Thực trạng về đoàn kết quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo việt nam hiện nay (Trang 39 - 55)

quyền biển đảo (2009 – 2016)

2.1.1. Biển Đông - lợi ích địa chính trị, địa kinh tế và những tranh chấp

Biển Đông là biển duy nhất nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, có vị trí chiến lược quan trọng trên thế giới, Biển Đông trải rộng từ vĩ tuyến 03 độ Nam đến vĩ tuyến 23 độ Bắc với diện tích bề mặt khoảng 3,5 triệu km2, trải dài từ eo biển Malắcca đến eo biển Đài Loan [68; tr.135]. Với hệ thống các đảo và quần đảo, Biển Đông được nối thông với Biển Hoa Đông và Biển Nhật Bản (qua eo biển Đài Loan), thông với Thái Bình Dương qua các biển đảo của Philippines và thông với Ấn Độ Dương qua eo biển Malắcca [68; tr.137] và được bao bọc bởi 9 nước và 1 vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).

Vùng biển việt Nam có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

Quần đảo Hoàng Sa: Gồm 30 đảo, bãi đá, cồn, san hô và bãi cạn, nằm trên vùng biển có diện tích khoảng 16.000 km², cách đảo Lý Sơn của ta khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km² [68; tr.138]

Quần đảo Trường Sa: Gồm hơn 100 đảo, bãi đá, cồn, san hô và bãi cạn, vùng biển có diện tích rộng khoảng 160.000 – 180.000 km², cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 243 hải lý, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 203 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 585 hải lý. Diện tích toàn bộ phần nổi của quần đảo khoảng 10 km² [68; tr.138]

Biển Đông có ý nghĩa địa chính trị rất quan trọng với các Quốc gia liền kề và với các quốc gia trên thế giới. Với diện tích 3,5 triệu m2, Biển Đông là tuyến vận tải biển lớn thứ 2 thế giới, ước tính mỗi năm, giá trị hàng hóa vận tải đường thủy trong khu vực này lên đến hơn 5.000 tỷ USD, một nửa số tàu biển đang lưu thông của thế giới chạy qua Biển Đông. Đây là tuyến hàng hải quan trọng nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

Không những thế, Biển Đông là khu vực tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều dầu khí và sinh vật Biển. Khu vực Biển Đông chứa khoảng 130 tỷ thùng dầu mỏ và 900 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên và có một lượng khí đóng băng lớn, tương đương với dự trữ dầu khí trên. Ngoài ra, dưới đáy biển còn nhiều kim loại quý như Magan. Về Hải sản, có trên 100 loài cá có giá trị kinh tế cao và có khả năng khai thác với số lượng lớn. Hiện nay, sản lượng đánh bắt cá tại vùng Biển Đông chiếm khoảng 7 – 8% của cả thế giới.

Trong khu vực Biển Đông quần đảo Trường Sa có diện tích lớn nhất (trên 1,3 triệu km2, chiếm 38% tổng diện tích Biển Đông), và chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà còn có vị trí quan trọng về giao thông hàng hải và phòng thủ chiến lược. Nếu quần đảo này có căn cứ quân sự hiện đại thì có thể kiểm soát được một địa bàn rộng, gần như toàn bộ Đông Nam Á và Đông Nam của Trung Quốc. Chính những lợi ích to lớn trên đã kích thích tham vọng địa chính trị của nhiều nước, làm cho Biển Đông trở nên nổi sóng trong nhiều thập kỷ qua. Tương lai của Đông Nam Á sẽ tùy thuộc không nhỏ vào việc giải quyết cuộc tranh chấp Biển Đông hiện nay.

Dưới góc nhìn địa - chiến lược, địa - kinh tế, và rộng ra là nhìn dưới phương diện địa – chính trị có thể thấy nhiều quốc gia và tổ chức trong khu vực, quốc tế đều có lợi ích to lớn từ Biển Đông.

Từ cuối thập kỷ thứ nhất của thế kỷ XXI, Biển Đông ngày càng trở thành điểm nóng, với nhiều sự kiện tranh chấp do phía Trung Quốc gây ra. Từ khi Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới và gia

tăng đáng kể về quân sự, đặc biệt là hải quân, Trung Quốc coi thâu tóm Biển Đông là bước đi có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt. Độc chiếm Biển Đông, trở thành nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của Trung Quốc. Về khía cạnh kinh tế, khu vực Biển Đông là nơi có thể cung cấp nguồn nguyên liệu, năng lượng thiết yếu cho phát triển nền kinh tế Trung Quốc; về chiến lược, Biển Đông là khu vực thuận lợi nhất cho Trung Quốc thực hiện mục tiêu tiến ra các Đại dương. Chính vì Biển Đông có vai trò vô cùng quan trọng như vậy, nên Trung Quốc đã bằng mọi cách khống chế vùng biển này.

