Tổng hợp phát sinh công nợ tạm ứng qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần công nghệ du lịch bestprice (Trang 62)

Đơn vị tính: Triệu đồng TT Thời gian Số dƣ đầu năm Số tăng trong năm Số giảm trong năm Số dƣ cuối năm Ghi chú 1 Năm 2018 355 1 315 1 110 560 2 Năm 2019 560 1 331 1 680 211 3 Năm 2020 211 558 434 335

(Nguồn: Phòng kế toán -tài chính công ty Bestprice)

- Đối với các khoản chi tiền mặt, ngoài việc theo dõi chi theo tài khoản đối ứng, Công ty còn theo dõi chi tiết theo từng khoản mục chi rất chi tiết. Qua đó bộ phận kế toán Công ty có thể nắm bắt đƣợc tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh, nhất là việc nắm bắt kịp thời diễn biến về chi phí kinh doanh theo từng khoản mục, kịp thời báo cáo Ban giám đốc những biến động bất thƣờng về chi phí kinh doanh để ban giám đốc có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp quản lý ngân quỹ nhƣ trên đã giúp cho Công ty không để xảy ra bất kỳ một trƣờng hợp đáng tiếc nào, đồng thời giúp cho Ban lãnh đạo theo dõi sát sao diễn biến dòng tiền ra, vào tại Công ty để từ đó có những quyết sách kịp thời, chính xác đối với hoạt động kinh doanh của Công ty.

Bảng 2.5. Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ằng tiền Chỉ tiêu Đvt 2018 2019 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 +/- % +/- % Tài sản ngắn hạn (1) Trđ 16979,2 18539,5 14846,7 1.560,3 9,2% - 3.692,8 -20% Tiền và tƣơng đƣơng tiền (2) Trđ 1280,8 1956,2 1717,4 675,4 52,7% -238,8 -12% Các khoản phải thu (3) Trđ 13641,4 15179,7 11151,3 1.538,3 11,3% - 4.028,4 -27% Hàng tồn kho (4) Trđ 2057 1403,6 1978 -653,4 -31,8% 574,4 41% Nợ ngắn hạn (5) Trđ 7715,5 7370,8 3926,8 -344,7 -4,5% - 3.444,0 -47% LN trƣớc thuế và lãi vay (6) Trđ 443,4 676,8 -2282,7 233,4 52,6% - 2.959,5 -437% Chi phí lãi vay (7) Trđ 92,6 287,5 45,7 194,9 210,5% -241,8 -84% Hệ số khả năng

thanh toán hiện hành (8)= (1)/(5)

Lần

2,2 2,51 3,78 0,3 14,3% 1,3 50%

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (9)=(1-4)/(5) Lần 1,93 2,32 3,28 0,4 20,2% 1,0 41% Hệ số khả năng thanh toán tức thời 10 =(2)/(5) Lần 0,17 0,26 0,44 0,09 59,9% 0,18 65%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Theo số liệu trên bảng 2.7, hiệu quả sử dụng vốn lƣu động ở khâu thanh toán đƣợc đánh giá cụ thể nhƣ sau:

tăng lên trong giai đoạn 2018 – 2020. Năm 2018 hệ số này là 2,2 lần, đến năm 2019 hệ số này là 2,51 lần tăng 0,3 lần (tƣơng ứng tăng 14,3%) và tiếp lục tăng lên 3,78 lần vào năm 2020, so với 2019 tăng 1,3 lần (tƣơng ứng tăng 50%). Chỉ tiêu này của công ty luôn có xu hƣớng tăng và đều khá cao (>1) chứng tỏ công ty hoàn toàn đảm bảo khả năng thanh toánh các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản của mình.

Tƣơng tự, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng có xu hƣớng tăng lên trong giai đoạn 2018 – 2020 và đều khá cao (>1). Hệ số năm 2018 là 1,93 lần, năm 2019 là 2,32 lần, tăng gần 0,4 lần so với năm 2018 (tƣơng ứng tăng 20,2%). Đến năm 2020, hệ số này tiến tục tăng gần 1,0 lần so với năm 2019 (tƣơng ứng tăng 41%) lên 3,28 lần ở năm 2020.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty cũng có xu hƣớng giống các chỉ tiêu trên đều có xu hƣớng tăng qua các năm giai đoạn 2018 – 2020. Hệ số này trong năm 2018 là 0,17 lần, năm 2018 là 0,26 lần tăng 0,09 lần so với năm 2017 (tƣơng ứng tăng 59,9%), năm 2019 là 0,44 lần tăng 0,18 lần so với năm 2018 (tƣơng ứng tăng 65%).

