7. Kết cấu luận văn
1.3. Nội dung và chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh doanh
1.3.5. Hiệu quả kinhdoanh tổng hợp
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đƣợc dùng để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và đƣợc dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau và so sánh trong doanh nghiệp qua các thời kì để xem xét các thời kì doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao hay không.
Theo Nguyễn Năng Phúc (2016), một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp nhƣ:
- Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu:
(Nguồn: [21])
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp đã tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một trăm đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí. Nhƣng để có hiệu quả thì tốc độ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt và ngƣợc lại.
(Nguồn: [21])
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng VKD bình quân dùng vào kinh doanh thì sau một kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST và ngƣợc lại, chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt và ngƣợc lại.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay trên VKD:
VKD (ROI)
(Nguồn: [21])
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng VKD bình quân dùng vào kinh doanh thì sau một kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay và ngƣợc lại, chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt và ngƣợc lại. Chỉ tiêu này khác với ROA ở chỗ là đã bỏ qua tác động của cơ cấu vốn và thuế TNDN đến lợi nhuận của DN nên có tác dung hơn trong việc so sánh hiệu quả sử dụng VKD giữa các DN với nhau.
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh:
(Nguồn: [21])
Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt và ngƣợc lại.