Đối với Mỹ, Đông Nam Á nói chung, biển Đông nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt với mỹ cả về phương diện kinh tế, chính trị, và chiến lược. Ba trong mười tuyến đường hàng hải quan trọng nhất của Mỹ đi qua Tây Thái Bình Dương và eo biển Malaca. Các nước đồng minh thân cận của Mỹ ở Đông Bắc Á như Nhật bản và Hàn quốc phụ thuộc sâu sắc và tuyến thương mại này. Trong chiến lược quân sự, Biển đông là một mắt xích trọng yếu trong hệ thống quân sự ven biển của Mỹ ở Châu Á, chạy dài từ vịnh Pec – xích, qua biển đến bán đảo Triều tiền, là nơi hỗ trợ đắc lực cho việc duy trì vành đai không chế Trung Quốc ở Biển Đông, nhất là trong việc duy trì hiện trạng của Đài Loan cũng như duy trì quan hệ đồng minh chiến lược của Mỹ ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương. Hơn nữa, Mỹ cũng muốn có mặt để can dự nhiều hơn ở biển Đông để theo dõi sự triển khai của hải quân Trung Quốc tại vùng biển này.

Xuất phát từ những lợi ích Biển Đông, từ năm 2010, Mỹ đã công khai chỉ trích những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và coi vùng biển này nằm trong lợi ích của họ. Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Mỹ cùng với nhiều nước trong khu vực cương quyết quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của các hội nghị về an ninh và hợp tác khu vực

Đối với Nhật Bản, sự an toàn và thông suốt trong vận chuyển qua Biển Đông nhất là eo biển Malacca còn quan trọng hơn cả Mỹ. Khu vực này là nơi có khả năng cung cấp một nguồn tài nguyên bổ sung lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, thêm vào đó, sự gia tăng nhanh, mạnh kinh tế và quân sự cùng với những hành động của Trung Quốc trên biển Đông và Hoa Đông cũng làm tăng thêm sức ép địa chính trị, kinh tế đối với Nhật Bản. Trong bối cảnh nhiều nước ASEAN nhất là Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm các đối tác để củng cố yêu sách đòi chủ quyền của mình, Nhật muốn tận dụng cơ hội này để duy trì ảnh hưởng. Chính vì vậy, những năm gần đây, Nhật Bản can dự nhiều hơn vào Biển Đông, cho dù không phải là nước có yêu sách đòi chủ quyền. Cùng với đó, Nhật đã hưởng ứng mạnh mẽ quan điểm giải quyết vấn đề Biển Đông theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.

Đối với Ấn Độ, Nga, Australia và ASEAN tranh chấp biển Đông không chỉ liên quan trực tiếp đến lợi ích an ninh và phát triển của các quốc gia mà còn là phạm vi địa chính trị . Các quốc gia này đã nhiều lần phản ứng về vấn đề Biển Đông trước những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông mà ASEAN đã cùng Trung Quốc thông qua là một nỗ lực của tổ chức này trong thương lượng với Trung Quốc. Thực tế căng thẳng ở biển Đông vẫn chưa có hồi kết. Điều này khẳng định với sự tham gia của các quốc gia và tổ chức nhằm giải quyết vấn đề Biển Đông tuy có những bước tiến nhưng vấn đề vẫn còn rất phức tạp.

Nhiều nước và tổ chức khu vực, quốc tế có lợi ích từ biển Đông, như: 70% tàu chở dầu của Nhật Bản đi qua Biển Đông; hai phần ba khí tự nhiên của Hàn Quốc được vận chuyển qua Biển Đông; Hoa Kỳ - một siêu cường hàng hải, đã nhiều lần tuyên bố họ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông. Lợi ích của Hoa Kỳ gắn với hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và không quốc gia nào được độc chiếm, chi phối Biển Đông; lợi ích kinh tế của EU ở khu vực này là: 18,1% xuất khẩu của EU tới Đông Á, trong khi toàn châu Á là 21,4%. EU nhập khẩu 30,1% hàng hóa

từ Đông Á trong tổng số 34,3% từ châu Á [68]. Trong tổ chức ASEAN, 4 nước thành viên của tổ chức này, là Phi-líp-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a và Bru-nây có các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông liên quan trực tiếp đến yêu sách Đường 9 đoạn của Trung Quốc; đối với tổ chức ASEAN, Biển Đông là chủ đề gắn với xây dựng môi trường hòa bình và ổn định cho phát triển và phồn vinh của khu vực - một lợi ích hàng đầu của các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á.

Như vậy, tranh chấp Biển Đông trong những năm đầu của thế kỷ XXI, chủ yếu liên quan đến ba phương diện: Một là vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở các đảo, hai là phân định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn, ba là quyền tự do hàng hải. Đây là tranh chấp chủ quyền biển đảo và các lợi ích phức tạp nhất trên thế giới. Khả năng xung đột gia tăng ở Biển Đông là lời cảnh tỉnh đối với cộng đồng quốc tế yêu hòa bình, trước hết là đối với các nước ven biển Đông.