Nguyên nhân có sự biến động nhƣ trên là do:

- Nợ ngắn hạn của công ty luôn có xu hƣớng giảm do công ty thắt chặt quy mô kinh doanh dịch vụ du lịch, cụ thể từ 7715,5 triệu đồng (năm 2018) xuống 7370,8 triệu đồng (năm 2019) và 3926,8 triệu đồng (năm 2020), giảm 3440 triệu đồng (tƣơng ứng giảm mạnh 47%) so với cùng kỳ năm 2019.

- Tài sản ngắn hạn năm 2018 là 16979,2 triệu đồng. Năm 2019 đƣợc tăng lên 1560,3 triệu đồng thành 18539,5 triệu đồng, tƣơng ứng tƣang 9,2%. Năm 2020, tài sản ngắnhanj là 14846,7 triệu đồng cũng có xu hƣớng giảm nhƣ nợ ngắn hạn tuy nhiên tài sản ngắn hạn giảm mạnh hơn với mức giảm là 20% tƣơng ứng giảm 3692,8 triệu đồng so với năm 2019.

Nhìn chung, nhóm hệ số khả năng thanh toán của công ty ở mức chƣa cao. Mặc dù công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình bằng tài sản ngắn hạn song khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ bằng tiền mặt thì rất thấp. Tài sản ngắn hạn nằm chủ yếu ở các khoản phải thu khách hàng, lƣợng tiền mặt công ty

dự trữ khá ít, do đó công ty có thể gặp những rủi ro về thanh toán nhanh. Do vậy, công ty cần có những biện pháp quản lý vốn lƣu động hiệu quả hơn thì mới có thể nâng cao đƣợc vị thế cũng nhƣ thƣơng hiệu của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.

2.2.3. Phân tích thực trạng Quản trị các khoản phải thu

Các khoản phải thu tại Công ty bao gồm: phải thu công nợ khách hàng, các khoản phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác. Trong đó lớn nhất là các khoản phải thu từ khách hàng phát sinh từ nghiệp vụ bán hàng thanh toán sau.

Ở Công ty, tất cả giá trị bán hàng đều hạch toán qua tài khoản công nợ phải thu nên việc quản trị, theo dõi và đối chiếu công nợ phải thu có khối lƣợng lớn, đòi hỏi cán bộ quản lý công nợ phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng mới có thể đảm đƣơng đƣợc công việc. Việc theo dõi toàn bộ giá trị bán hàng qua công nợ phải thu có liên quan chặt chẽ đến công tác quản trị tiền mặt.

Qua quan sát trên (Bảng 2.3) chúng ta thấy số dƣ công nợ phải thu của Công ty 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020 luôn chiếm tỷ trọng lớn trên trong tổng giá trị tài sản nói chung và tổng vốn lƣu động nói riêng. Cụ thể, năm 2018 chiếm 73,1%; năm 2019 chiếm 75,8%; năm 2020 chiếm 69,5%. Điều này cho thấy, công tác quản lý công nợ phải thu là đặc biệt quan trọng, là một trong những nhiệm vụ có tính chất quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực tế đã cho thấy, có những doanh nghiệp có doanh thu cao, mức lợi nhuận lớn nhƣng vẫn đứng bên bờ vực phá sản do bán hàng không thu hồi đƣợc công nợ hoặc thu hồi chậm dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển, Công ty cũng xác định khâu tiêu thụ là then chốt, sống còn đối với tƣơng lai của mình. Chính vì thế, trong chính sách bán hàng, Công ty thƣờng sử dụng dịch vụ bán chịu để khuyến khích ngƣời mua. Do hàng hoá của Công ty chủ yếu là tour du lịch, phòng khách sạn, khu nghỉ dƣỡng, khu vui chơi, vé máy bay v.v… nên công ty có nhiều khách hàng, trong đó có nhiều đại lý, đối tác có số công nợ lớn để đẩy nhanh tốc độ bán hàng. Bên cạnh đó, do là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tự động hoá cho việc đặt vé máy bay, phòng khách sạn, khu vui chơi nghỉ dƣỡng … qua mạng internet nên số lƣợng khách cá nhân của công ty cũng không ngừng tăng lên đòi hỏi bộ phận theo dõi cũng phải chuyên nghiệp hoá.

Công ty luôn chủ động bảo đảm số dƣ công nợ phù hợp trên cơ sở tính toán số nợ phải thu dự kiến trong kỳ. Việc xác định công nợ phải thu của Công ty dựa trên nhu cầu chi tiêu và thanh toán nợ ngắn hạn, dựa trên kế hoạch doanh thu hàng năm, hàng quý và hàng tháng.

Việc xác định công nợ phải thu gắn liền với kế hoạch bán hàng. Công ty tổ chức mối liên hệ chặt chẽ giữa phòng kế toán tài chính với các phòng kinh doanh, marketing, phòng IT để thực hiện việc xúc tiến bán một số nhóm hàng nhất định và theo dõi công nợ đối với từng nhóm khách hàng.

