Yếu tố môi trường vĩ mô của tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý phát triển cơ sở hạ tầng ngành Bưu điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 48 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển cơ sở hạ tầng

2.2.1 Yếu tố môi trường vĩ mô của tỉnh Bắc Giang

* Mơi trường chính trị pháp luật

Theo chủ trương của Nhà nước, mọi thành phần kinh tế được tham gia cung cấp dịch vụ chuyển phát.

Tổng cơng ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổ ng cơng ty Bưu điện Việt Nam, thành lập theo Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 16/11/2012) là doanh nghiệp nhà nước quản lý về bưu chính, các đơn vị trực thuộc cấp dưới là các bưu điện tỉnh, thành phố. Tổ ng công ty Bưu điện Việt Nam là thành viên trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh doanh đa ngành, trong đó bưu chính là ngành kinh doanh chính, bảo đ ảm cung c ấp các dịch vụ bưu chính cơng cộng theo quy định của luật bưu chính và các nhiệm vụ bưu chính cơng ích khác do nhà nước giao.

Đổi mới tổ chức sản xuất trên cơ sở ứng dụng tin học hóa và tự động hóa. Ngành bưu chính đầu tư nhiều thiết bị hiện đại, các cán bộ được đào tạo để cập nhật các dây chuyền cơng nghệ bưu chính hiện đ ại, đồng thời mở thêm một số loại hình

dịch vụ khác để sắp xếp số lao động dơi ra khơng bố trí được trong dây chuyền sản xuất. Có sự phân định rõ ràng giữa dịch vụ cơng ích và kinh doanh, vừa đ ảm bảo phục vụ cơng ích vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Sau khi thành lập, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam với phương án tham gia cung ứng các dịch vụ công của Nhà nước đến người dân, phù hợp với ngành, nghề kinh doanh và mạng lưới của Tổ ng cô ng ty, các chương trình thơng tin và truyền thông của Nhà nước về nông thôn để phát huy hiệu quả cơ sở hạ tầng mạng lưới bưu chính do Nhà nước đầu tư. Bên cạnh đó, Tổng cơng ty Bưu điện Việt Nam cịn được phép kết hợp cung cấp các dịch vụ cơng ích với các dịch vụ thương mại, để có thể đảm bảo thu bù chi, tiến tới hoạt động có lãi giai đoạn các năm sau đó.

Thơng qua pháp luật, Chính phủ đã tác động tới ho ạt động kinh doanh của Bưu điện Bắc Giang, cụ thể thông qua các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chỉ thị số 58 - CT/TW của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội trong đó có Bưu chính. Nhà nước đưa ra hệ thống pháp luật để bảo vệ người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các doanh nghiệp an tâm sản xuất. Như vậy yếu tố chính trị tạo mơi trường rất thuận lợi, ổn định cho Bưu điện Bắc Giang phát triển kinh doanh. Yếu tố pháp luật đã xóa bỏ độc quyền nhưng cũng tạo rất nhiều cơ hội cho ngành Bưu chính thể hiện sự năng động, sáng tạo của mình.

* Mơi trường kinh tế - xã hội

Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ phát triển khoa học công nghệ của nền kinh tế

Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế tỉnh Bắc Giang nói riêng tăng trưởng mạnh nên nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh, tài chính bưu điện, truyền thơng ngày càng tăng cao. Từ đó đã làm cho dịch vụ Bưu điện ngày càng phát triển và tăng cao.

Trong điều kiện khó khăn, tỉnh Bắc Giang vẫn là một trong những điểm sáng về tăng trưởng và phục hồi kinh tế, tốc độ tăng trưởng cả năm 2020 đứng đầu tồn quốc ước đạt 13,02%. Trong đó, cơng nghiệp - xây dựng tăng 18,7%; dịch vụ tăng 1,3%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,7%, thuế sản phẩm tăng 6,7%. Năng suất lao động xã hội tăng 9,9%, ước đạt gần 110 triệu đồng. GRDP bình quân đầu người lần đ ầu tiên vượt so với bình qn chung tồn quốc, đạt 2.900 USD, tăng 14,2% so với năm 2019. Cơ c ấu kinh tế có sự chuyển dịch nhẹ từ lĩnh vực dịch vụ sang các lĩnh vực khác; cụ thể, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 2,2% lên

58,3%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2% lên 17,5%, khu vực dịch vụ giảm 3,2% xuống cịn 24,2%. Dù gặp khó khăn song nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH vẫn được tập trung khơi thông. Nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước được tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ.