2.1.2. Tình hình chủ quyền biển đảo Việt Nam ở biển Đông

Tranh chấp ở Biển Đông

Từ năm 2009, Biển Đông trở thành điểm nóng với nhiều sự kiện tranh chấp do phía Trung Quốc gây ra. Khởi nguồn là sự kiện, ngày 7 tháng 5 năm 2009, Trung Quốc gửi hồ sơ xin nới rộng thềm lục địa đến Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Ấn định biên giới thềm lục địa (UN Commission on the Limit of the Continental Shelf), kèm theo bản đồ có hình “đường lưỡi bò”, chiếm đến hơn 80% diện tích Biển Đông (trong đó có phần lớn diện tích vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của một số quốc gia Đông Nam Á và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Cùng với động thái này, tháng 3 năm 2010, Trung Quốc khẳng định, Biển Đông là một trong những “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Trong năm 2012, Trung Quốc gây ra các sự kiện, như: Thành lập “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và thành lập một đơn vị đồn trú mới đóng quân trên hòn đảo này. Tháng 4 năm 2012, tranh chấp bãi cạn Scarborough thuộc EEZ của Philippines.

Ngày 2 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc bất ngờ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) cùng hàng trăm tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC). Hành động của Trung Quốc đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, và trực tiếp xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .

Những hành động liên tiếp và dã tâm của phía Trung Quốc khiến nhân dân Việt Nam phẫn uất, sục sôi tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. Các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam trên biển đã phản ứng quyết liệt, kiên trì yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi lãnh hải Việt Nam; dư luận quốc tế cũng bày tỏ mạnh mẽ thái độ quan ngại về tình hình Biển Đông, thậm chí có nước (đặc biệt là Mỹ) lên án hành động ngang ngược, khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tháng 6 năm 2014, Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo đất tại 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông là Gạc Ma, Châu Viên, Tư Nghĩa, Ga Ven, Én Đất...

Ngày 16 tháng 7 năm 2014, Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về gần đảo Hải Nam, ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu lý do dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 là vì đã hoàn thành kế hoạch. Tuy nhiên, nhiều người cảnh báo rằng, việc rút giàn khoan của Trung Quốc chỉ là một “lựa chọn chiến thuật” để giảm thiểu căng thẳng trước mắt, Trung Quốc sẽ không từ bỏ chiến lược bành trướng, độc chiếm Biển Đông.

Từ sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đến

năm 2016, Trung quốc tiếp tục thực hiện quân sự hóa các đảo Biển Đông; gây khó khăn cho ngư dân Việt Nam đánh cá trong ku vực Biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Tình hình chủ quyền biển đảo Việt Nam ở biển Đông

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam với các căn cứ pháp lý và lịch sử lâu đời. Đây là hai quần đảo có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng. Song, Việt Nam đang phải đối mặt với những tranh chấp rất phức tạp về chủ quyền đối với các quần đảo này từ các quốc gia khác xung quanh Biển Đông.

Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn và tuyên bố chủ quyền vào năm 1974 đã phâm xạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam; năm 1988, Trung quốc chiếm đảo Gạc ma của Việt Nam…và nhiều hành động phâm xạm nghiêm trọng đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Đến cuối năm 2016, Trung Quốc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo; Trung Quốc cũng xây dựng “một số cơ sở quân sự cần thiết” để bảo vệ lợi ích của họ. Việc tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc sẽ dẫn tới những hành động tiếp theo của nước này nhằm ngăn chặn người và phương tiện, máy bay, tàu thuyền đi vào vùng biển xung quanh các đảo nhân tạo này. Theo nhà nghiên cứu Carlyle Thayer Học viện Quốc phòng Úc thì: "Trung Quốc đang đặt nền móng cho việc thiết lập và thực thi một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông. Một ADIZ non trẻ đã hiện hữu. Nhân sự Hải quân Trung Quốc, cả lực lượng trên đá Chữ Thập và trên các tàu chiến của Hải quân nước này, liên tục thách thức các chuyến bay của máy bay quân sự nước ngoài, bao gồm máy bay của Philippines, Úc và Mỹ" [1].

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 18 đến ngày 19/6/2017 Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, tướng Phạm Trường Long, đã ngang nhiên cho rằng: "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải là tên gọi Trung Quốc dùng để chỉ Biển Đông đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ" [77]

Một năm sau khi thua Philippines trong vụ kiện về Biển Đông theo phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) tại The Hague, Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách 'tằm ăn dâu' ở khu vực Biển Đông.

Ngoài ra, Quần đảo Trường Sa bị tranh chấp chủ quyền và chiếm đóng của Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei. Riêng chỉ có Brunei đưa ra yêu sách chủ quyền đối với một số đảo nhưng không chiếm đóng. Những tranh chấp này được cộng đồng quốc tế quan tâm.

Chính phủ Việt Nam khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo. Việt Nam là nhà nước đầu tiên đã chiếm hữu thực sự và làm chủ hai quần đảo này từ thế kỷ XVII, từ đó đã liên tục thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hòa bình. Trong nhiều Tuyên bố và các đạo luật, Việt Nam luôn thể hiện quan điểm giải quyết các bất đồng trên biển thông qua thương lượng, sử dụng các công cụ luật pháp quốc tế. Đây là quan điểm phù hợp với xu thế chung trong khu vực, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.

2.1.3. Thực trạng đoàn kết quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo việt nam hiện nay (Trang 39 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)