2.1. Sự phê phán xã hội đƣơng thời của Lão Tử
2.1.1. Phê phán nền luân lý của xã hội đương thời
Xã hội Trung Quốc giai đoạn mà Lão Tử sinh sống vẫn chịu ảnh hƣởng lớn các quan niệm của Nho giáo. Giai cấp thống trị từ xƣa đã sử dụng học thuyết Nho gia để củng cố địa vị và duy trì quyền lực thống trị của mình. Do vậy, đã hình thành một truyền thống trong xã hội, các chuẩn mực đạo đức, các yêu cầu đòi hỏi đối với một con ngƣời hay những phong tục lễ nghi phần nhiều đều có ảnh hƣởng của Nho giáo. Nói chung, mọi mặt của đời sống xã hội ít hay nhiều đều chịu ảnh hƣởng của đạo Nho.
Lão Tử không đồng ý với những chuẩn mực đạo đức, với những yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với mỗi một ngƣời nhƣ hiện thời, mặt khác ông còn phê phán những quan điểm đó. Trƣớc hết, ông không đồng tình với quan điểm về thiện ác của xã hội hiện thời. Ông viết: “Thiên hạ, giai tri mỹ chi vi mỹ, tƣ ác dĩ; giai tri thiện chi vi thiện, tƣ bất thiện dĩ. Cố, hữu vô tƣơng sinh, nan dị tƣơng thành, trƣởng đoản tƣơng hình, cao hạ tƣơng khuynh, âm thinh tƣơng hòa, tiền hậu tƣơng tùy” [30, tr.43] (Ai cũng cho cái đẹp là đẹp, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái xấu; ai cũng cho điều thiện là thiện, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác. Là vì, có và không sinh lẫn nhau; dễ và khó tạo nên lẫn nhau; ngắn và dài làm rõ lẫn nhau; cao và thấp dựa vào nhau, âm và thanh hòa lẫn nhau; trƣớc và sau theo nhau). Trong quan niệm này, Lão Tử đã chỉ ra rằng, thực tế có quan niệm về thiện ác đó là do chúng ta quy định cho nó là nhƣ vậy mà thôi; mỗi một sự vật đều có hai mặt tốt và không tốt, xấu và đẹp mà hai mặt này phải đƣợc đặt cạnh nhau thì ngƣời ta mới nhận ra nó đƣợc. Nếu không có xấu thì làm sao ngƣời ta nhận ra cái đẹp đƣợc, hay nếu không có cái ác diễn ra thì làm sao có quan niệm về cái thiện đƣợc. Cho
nên, Lão Tử khuyên con ngƣời không nên quá tuyệt đối hóa về các quan niệm thiện- ác, tốt- xấu nhƣ hiện thời. Nhƣ vậy, các chuẩn mực đạo đức hay giá trị mà xã hội cũ đang tôn sùng đó cũng chỉ là tƣơng đối mà thôi, cho nên không thể tuyệt đối hóa nó thành chuẩn mực mà bắt con ngƣời ta nhất nhất phải theo đƣợc. Ở đây, quan niệm của Lão Tử cũng có mặt hợp lý bởi vì chúng ta thấy rằng, các giá trị muốn đánh giá (hay là xem nó) là đúng hay sai cũng phải đặt vào trong quan hệ với mặt trái của nó hay với cái đối lập với nó, chứ nếu để riêng một mình cái giá trị ấy thì làm sao có thể phân biệt, đánh giá đƣợc. Mà ngay cả trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta cũng thấy rằng, tùy từng trƣờng hợp, tùy vào hoàn cảnh mà mỗi một vấn đề nào đó có thể đƣợc xem là tốt hay xấu, đúng hay sai không có cái gì tuyệt đối hoàn toàn đƣợc. Do vậy, Lão Tử khuyên nên từ bỏ những quan niệm mà xã hội hiện thời đang cho là những khuôn mẫu, những chuẩn mực và bắt buộc mọi ngƣời trong xã hội phải tuân theo.
Trong sách Đạo đức kinh ông phê phán những đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và trung, hiếu của đạo Khổng. Ông cho rằng, con ngƣời bẩm sinh đã có lòng yêu cha mẹ, yêu con, yêu đồng loại, tôn trọng bề trên…cũng nhƣ loài chim, loài nai chẳng hạn, không loài nào là không nuôi nấng, che chở cho con khi con còn nhỏ, không quyến luyến với mẹ, không hợp đàn, không theo con đầu đàn… Nhƣng loài ngƣời lại làm mất đi tình cảm hồn nhiên đó nên mới đặt ra nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, hiếu trung và quy định nhƣ thế nào mới là nhân, lễ, nghĩa, hiếu, trung. Nhƣ vậy theo Lão Tử là cố ý, là có mục đích, lại bắt buộc ngƣời khác phải làm nhƣ mình muốn thì đâu còn là đạo đức nữa, không còn là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, hiếu, trung nữa mà chỉ là dùng trí xảo, lừa bịp. Vậy theo ông, mỗi ngƣời phải “tuyệt thánh, trí khí”, “bất thƣợng hiền” để giữ gìn sự chất phác, tự nhiên vốn có trong mỗi con ngƣời. Ông viết: “Tuyệt thánh khí trí, dân lợi bách bội, tuyệt nhân khí nghĩa, dân phục hiếu từ; tuyệt
xảo khí lợi, đạo tặc vô hữu”[30, tr.110] (Dứt thánh bỏ trí, dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại hiếu từ; dứt xảo bỏ lợi thì không có trộm, giặc). Hay “Bất thƣợng hiền, sử dân bất tranh” [30, tr.49] (Không tôn bậc hiền tài, khiến cho dân không tranh giành). Nếu nhƣ Khổng, Mặc đều coi Nghiêu, Thuấn là thánh nhân, coi thời Nghiêu, Thuấn là thời kỳ hoàng kim của thời đại (ngay Pháp gia cũng có lúc trọng Nghiêu, Thuấn, Trang Tử cũng có lúc nhắc đến Nghiêu, Thuấn. Hầu nhƣ không có một chính trị gia nào thời đó không tin huyền thoại Nghiêu, Thuấn) thì duy chỉ có Lão Tử là không nói đến Nghiêu, Thuấn. Ông cho rằng, họ không có công mà nếu nhƣ không có họ thì “dân lợi gấp trăm”.
