Những vấn đề đặt ra về đoàn kết quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo việt nam hiện nay (Trang 55 - 60)

vệ chủ quyền biển đảo hiện nay

Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay đã đặt ra những vấn đề bức thiết về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

2.2.1 Cần cung cấp thông tin đầy đủ cho cộng đồng quốc tế về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Cùng với những thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình biển, đảo; quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước ta trong giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông và các vùng biển, đảo của nước ta; kết quả phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo... là công cụ hữu hiệu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, nhận thức lệch lạc về tình hình biển, đảo hiện nay; củng cố, tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân cũng như sự ủng hộ của bạn bè quốc tế góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”

Công tác thông tin tuyên truyền về biển, đảo cần được quan tâm đẩy mạnh cả về phạm vi đối tượng tuyên truyền, hình thức và nội dung thể hiện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu cập nhật thông tin về tình hình của công chúng. Thông qua việc cung cấp thông tin, tuyên truyền rộng rãi cho cộng đồng thế giới để họ hiểu cơ sở pháp lý chủ quyền Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng người nước ngoài và dư luận quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa trong thời điểm nhiều người còn chưa hiểu rõ về chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việt Nam cần tuyên truyền không chỉ bằng tiếng Việt mà phải bằng cả tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và ngôn ngữ của nhiều quốc gia khác để nhân dân thế giới và nhân dân Trung Quốc hiểu biết rõ hơn về sự thật. Các hội thảo quốc tế cũng cần được thực hiện thường xuyên để phổ biến thông tin, cập nhật những diễn biến quan trọng nhất về vấn đề Biển Đông. Từ đó tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế để bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Trên phương diện thông tin đại chúng, cùng với những định hướng tuyên truyền chung, công tác thông tin tuyên truyền biển, đảo thời gian tới cần tăng cường nhiều hơn những thông tin lịch sử, pháp lý và thực địa khẳng định chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc; góp tiếng nói chung, sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế đối với chủ quyền biển, đảo của Việt Nam và quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết các vấn đề trên biển. Các hoạt động đối ngoại quân sự, đối ngoại nhân dân... góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, hữu nghị, nâng tầm quan hệ truyền thống và tình đoàn kết tốt đẹp với quân đội và nhân dân các nước.

2.2.2. Cần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ hơn lập trường của Việt Nam là giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế đối với vấn đề

Giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia bằng các biện pháp hòa bình là xu hướng tất yếu và được đa số các nước trên thế giới ủng hộ. Giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia bằng các biện pháp hòa bình có thể hiểu là: giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình (song phương hoặc đa phương) trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm đi tới một giải pháp công bằng cho tất cả các bên; giải quyết các tranh chấp thông qua trung gian, hòa giải hoặc bằng các cơ chế tài pháp quốc tế như Tòa án Công lý Quốc tế, Tòa án Quốc tế về Luật Biển và các tòa trọng tài khác.

Khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông vì đây là vấn đề quan hệ mật thiết với hòa bình và ổn định của cả khu vực và thế giới cũng như quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc và các đối tác; khẳng định lại các nguyên tắc chung như kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Chính chủ trương giải quyết bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam đã được dư luận và bạn bè quốc tế đánh giá cao và ủng hộ tuyệt đối. Duy trì hòa bình cũng nhằm bảo vệ lợi ích chung của các nước có liên quan. Biển Đông là một khu vực ngày càng đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, không chỉ các quốc gia ven biển. Ví dụ như giao thông hàng hải, tài nguyên trên bờ, nguồn lợi thủy sản và rất nhiều nguồn lợi khác. Có những lợi ích cùng chia sẻ, nhưng cũng có những mâu thuẫn, tranh chấp vì lợi ích. Vì thế, nói tranh chấp biển Đông không chỉ nói giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà tất cả những nước có lợi ích ở khu vực.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông trong an ninh hàng không, hàng hải quốc tế, do đó Mỹ cũng như Nhật Bản không thể đứng ngoài những tranh chấp tại khu vực này; tự do hàng hải, hàng không là vấn đề chung của khu vực và toàn cầu.

Chính sách an ninh dưới thời Tổng thống đắc cử Mỹ D.TRUMP khả năng sẽ được duy trì như hiện nay và không có những thay đổi lớn. Vì vậy, tình hình Biển Đông sẽ phụ thuộc đầu tiên vào các nước ASEAN, sự đoàn kết giữa các nước ASEAN sẽ góp phần giúp tình hình Biển Đông ổn định; tiếp theo là quan hệ hợp tác giữa các nước ASEAN với các quốc gia như Trung Quốc và những nước ngoài khu vực có liên quan như Nhật Bản và Australia.

Mặt khác xu thế trên quốc tế hiện nay là giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và Việt Nam đang tôn trọng điều này nhưng phía Trung quốc không tuân theo. Tranh chấp biển Đông là một vấn đề hết sức nhạy cảm nên việc giải quyết phải thật sự khéo léo để không ảnh hưởng tới chính trị cũng như chính sách đối ngoại của nước ta.

Đối với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông hiện nay, cần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia, và làm cho các nước hiểu được lập trường bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông trong việc đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, luận văn đã tập trung khái quát thực trạng về đoàn kết quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. làm rõ tình hình chủ quyền biển đảo Việt Nam ở biển Đông; thực trạng đoàn kết quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Từ đó nêu ra những hạn chế về đoàn kết quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Những vấn đề đặt ra về đoàn kết quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.

Trong những năm gần đây, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông đã trở nên phức tạp. Có thể nói Biển Đông là nơi diễn ra những tranh chấp chủ quyền các đảo và lợi ích quốc gia phức tạp nhất trên thế giới. Những tranh chấp ở biển Đông có liên quan đến Việt Nam đã được Đảng và nhà nước giải quyết một cách thấu đáo dựa trên cơ sở vận dụng linh hoạt tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. Vì thế chúng ta đã đạt được những thành tựu trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra. đòi hỏi Đảng, Nhà nước và Nhân dân vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh một cách linh hoạt để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG ĐẤU

TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo việt nam hiện nay (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)