Những giá trị và hạn chế trong cải cách văn hóa, tư tưởng và giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng cải cách hồ quý ly và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 89 - 92)

Trong cải cách văn hóa, tư tưởng

Trong toàn bộ công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly có thể nói văn hóa, tư tưởng, là lĩnh vực mang tinh thần cách tân nổi bật nhất mà ít động chạm đến quyền lợi riêng tư của các tầng lớp xã hội đương thời. Về văn hóa – tư tưởng, phương hướng cải cách của Hồ Quý Ly thể hiện tinh thần phát huy văn hóa dân tộc, đề cao chữ quốc ngữ (chữ nôm), đồng thời bài bác tư tưởng của các thánh hiền Trung Quốc mà gần như toàn thế giới nho sĩ lúc bấy giờ vẫn coi là bất khả xâm phạm.

Trước Hồ Quý Ly, trừ Hàn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố đời trần đã có làm chữ Nôm, còn nói chung quý tộc và trí thức Đại Việt thường chỉ biết có chữ Hán, chỉ coi trọng chữ Hán, Nhà nước xem chữ Hán là văn tự chính thức của dân tộc và chỉ cho phép dùng chữ Hán để dạy học… Hai sách biên dịch nói trên cùng nhiều bài thơ Nôm của Hồ Quý Ly, đã cho thấy rõ thái độ ông đề cao, khuyến khích việc phổ biến và sử dụng chữ Nôm đến mức nào. Thái độ ấy nói lên một cách hùng hồn tinh thần dân tộc của Hồ Quý Ly và tinh thần ấy lại được thể hiện qua nội dung cẩm nang dành để dạy dỗ những người đang giữ cương vị tối cao trong xã hội. Đó thật là một hành vi văn hóa có ý nghĩa lịch sử hết sức đặc biệt.

Đánh giá về ý nghĩa cải cách văn hóa trong lĩnh vực chữ Nôm, tác giả cuốn “Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X – XIV”, A.B Pôliacốp đã viết như sau: “Trước Hồ Quý Ly, trong các văn bản chính thức ở Đại Việt – cũng như ở Trung

Quốc, đều được viết bằng chữ Trung Quốc cổ (Hán ngữ). Chữ viết dân tộc được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán – chữ Nôm – chỉ được sử dụng trong sáng tác văn học. Công lao của Hồ Quý Ly là đã sử dụng hệ thống chữ viết này (chữ Nôm) để ghi chép các văn kiện có tính quốc gia và trao đổi hằng ngày. Đây là một bước tiến quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ văn học Việt, tạo điều kiện nâng cao tinh thần tự chủ dân tộc” [3, tr.279].

Qua đó có thể nói rằng Hồ Quý Ly là một người có tinh thần cách tân, có tư tưởng độc lập, có óc phê bình sáng tạo, không chịu nô lệ thành kiến tư tưởng nào, nhất là đối với tư tưởng đương thời đang giữ vai trò chính yếu, tư tưởng cải cách văn hóa – tư tưởng của Hồ Quý Ly đã vượt hẳn tầng lớp nho sĩ cùng thời đại với ông và cả những trí thức thế hệ sau ông nữa mặc dù, xét về bản chất, tư tưởng của ông vẫn nằm trong giới hạn của hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo. Bình luận về việc này, tác giả Kiều Thanh Quế trong tác phẩm cuộc tiến hóa văn học Việt Nam

viết: “Người nước ta, trước Quý Ly, học Thi, Thư của Tàu, nô lệ theo tư tưởng người Tàu, nhất nhất quy theo lời chú thích của Chu Hy, chỉ họ Hồ là người trước hết thoát ly được óc nô lệ cổ nhân, đáng phục thay!” [27, tr.110].

Trong cải cách giáo dục

Hồ Quý Ly là nhà cải cách giáo dục với nhiều quan điểm tiến bộ vượt bậc so với đương thời. Các quan điểm về giáo dục và các biện pháp thực hiện cải cách giáo dục của ông nhấn mạnh đến các tính chất thực tiễn, toàn diện và dân tộc. Đó là giáo dục phải góp phần đào tạo con người yêu nước, ham hành động, thích sáng tạo, không gò ép theo khuôn mẫu sẵn có, và đặc biệt, đó là những con người đó phải gần gũi với đời sống hiện thực.

Quan điểm về cải cách văn hóa, giáo dục của Hồ Quý Ly gợi cho chúng ta nhiều vấn đề bổ ích về cải cách giáo dục để đào tạo ra những người phục vụ cho

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Từ việc xem xét, đánh giá những mặt tích cực và sai lầm của tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly, chúng ta cần đánh giá chung về nhân vật lịch sử này để khẳng định những mặt cần biểu dương, học tập, những mặt cần phê phán. Thế nhưng từ nhiều nguồn sử liệu kết hợp, nhìn nhận lịch sử theo quan điểm vận động phát triển, đặt Hồ Quý Ly trong bối cảnh lịch sử cụ thể ta thấy qua các chặng đời hoạt động ông hiện lên như một nhân vật lịch sử tầm cỡ. Tất nhiên cũng như bất kỳ một nhân vật lịch sử nào khác, Hồ Quý Ly cũng có những mặt yếu mặt mạnh, có đóng góp tích cực và cũng có những hạn chế, sai lầm mà yêu cầu khoa học nghiêm túc của việc nghiên cứu tìm hiểu về ông không thể không làm sáng tỏ.

Thứ nhất: Hồ Quý Ly là một nhà yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm quyết liệt, không khoan nhượng với kẻ thù để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và tiến hành đổi mới cách thức phòng thủ đất nước, nhằm đưa dân tộc phát triển trong bối cảnh xã hội lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Thứ hai: Là một người sớm có ý tưởng cải cách xã hội một cách toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự từ chính quyền trung ương đến cơ sở khi ông còn là một đại thần của triều Trần mà chưa phải là một quân vương.

Thứ ba: Bên cạnh tính quyết đoán táo bạo, quyết liệt trong cải cách, chấn hưng đất nước, Hồ Quý Ly cũng bộc lộ tư tưởng chủ quan độc đoán, chuyên quyền nên mất lòng dân nghiêm trọng, dẫn đến anh hùng bị thất thế, dân tộc bị lâm nguy là điều không thể không phê phán. Song hậu thế cũng không thể không tôn vinh ông là một vĩ nhân của lịch sử, ngay cả Nguyễn Trãi người cùng sớm hôm phụng sự cho Triều Hồ cũng đã vinh danh và đồng cảm về sự nghiệp của Hồ Quý Ly mà trong bài thơ “Quan Hải” Nguyễn Trãi viết:

“… Họa phúc hữu môi phi nhất nhật

Anh hùng di hận kỷ thiên niên…” [42, tr.280].

Lịch sử nói về nhà Hồ đã hơn 6 thế kỷ, nhìn lại giữa công lao và sự thất bại cũng đã rõ. Những điều đã làm của một người yêu nước và có lý tưởng cải cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng cải cách hồ quý ly và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 89 - 92)