Các dịch vụ bưu chính truyền thống sẽ có tốc độ phát triển chậm lại, doanh thu của các dịch vụ truyền thống sẽ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong doanh thu bưu chính do người tiêu dùng có nhiều phương thức, dịch vụ khác thay thế.

Công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa cho phép phát triển nhiều dịch vụ bưu chính mới. Các dịch vụ bưu chính tài chính sẽ phát triển mạnh chiếm tỉ trọng doanh thu lớn trong bưu chính. Các dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển tiền có tốc độ tăng trưởng nhanh.

Thị trường bưu chính sẽ có nhiều doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp trong và ngoài nước được cấp phép cung cấp dịch vụ.

Các doanh nghiệp bưu chính trong nước sẽ vươn ra thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới cùng với môi trường hội nhập mà Việt Nam đang tham gia. Môi trường pháp lý về bưu chính trong nước ngày càng minh bạch và hoàn thiện hơn, thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp bưu chính sẽ là tổng đại lý cho các doanh nghiệp viễn thông trong việc cung c ấp các dịch vụ viễn thông như: bán sản phẩm viễn thông (thẻ trả trước các loại), thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin; chấp nhận hợp đồng lắp đặt thuê bao điện thoại cố định và di động; thu cước viễn thông; in ấn các thông tin chi tiết cước thông qua dịch vụ Datapost,… và đặc biệt là tham gia cung cấp các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính hiện nay thường thiếu kinh nghiệm và công nghệ cao, đ ặc biệt là trong lĩnh vực quản lý so với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy để nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tính c ạnh tranh trên thị trường tạo ra sự đổi mới nhiều mặt các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh thì hội nhập là xu hướng tất yếu. Xu hướng mở cửa thị trường sẽ giúp cho thị trường bưu chính đầy tiềm năng phát triển mạnh hơn.

Trong quá trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam phải xây dựng lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ bưu chính. Tuy nhiên dịch vụ bưu chính cơng cộng vẫn do Bưu điện Việt Nam thực hiện. Chủ yếu là mở cửa thị trường chuyển tiền, chuyển phát nhanh, thư và bưu phẩm bưu kiện.

Để tạo điều kiện thúc đẩy lĩnh vực chuyển phát, nhằm mục đích phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả lĩnh vực bưu chính, xu hướng chung là mở cửa một phần thị trường bưu chính, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước kể cả hình thức 100% vốn nước ngồi và hình thức đầu tư nước ngồi chuyển giao cơng nghệ cao được khuyến khích tham gia phát triển thị trường chính.

Trong giai đoạn tới các doanh nghiệp dù là trong hay ngoài nước sau khi tham gia thị trường sẽ phải cung c ấp các dịch vụ bảo đ ảm chất lượng, tận dụng được mạng lưới bưu chính và cung cấp thêm các dịch vụ mới chất lượng cao.

* Mơi trường văn hóa và nhân khẩu học

Đời sống nhân dân được cải thiện nhiều, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ngày một tăng lên trong đó nhu c ầu thơng tin liên l ạc trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Thu nhập hiện nay c ủa người tiêu dùng cao dẫn đến mức sống của họ cũng cao. Do đó họ địi hỏi rất cao về chất lượng dịch vụ, đặc biệt là chỉ tiêu thời gian tồn trình. Dịch vụ Bưu chính do Bưu điện cung cấp, khách hàng này có thể coi là chất lượng nhưng với khách hàng khác coi là không chất lượng do truyền thống, văn hóa, trình độ khác nhau nên đòi hỏi về chất lượng dịch vụ cũng khác nhau.