Việc quản lý công nợ phải thu đƣợc chi tiết theo các phòng chức năng, với chi tiết công nợ theo từng nhóm mặt hàng để từ đó có kế hoạch thu hồi công nợ phù hợp. Cụ thể, đối với công nợ bán hàng vé máy bay, vé khu vui chơi thì thời gian thu hồi công nợ ngắn hơn, đối với các hàng hoá là phòng khách sạn, tour du lịch nội địa và quốc tế thì thời gian thu hồi dài hơn.

Tất cả các kế hoạch trên đƣợc Công ty lập chi tiết, trong đó bộ phận kế toán Công ty là chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng cùng đôn đốc khách hàng thanh toán đúng thời hạn góp phần làm hạn chế đến mức thấp nhất những chi phí không cần thiết do khách hàng chiếm dụng vốn của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty thƣờng xuyên tổ chức đối chiếu công nợ phải thu với khách hàng để từ đó đàm phán, thƣơng lƣợng với khách thanh toán sớm. Trƣờng hợp có phát sinh nợ quá hạn thì tiến hành tính toán, thu hồi lãi chậm trả.

Bằng các nghiệp vụ trên, kể từ ngày đầu hoạt động đến nay, Công ty không phát sinh những khoản công nợ khó đòi phải xử lý, bên cạnh đó Công ty cũng thu hồi đƣợc một lƣợng giá trị đáng kể về lãi chậm trả để góp phần bù đắp chi phí lãi vay mà Công ty đã thực hiện để huy động vốn cho kinh doanh.

Công nợ đối với mỗi khách hàng đƣợc Công ty mở sổ theo dõi chi tiết để nắm bắt đƣợc kịp thời diễn biến công nợ của từng đối tƣợng. Mặt khác Công ty còn theo dõi công nợ đối với từng nhóm hàng để từ đó xác định thời hạn thu hồi công nợ hợp lý.

Trong từng hợp đồng bán hàng, Công ty luôn quy định việc áp dụng mức lãi suất chậm trả theo mức lãi suất quá hạn của các tổ chức tín dụng Việt Nam tại thời điểm phát sinh nợ quá hạn.

2.2.4. Phân tích thực trạng quản trị vốn tồn kho dự trữ

Tồn kho dự trữ tại Công ty chủ yếu là các voucher (khách sạn, khu nghỉ dƣỡng… hoặc combo máy bay khách sạn) chờ tiêu thụ do Công ty mua về trƣớc nhƣng chƣa tiêu thụ hoặc không tiêu thụ đƣợc. Tuy nhiên, đối với một công ty du lịch quy mô vừa và nhỏ nhƣ Bestprice thì tỷ trọng tồn kho chiếm tỷ trọng không đáng kể. Do vậy, công tác quản trị hàng tồn kho không gặp nhiều khó khăn, các voucher đến hạn mà chƣa tiêu thụ đƣợc, bộ phận kinh doanh thƣờng đề xuất Ban giám đốc xử lý theo hƣớng bán rẻ cho ngƣời lao động trong công ty để đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn. Khoản mục HTK nhƣ vậy đƣợc coi là một trong những khoản mục tài sản ít phần quan trọng đối với công ty cổ phần công nghệ du lịch Bestprice.

Bảng 2.6. Bảng đánh giá hiệu quả vốn HTK, Khoản phải thu trong giai đoạn 2018 - 2020 STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 +/- % +/- % 1 Doanh thu án hàng và cung cấp dịch vụ 185.635 192.248 78.019,5 6.613,0 3,6% - 114.228 -59% 2 Giá vốn hàng án 181.073 181.681 74.366,9 608,3 0,3% - 107.314 -59,1% 3 HTK bình quân 4.047,0 1.730,3 1.690,8 - 2.316,7 -57,2% -39,5 -2,3% 4 Nợ phải thu ình quân 8.575,2 14.410,6 13.165,5 5.835,4 68,0% -1.245,1 -8,6% 5 Số vòng quay HTK =(2)/(3) 44,7 105,0 44,0 60,3 134,7% -61,0 -58,1% 6 Thời gian 1 vòng quay HTK =360/(5) 8,0 3,4 8,2 -4,6 -57,4% 4,8 138,7% 7 Số vòng quay các KPT =(1)/(4) 21,6 13,3 5,9 -8,3 -38,4% -7,4 -55,6%

Qua bảng 2.6 ta thấy, Chỉ tiêu Số vòng quay HTK phản ánh trong giai đoạn phân tích VLĐ đầu tƣ cho HTK quay đƣợc bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này của công ty đã tăng từ mức 44,7 vòng trong năm 2018 lên 105 vòng năm 2019 rồi lại sụt giảm mạnh quay trở về mốc 44 vòng trong năm 2020. So với các doanh nghiệp cùng ngành, HTK của công ty vận động tƣơng đối nhanh, điều này cũng dễ hiểu bởi đây là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, khi mà tỷ trọng HTK chiếm khá thấp trong tổng tài sản của DN, HTK chủ yếu là các voucher công ty nhập sẵn từ các tập đoàn khách sạn hoặc khu du lịch lớn. Đối với một doanh nghiệp hoạt động cung ứng dịch vụ nói chung và đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch thì lƣợng HTK thƣờng chiếm tỷ trọng khá thấp.

