Bài học rút ra về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 52)

7. Cấu trúc của luận văn

1.6. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã của một

1.6.2. Bài học rút ra về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa

xã trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của một số huyện trong thành phố Hà Nội, có thể rút ra một số kinh nghiệm có thể áp dụng cho nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở huyện Lương Tài như sau:

Thứ nhất, việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ công chức cấp xã phải được thực hiện đồng bộ các khâu từ khâu tuyển dụng, bố trí, sắp xếp và sử dụng; triển khai quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý về cơ sở; thực hiện đồng bộ các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng...

Thứ hai, thực hiện tốt việc tuyển dụng công chức cấp xã thông qua thi tuyển công khai, nghiêm túc, công bằng, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội cạnh tranh. Có như vậy mới tuyển chọn được những người thực sự tài giỏi vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước và kích thích công chức cấp xã không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để có đủ năng lực, phẩm chất và trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc được giao.

Thứ ba, đội ngũ công chức cấp xã phải được đào tạo thường xuyên, liên tục sau khi được tuyển dụng. Được rèn luyện qua thực tiễn và hội tụ đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết trong thực thi công vụ. Nội dung chương trình đào tạo phải tập trung vào những chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng cụ thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mỗi vị trí.

Thứ tư, cần bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ công chức cấp xã nhằm phát huy hết khả năng làm việc tạo điều kiện cho Công chức phát huy hết sở trường của mình. Trong công tác luân chuyển, tăng cường cán bộ về cơ sở phải gắn với quy hoạch cán bộ, ưu tiên tăng cường cán bộ về cơ sở nơi có nhiều công chức chưa đạt chuẩn, nơi có tình hình phức tạp, yếu kém để vừa củng cố vừa nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở đó, vừa tạo điều kiện cho đội ngũ công chức cấp xã chưa đạt chuẩn đi đào tạo và đào

tạo lại để nâng cao trình độ chuyện môn, kỹ năng nghiệp vụ.

Thứ năm, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã phải đi liền với cải cách hành chính, thực hiện công tác thi tuyển công chức, áp dụng hình thức hợp đồng lao động vào làm việc tại những vị trí đang yếu và thiếu hụt tại các xã, thực hiện rà soát và đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ công chức cấp xã.

Tiểu kết chƣơng 1

Nền hành chính được xây dựng trên bốn yếu tố. Một số nhà khoa học gọi đó là bốn cột trụ để xây dựng nên nền hành chính. Bốn cột trụ đó là: Thể chế hành chính, Tổ chức bộ máy Chính phủ từ Trung ương đến địa phương, Vấn đề nhân sự hành chính, Tài chính công.

Trong bốn cột trụ này, việc xây dựng một đội ngũ nhân sự hành chính có đạo đức, tài năng là vấn đề tốn rất nhiều công sức và có tính chất lâu dài nhất. Vì vậy, ở bất cứ một quốc gia nào, muốn có một nền hành chính hiện đại, đáp ứng được sự phát triển của kinh tế xã hội đều rất chú trọng vấn đề này.

Qua chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, cũng như các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cấp xã. Từ đó làm cơ sở để đánh giá thực trạng chất lượng công chức cấp xã cấp xã Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong chương 2.

Chƣơng 2

TH C TRẠNG N NG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)