và các huyên lân cận; Đào tạo nghề truyền thống để phát triển các làng nghề truyền thống; Đào tạo nghề để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản suất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn của huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa (Trang 35 - 38)