Không những thế, Lão Tử còn lên án cách học theo kiểu của các nhà Nho đƣơng thời. Mặc dù, Lão Tử rất coi trọng sự học, nhƣng ông cho rằng, cách học theo kiểu của Khổng Tử là dựa trên sự phân biệt sai lầm về thị phi, thiện ác, trên những giá trị giả tạo do con ngƣời vì những lợi ích của mình dựng lên. Ông còn cho rằng, ngƣời ta càng biết nhiều thì lại càng ham muốn nhiều; hơn nữa càng biết nhiều thì ngƣời ta càng có nhiều khả năng thỏa mãn dục vọng, và khi đó con ngƣời ta không biết nhƣ thế nào là đủ, mà cũng không thể ngừng ham muốn đƣợc. Càng nhiều ham muốn- ham danh, ham lợi, ham quyền- thì con ngƣời càng cần và càng thêm trí xảo, càng có tinh thần ganh đua, hiếu thắng, dân càng trá ngụy và khó cai trị: “Cổ chi thiện vi đạo giả, phi dĩ minh dân, tƣơng dĩ ngu chi, dân chi nan trị, dĩ kỳ trí đa” [30, tr.331] (Thời xƣa, ngƣời khéo dùng đạo trị nƣớc thì không làm cho dân khôn lanh cơ xảo, mà làm cho dân đôn hậu, chất phác. Dân sở dĩ khó trị là vì nhiều trí mƣu). Do vậy, theo ông cần phải bỏ hết “cơ tâm” của con ngƣời đi, vì có “cơ tâm” thì sẽ sinh ra lo lắng về sự thua kém ngƣời, muốn cho khỏi lo chỉ có cách là dứt học “Tuyệt học vô ƣu” [30, tr.113] (Dứt học thì không lo buồn). Nhƣng không phải Lão Tử phản đối con ngƣời không học mà là không nên
học theo kiểu xã hội đƣơng thời vẫn theo, hay nói cách khác, không nên học “theo các bậc thánh nhân” nhƣ truyền thống mà “Học bất học” [30, tr.322] có nghĩa là, học mà nhƣ không học cái gì cả, vì cái học đã tiêu hóa hoàn toàn rồi. Hay cũng có thể hiểu là, học cái không thể học đƣợc tức là học về đạo, cũng có nghĩa là học nhƣng không sa đà vào trong cái học của mình, không nô lệ trong việc học của mình. Nhƣ vậy, Lão Tử chủ trƣơng lấy sự “không học” làm “học” và có nhƣ vậy mới giúp cho vạn vật phát triển một cách tự nhiên. Cách học đó trái hẳn với cách học theo quan niệm của Khổng Tử, không dùng sách vở mà dùng trực giác để hiểu đạo. Học theo quan niệm của Lão Tử, nhƣ ông nói: “Bất xuất hộ, tri thiên hạ, bất khuy dũ, kiến thiên đạo, kỳ xuất di viễn, kỳ tri di thiểu, thị dĩ thánh nhân, bất hành nhi tri, bất kiến nhi danh, bất vi nhi thành” [30, tr.228] (Không ra khỏi cửa mà biết đƣợc việc thiên hạ, không dòm ra ngoài cửa mà thấy đƣợc đạo trời. Càng đi xa, càng biết ít, cho nên thánh nhân không đi mà biết, không nhìn mà thấy rõ, không làm mà nên).
Nhƣ vậy, trong quan niệm của Lão Tử, ông không tán đồng với nền luân lý của xã hội hiện thời, các giá trị về đạo đức trong xã hội cũng nhƣ những yêu cầu đòi hỏi con ngƣời cần phải tuân theo và coi đây là chuẩn mực tuyệt đối của xã hội, nếu không làm đúng nhƣ vậy thì là sai. Theo ông, các giá trị đó chỉ do một số ngƣời đề ra và yêu cầu mọi ngƣời đều phải làm theo nhƣ thế là không hợp lý và không đúng, vì họ bắt buộc ngƣời khác cũng phải theo những gì mà họ cho là đúng. Ông còn nói thêm rằng, bắt ngƣời khác phải nghe theo mình, làm theo mình là không đƣợc vì nhƣ vậy là lừa bịp. Cho nên, ông phản đối các giá trị đạo đức và luân lý mà đạo Khổng yêu cầu mọi ngƣời trong xã hội phải tuân theo. Theo Lão Tử, cần phải để con ngƣời tuân theo tự nhiên, với những phẩm chất thuần phác nhất của mình; nhƣ vậy thì ngƣời ta không còn cần phải yêu cầu mọi ngƣời phải làm nhƣ thế này hay nhƣ thế kia nữa. Không chỉ thế, ông còn cho rằng, cách học nhƣ quan niệm của Khổng Tử
thì chỉ làm cho ngƣời ta ngày càng có thêm nhiều dục vọng, sinh ra nhiều điều ác mà thôi. Cho nên, cách học mà Lão Tử đƣa ra là “học mà nhƣ không học”, do vậy phải thay đổi cách học, thay đổi những quan niệm về thiện- ác, về đúng- sai trong xã hội.