Dự báo những nhân tố tác động đến đoàn kết quốc tế trong đấu tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo việt nam hiện nay (Trang 60)

đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo

Thứ nhất, Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông

Để thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông Trung Quốc đã tiến hành chia rẽ, phân hóa các nước ASEAN, nhất là chia rẽ ASEAN với Việt Nam, nhằm phân tán sức mạnh đoàn kết của ASEAN. Một khi ASEAN bị chia rẽ, không coi Biển Đông là vấn đề chung của Hiệp hội mà chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với một nước ASEAN riêng rẽ thì Trung Quốc có thể dễ đạt được các thoả hiệp có lợi nhất về vấn đề Biển Đông. Nhằm mục tiêu ấy, Trung Quốc đã lợi dụng sự bất đồng về lợi ích, về quan điểm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông của các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền để gây chia rẽ, không để các nước này đoàn kết thành một khối để đối trọng với Trung Quốc; bên cạnh đó, Trung Quốc sử dụng viện trợ để các nước này vì lợi ích quốc gia trước mắt mà không ủng hộ các nước ASEAN khác trong “hồ sơ Biển Đông”; chủ trương đàm phán riêng rẽ đối với các nước có liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông để đạt lợi ích riêng, tạo nghi ngờ giữa các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng đối với các nước ASEAN khác nhằm tách họ khỏi các vấn đề Biển Đông, tập trung bao vây, cô lập Việt Nam với các nước ASEAN, vì Trung Quốc cho rằng Việt Nam là lực cản lớn nhất đối với chiến lược độc chiếm Biển Đông của họ. Điều đó giải thích vì sao có những nước có quan hệ rất tốt với Việt Nam, nhưng không dám bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ

Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, thậm chí coi đây là chuyện riêng giữa Trung Quốc với Việt Nam, giữa Trung Quốc với Phi-líp-pin, hoặc né tránh bày tỏ quan điểm bằng lý do “không can thiệp công việc nội bộ nước khác”.

Trung Quốc đưa ra các sáng kiến “Vịnh Bắc Bộ mở rộng” với chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác”, muốn biến Biển Đông thành “con đường tơ lụa trên biển” trong thế kỷ 21, để lôi kéo các nước ASEAN có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông và chứng tỏ với ASEAN là Trung Quốc muốn giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông

Trung Quốc chủ trương đàm phán song phương với từng nước ASEAN, không đàm phán chung với cả Hiệp hội về vấn đề Biển Đông. Chủ trương của Trung Quốc là chủ quyền ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc và hạ thấp vai trò, sức mạnh tập thể của ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực, dùng sức mạnh của nước lớn để giải quyết riêng rẽ với từng nước thành viên ASEAN có tranh chấp chủ quyền, qua đó làm tăng vai trò nước lớn của Trung Quốc.

Trước sự tác động của Trung Quốc lên các nước trong khối ASEAN, vào tháng 6/2017, trong cuộc họp đặc biệt của ASEAN ở Côn Minh (Trung Quốc) sự chia rẽ trong nội bộ các nước Asean đã thể hiện rõ khi khối này rút lại bản thông cáo với lời lẽ chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc về việc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Và nghiêm trọng hơn, chỉ sau hai tuần Tòa Trọng tài thường trực ở The Hague ra phán quyết có lợi cho Philippines trong vụ kiện về Biển Đông vào tháng 7/2016, Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN đã không thể đưa ra một tuyên bố chung về vấn đề tranh chấp biển Đông tại cuộc họp thường niên vào 25/07/2017 [63].

Cùng với việc phản đối đàm phán về vấn đề Biển Đông với ASEAN, Trung Quốc đồng thời vô hiệu hóa các nội dung Tuyên bố về Ứng xử của các bên liên quan trên Biển Đông (DOC) mà hai bên phải mất 12 năm đàm phán

mới đi đến ký kết năm 2002. Trung Quốc luôn nói tuân thủ DOC, nhưng thực tế Trung Quốc trắng trợn vi phạm DOC.

Trung Quốc tìm lý do trì hoãn bàn và ký kết với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (COC). Trong khi chưa ký được COC, Trung Quốc đã tự mình từ bỏ DOC.

Trung Quốc vận động để ASEAN không ủng hộ lập trường của Mỹ trong vấn đề Biển Đông và sử dụng vấn đề này nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực. Trung Quốc luôn coi Đông Nam Á là “khu vực ảnh hưởng truyền thống” của mình. Trước việc Mỹ thực hiện chính sách “tái cân bằng” ở khu vực, lấy Biển Đông làm khâu đột phá để làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc, nước này đã tìm cách phản công lại bằng cách quy kết lập trường của Mỹ về Biển Đông chỉ mang lại lợi ích cho Mỹ, không có lợi cho ASEAN.