* Môi trường công nghệ

KHCN phát triển ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của lĩnh vực bưu chính nói chung và BĐ tỉnh Bắc Giang nói riêng. Theo xu hướng hiện nay có một số xu hướng phát triển mới của ngành trên cơ sở ứng dụng công nghệ như: hệ thống chia chọn đã được Vietnam Post tích hợp với các hệ thống công nghệ thông tin, các ứng dụng bản đồ số Vmap, mã địa chỉ Vpostcode… để xây dựng quy trình đồng bộ và tối ưu từ công đoạn chấp nhận, khai thác, chia chọn đến phát hàng hóa tại địa chỉ khách hàng yêu cầu. Việc vận hành hệ thống nhằm nâng cao năng lực phục vụ khách hàng, đáp ứng tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 30%/năm trong lĩnh vực bưu chính chuyển phát. Điều này khiến cho BĐ tỉnh Bắc Giang phải đổi mới để phù hợp với thị trường.

* Môi trường tự nhiên

Tỉnh Bắc Giang thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam, nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh – Nội Bài (thuộc Hành lang xuyên Á Nam Ninh - Singapore), tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên; liền kề “Tam giác kinh tế phát triển” Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với diện tích tự nhiên 3.895 km²,

dân số trên 1,8 triệu người. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính c ấp huyện và 01 thành phố. Thành phố Bắc Giang là trung tâm hành chính của tỉnh, cách Thủ đơ Hà Nội 50 km; cách cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh 130 km.

Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi, có vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đơng Bắc với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội; nằm giữa trung tâm giao lưu c ủa vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là điểm giao thông quan trọng vận chuyển ở phía Bắc.

Tỉnh Bắc Giang đa dạng các loại hình giao thơng như:

Về giao thông đường bộ, đến hết năm 2014, tổng chiều dài đường bộ tỉnh Bắc Giang có 10.784,79 km, trong đó: Quốc lộ có 05 tuyến chạy qua km gồm: QL 1A, QL 31, QL 37, QL 279 và QL 17 với tổng chiều dài 308,9 km; 18 tuyến đường tỉnh, dài 367,66 km; đường huyện, dài 736,9 km; đường xã dài 2.053,72 km; đường đô thị khoảng 308,18 km và 7.009,43 km đường thơn. Ngồi ra, cịn có hệ thống đường chun dùng ở các khu công nghiệp và đường nội đồng.

Giao thơng đường thủy nội địa có 03 con sơng chính (sơng Thương, sơng Cầu và sơng Lục Nam), trong đó có 222 km do Trung ương quản lý và 130 km do địa phương quản lý.

Giao thơng đường sắt có 03 tuyến: Hà Nội – Đồng Đăng dài 167 km (qua Bắc Giang 40 km); Kép – Hạ Long dài 106 km (qua Bắc Giang 32,77 km); Kép – Lưu Xá (chưa khôi phục hoạt động).

Về hoạt động vận tải, hiện tỉnh Bắc Giang có 17 tuyến vận tải đường bộ liên tỉnh và 09 tuyến nội tỉnh. Hệ thống cảng, bến đường thủy nội địa tương đối hiện đại, đồng bộ đủ năng lực trung chuyển, xếp dỡ hàng hóa cho tàu, thuyền có trọng tải lớn như: Cảng Á Lữ; cảng Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Bến Đám, Bến Tuần,… trong đó, c ảng Á Lữ với diện tích kho ảng 20.000m2, chiều dài kho ảng 200m cùng 2 kho hàng với tổng diện tích 4.440m có năng lực thơng qua cảng với khối lượng hàng hóa khoảng 250 nghìn t ấn/năm; c ảng chuyên dùng của Cơng ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc có năng lực thơng qua cảng khoảng 70-100 nghìn tấn/năm, cùng hàng chục cảng, bến có quy mô vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu vận chuyển nội địa đã góp phần quan trọng vào việc đa dạng hóa các loại hình vận tải, giảm sức ép cho vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển cơ sở hạ tầng ngành bưu điện của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý phát triển cơ sở hạ tầng ngành Bưu điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)