Thời gian quay vòng HTK cho biết số ngày bình quân cần thiết mà HTK chu chuyển đƣợc trong một kỳ phân tích. Do số vòng quay HTK của công ty có biến động tăng giảm không đều. Năm 2018, HTK chu chuyển đƣợc một vòng trong kỳ phần tích cần 8 ngày, năm 2019 giảm xuống còn 3,4 ngày, sang đến năm 2020 lại quay trở về mốc là 8,2 ngày. Thời gian luân chuyển HTK tƣơng đối nhanh, bình quân chỉ khoảng 5 ngày. Chỉ tiêu càng thấp, HTK vận động càng nhanh, làm tăng doanh thu cho công ty.

Số vòng quay các khoản phải thu: phản ánh trong kỳ phân tích 1 đồng khoản phải thu sẽ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Cụ thể, năm 2018 một đồng KPT sẽ tạo ra 21,6 đồng doanh thu thuần. Năm 2019, số vòng quay KPT giảm còn 13,3 vòng và tiếp tục sang đến năm 2020 số vòng quay KPT chỉ còn là 5,9 vòng. Trong giai đoạn phân tích 2018 – 2020, số vòng quay các KPT có xu hƣớng giảm đi liên tục mức giảm trung bình là gần 50%/năm. Điều đó cho thấy một phần là công tác bán hàng của doanh nghiệp hiện nay khá tốt, nhƣng mặt khác cũng cho thấy nợ phải thu khách hàng tăng trong bối cảnh doanh thu lại giảm điều đó sẽ gây nhiều tác động tiêu cực cho công tác quản trị VLĐ của công ty.

2.2.5. Thực trạng quản trị vốn lưu động thông qua một số các chỉ tiêu khác

Để xem xét một cách chi tiết hơn và bao quát hơn việc quản trị vốn lƣu động của công ty cổ phần công nghệ du lịch BestPrice trong giai đoạn 2018 – 2020, chúng ta có thể đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau đây:

Bảng 2.7:Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả VLĐ giai đoạn 2018 - 2020 STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020 STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 +/- % +/- % 1 Doanh thu thuần 185635 192248 78019,5 6.613,0 3,6% - 114.228,5 -59% 2 VLĐ ình quân 16979,2 18539,5 14846,7 1.560,3 9,2% -3.692,8 -19,9% 3 Lợi nhuận trƣớc thuế 350,8 389,3 -2328,4 38,5 11,0% -2.717,7 - 698,1% 4 Số vòng quay VLĐ=(1)/(2) 10,93 10,37 5,25 -0,6 -5,2% -5,1 -49,3% 5 Kỳ luân chuyển VLĐ=360/(4) 32,93 34,72 68,5 1,8 5,4% 33,8 97,3% 6 Mức đảm nhận VLĐ=(2)/(1) 0,091 0,096 0,19 0,005 5,4% 0,09 97,3% 7 T suất lợi nhuận VLĐ = (3)/(2)*100% 2,1% 2,1% -15,7% 0,0 1,6% -0,18 - 846,9% 8 Mức tiết kiệm VLĐ =(1)/(5)/360 15,66021 15,38228 3,163526 -0,278 -1,8% -12,2 -79,4% Qua bảng số liệu 2.4, ta có thể thấy hiệu quả sử dụng VLĐ trong 3 năm gần đây nhƣ sau:

Số vòng quay VLĐ: Năm 2019 số vòng quay VLĐ giảm 0,6 vòng tƣơng ứng giảm 5,2%. Nguyên nhân chủ yếu do năm 2019, tốc độ tăng của VLĐ bình quân cao hơn tốc độ của tăng doanh thu thuần dẫn đến số vòng quay VLĐ có giảm. Đến năm 2020, số vòng quay tiếp tục giảm mạnh 5,1 vòng, giảm 49,3% là do doanh thu thuần năm 2020 giảm mạnh trong khi tốc độ giảm của VLĐ giảm chậm hơn. Ta thấy VLĐ trong 3 năm vận động chƣa thực sự tốt, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ,

gây ảnh hƣởng xấu tới lợi nhuận mà công ty nhận đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần công nghệ du lịch bestprice (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)