Trung Quốc ban hành các quy định về vùng đặc quyền kinh tế, cấm các nước khác khảo sát, đo đạc trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc; phản đối hoạt động của các tàu do thám Mỹ, mưu toan đẩy hải quân Mỹ ra khỏi Biển Đông nhằm phá thế bao vây về quân sự của Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc mưu toan dùng quân sự để khống chế các đường hàng hải quốc tế ở Biển Đông nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực và hạn chế khả năng Mỹ can thiệp vào vấn đề Đài Loan khi có tình huống xảy ra.

Trung Quốc chủ trương dùng sức mạnh tổng hợp để uy hiếp ASEAN, buộc các nước ASEAN phải nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông; chủ trương kiểm soát thực tế trên biển, khiến thế giới phải thừa nhận Biển Đông nằm trong phạm vi lợi ích của Trung Quốc.

Trung Quốc tăng cường đầu tư cho quân sự, quyết tâm thực hiện ba nhiệm vụ quan trọng (mạnh về Hải quân để trở thành cường quốc biển; chạy đua trên vũ trụ; giành ưu thế về công nghệ thông tin, chiến tranh mạng), tạo ra

cục diện có lợi cho Trung Quốc, quyết đoán, mạnh mẽ, sử dụng vũ lực trắng trợn hơn trong khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Trong phiên họp Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối tháng

12/2016, ông Tập Cận Bình đề ra yêu cầu: "Bảo vệ lợi ích quốc gia cốt lõi thì phải dám đối đầu trực diện, không được cúi đầu trước khó khăn, không được rút lui trước thách thức, không được đổi chác nguyên tắc, không được để dân tộc Trung Hoa phải nếm trái đắng cho dù dưới bất kỳ áp lực nào" [3].

Thực tế cho thấy âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc ngày càng quyết liệt.

Phản đối “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, tránh đưa tranh chấp ra các cơ chế tài phán quốc tế

Trung Quốc luôn phớt lờ yêu cầu đàm phán với Việt Nam giải quyết vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, luôn yêu cầu đàm phán song phương với từng nước tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, khước từ bên thứ ba can thiệp vào những tranh chấp trên Biển Đông vì muốn dùng áp lực nước lớn “nói chuyện” với các nước nhỏ; phản đối Philíppin, Việt Nam đưa vấn đề tranh chấp ra Tòa Trọng tài thường trực quốc tế (PCA). Trung Quốc né tránh sử dụng Luật pháp Quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, chứng tỏ Trung Quốc yếu thế về cơ sở pháp lý trong các yêu sách chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông.

Chính sách ngoại giao pháo hạm của Trung quốc làm căng thẳng tình hình thì vai trò của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp là rất quan trọng. Tiếng nói của các tổ chức và luật pháp quốc tế và động thái của những nước lớn là yếu tố quan trọng để kìm hãm Trung quốc bành trướng tại Biển Đông. Những tham vọng và hành động của Trung Quốc về Biển đông trong thời gian vừa qua cùng với sự quan tâm của các cường quốc liên quan là nhân tố tác động lớn đến bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam ở biển Đông hiện nay.

Tháng 7/2016, tòa trọng tài quốc tế do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở The Hague, Hà Lan đã phán quyết cuối cùng về vụ kiện Biển Đông của Philippines đối với Trung Quốc. Bản án của Tòa Trọng tài quốc tế đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đòi sở hữu đến 80% biển Đông. Việc Trung Quốc không chấp nhận phán quyết mà tòa đưa ra, đã làm xói mòn, làm suy yếu Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), trong khi UNCLOS được công nhận rộng rãi là hiến pháp đại dương của thế giới, là nền tảng pháp lý cho một trật tự trên biển Đông. Bắc Kinh đã khuấy động một chiến dịch tìm kiếm ủng hộ từ cộng đồng quốc tế để vô hiệu hóa phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế.

Hành động Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài quốc tế sẽ gây phức tạp cho tình hình tranh chấp biển Đông, đặc biệt là đối vớibảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam ở biển Đông hiện nay.

Tác động từ môi trường khu vực, quốc tế và trong nước. Tác động từ môi trường khu vực, quốc tế.

Trước những tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại khu vực. Mỹ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, trước hết là do Mỹ lo ngại về quyền tự do đi lại trên biển và nhu cầu bảo vệ hoạt động kinh doanh của các công ty năng lượng Mỹ, nói rộng ra là lợi ích kinh tế của Mỹ.

Một mặt, Mỹ vẫn theo đuổi chính sách trung lập, không đứng về bên nào; mặt khác, Mỹ đang ngày càng đi sâu vào quá trình giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trên Biển Đông.

Với Trung Quốc, Mỹ vừa là một đối tác ngoài khu vực, hợp tác với Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông một cách hòa bình, lại vừa là một nhân tố ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Mỹ vừa tranh thủ những cơ chế đối thoại, hợp tác với Trung Quốc nhằm xây dựng một giải pháp đa phương, lại vừa thực hiện các hoạt động do thám, nghiên cứu tại Biển Đông nhằm thăm dò sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Với các quốc gia Đông Nam Á, Mỹ đóng vai trò một quốc gia tạo đối trọng với Trung Quốc, duy trì sự cân bằng quyền lực và ổn định khu vực tại Biển Đông bằng cách tăng cường quan hệ với các quốc gia tranh chấp khác, đặc biệt về quân sự.

Những năm gần đây, Mỹ đang muốn đóng vai trò một chủ thể bên ngoài có sức nặng trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. Đồng thời, Mỹ gửi đi một thông điệp rằng, Mỹ sẵn sàng trở thành một lực lượng duy trì an ninh, ổn định tại Biển Đông cũng như toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có thể làm chỗ dựa cho các nước ĐNA trước sự đe dọa từ Trung Quốc.

Việc có mặt Mỹ tại Biển Đông tạo thêm thế và lực trong đòi hỏi chủ quyền chính đáng đối với các nước Đông Nam Á, trong đó có việc sử dụng Mỹ như một kênh ngoại giao quan trọng để đa phương hóa, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.

Mỹ đã tiến hành hoạt động tuần tra "nhằm mục đích đảm bảo tự do hàng hải" (FONOP) ở Biển Đông. Trong đợt tuần tra hôm 10/10/2017, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ mang tên USS Chafee đã hoạt động gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông. Tàu USS Chafee đã "thực hiện hoạt động tuần tra thông thường" nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền đơn phương và trái pháp luật ở Biển Đông. Hải quân Mỹ tiến hành các hoạt động tuần tra ở Biển Đông, đang tăng tuần suất tuần tra ở vùng biển chiến lược này.

Việc tuần tra của Mỹ ở Biển Đông để thể hiện hải quân Mỹ vẫn hiện diện trong khu vực cũng như vẫn duy trì cam kết đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông.

Tại Diễn đàn An ninh châu Á ở Singapore (3/6/2017), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã phản đối việc Trung Quốc khuấy động những căng thẳng ở Biển Đông.

Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tháng 8/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ - Jim Mattis đã hoan nghênh sự tham gia chủ động và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam tại Châu Á - Thái Bình Dương. Hai Bộ trưởng “nhất trí rằng một mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, bao gồm tự do hàng hải ở Biển Đông và toàn cầu, tôn trọng pháp luật quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia” [78].

Trong bài phát biểu của Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius đăng trên trang chính thức của Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân Hội thảo quốc tế về 20 năm quan hệ song phương giữa hai nước, có đoạn viết: Mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: "Chúng tôi muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập, tôn trọng luật pháp và nhân quyền; và Hoa Kỳ muốn trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong những năm tới "[26].

Nhật Bản là nước đứng hàng đầu thế giới về khoa học và công nghệ; là nền kinh tế đứng thứ ba thế giới, với GDP đạt khoảng năm nghìn tỷ USD một năm. Nhật Bản là thành viên của Liên hợp quốc, tham gia Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G8)…Việt Nam và Nhật Bản có nhiều tương đồng về văn hóa, có giao lưu văn hóa và thương mại từ sớm. Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển tốt đẹp nhất với sự tin cậy cao và năm 2014 hai nước đã đạt đến khuôn khổ “đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á”. Những năm qua, mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi. Nhật Bản là nhà cung cấp ODA số một, nhà đầu tư lớn thứ hai và là

đối tác thương mại song phương lớn thứ tư của Việt Nam. Năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt hơn 28,5 tỷ USD, trong 11 tháng đầu năm 2016 đạt 26,8 tỷ USD [12].

Đối với khu vực biển Đông, Nhật Bản kiên trì bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, tôn trọng pháp luật quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia; giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Philippines, Trung Quốc trong vấn đề ở biển Đông

Philippines sẽ không từ bỏ chủ quyền của nước này đối với một số đảo ở biển Đông. Philippines thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc nhưng vẫn giữ vững mục tiêu chính đó là bảo vệ lợi ích quốc gia nhằm đem lại lợi ích và sự thịnh vượng cho người dân.

Trong vụ kiện lên Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan), đã bác bỏ tính pháp lý của "đường chín đoạn" mà Trung Quốc đơn phương thiết lập ở biển Đông.

Cho dù hôm 27/4/2017, Tổng thống Philippine, Rodrigo Duterte (hiện đang là chủ tịch khối ASEAN) nói sẽ không có ích gì trong việc thảo luận về các hoạt động trên biển của Trung Quốc, "bởi vì dù sao cũng không ai dám gây áp lực với Bắc Kinh" [12]; nhưng trên thực tế thì giới chính trị và nhân dân Philippine đang thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nước này ở Biển Đông.

Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc trong vấn đề ở biển Đông

Lập trường của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc trong vấn đề ở biển Đông là phản đối sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, phản đối sự phủ nhận của Trung Quốc đối với phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế tại La Haye. Sự kiện đáng lưu ý là mặc dù văn bản của ASEAN công bố ngày 6/8/2017 đã không dám chỉ trích Trung Quốc, không đề cập về sự cần thiết của một bộ quy tắc ứng xử mang tính chất ràng buộc về pháp lý, và cũng như hầu như hoàn toàn không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo việt nam hiện nay (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)