2.2. Một số chủ trƣơng về chính trị xã hội của Lão Tử
2.2.1. Chủ trương “vô vi” trong việc trị nước
Lão Tử cho rằng, nhà cầm quyền lúc bấy giờ chỉ lo mở mang đất đai, lúc nào họ cũng nói là lo cho dân, làm vì dân nhƣng hành động thì ngƣợc lại. Nhƣ trong chƣơng 53, sách Đạo đức kinh, ông viết: “Triều thậm trừ, điền thậm vu, thƣợng thậm hƣ. Phục văn thái, đới lợi kiếm, yếm ẩm thực, tài hóa hữu dƣ. Thị vị đạo khoa, phi Đạo dã tai?” [30, tr.254;255] (Triều đình thật lộng lẫy, đồng ruộng thật hoang vu, kho lẫm thật trống rỗng; mà họ bận áo gấm thêu, đeo kiếm sắc, ăn uống chán mứa, của cải thừa thãi. Nhƣ vậy là trộm cƣớp chứ đâu phải là hợp đạo). Thực tế cuộc sống của ngƣời dân lúc đó vô cùng khốn khó mà nhà cầm quyền chủ yếu chỉ lo cho cuộc sống của họ, ra sức cƣớp đoạt, vơ vét, không làm tròn nghĩa vụ của một ngƣời đứng trên dân, lãnh đạo nhân dân. Vua chúa nào khi chƣa lên ngôi cũng đều nói lời hay lời tốt nhƣng khi đã ngồi vào ngai vàng rồi thì lại chỉ nghĩ làm sao lấy đƣợc nhiều lợi ích về cho mình đƣợc nhiều nhất, mà cách nhanh nhất chính là cƣớp
đoạt của nhân dân. Lý giải tại sao nhà cầm quyền lại có hành động nhƣ vậy, Lão Tử quả quyết rằng, đó là do họ có tham vọng, họ dùng chính sách “hữu vi” để cai trị dân. Lão Tử cũng nhƣ Khổng Tử, Mặc Tử đều thực tâm thƣơng dân và họ đƣa ra những giải pháp khác nhau để cứu dân khỏi cảnh lầm than, để dân đỡ khổ. Khổng Tử chủ trƣơng “chính danh”, Mặc Tử chủ trƣơng “kiêm ái”, thì Lão Tử lại cho rằng, xã hội sở dĩ rối loạn, dân sở dĩ đói khổ là vì nhà vua, nhà cầm quyền không sống theo đạo, không thuần phác, quả dục do đó mà sinh ra tham lam, tranh giành, hãm hại, chém giết lẫn nhau. Vậy bậc thánh nhân (ông dùng từ này để chỉ bậc vua chúa biết giữ đạo) phải làm sao để cho dân sống thuần phác, tự nhiên, không sinh ra tham lam, trộm cƣớp. Theo ông, muốn vậy thì chính họ phải giữ cái “phác”, dùng cái “phác” để điều khiển trăm quan: “Thánh nhân dụng chi tắc vi quan trƣởng, cố đại chế bất cát” [30, tr.149] (Thánh nhân giữ thuần phác mà điều khiển trăm quan, cho nên ngƣời giỏi trị nƣớc không chia cắt chi li). Giữ đƣợc cái phác thì vạn vật sẽ tự động quy phục. Chính sách trị nƣớc đó, Lão Tử gọi là “vô vi”. Trong khi đó, để nƣớc yên trị, thái bình, Nho giáo và Khổng Tử yêu cầu nhà vua và mọi ngƣời cần phải giữ vững các chuẩn mực đạo đức trong xã hội và cần phải thi hành nhân, nghĩa, lễ, trí tín. Khổng Tử còn cho rằng, để cho đất nƣớc phát triển, thoát khỏi loạn lạc chiến tranh thì cần phải khôi phục lại lễ của nhà Chu. Tất cả các lễ nghi, các chuẩn mực đạo đức trong xã hội cũ cần phải đƣợc phục hồi lại và phải tuân theo chúng. Khổng Tử còn yêu cầu, từng loại ngƣời trong xã hội cần phải thực hiện “chính danh”, không ai đƣợc làm khác với bổn phận của mình, có nhƣ vậy xã hội mới có kỷ cƣơng, trật tự và yên ổn. Ông cho rằng, xã hội sở dĩ loạn nhƣ thế là do ngƣời ta không làm đúng với “danh” và bổn phận của mình, nhƣ tôi giết vua, con cái bất hiếu với cha mẹ, do vậy để cho xã hội thoát khỏi tình trạng hiện nay chỉ có một cách là khôi phục lại những giá trị vốn có của xã hội cũ. Ông còn khẳng định, để xã hội có trật tự,
kỷ cƣơng và yên ổn thì điều có ý nghĩa quyết định là nhà vua phải là ngƣời đầu tiên và gƣơng mẫu trong việc giữ gìn những đức ấy, và nếu vua ra vua thì bề tôi ắt sẽ nghe theo và mở rộng ra mọi ngƣời cũng sẽ làm theo; còn vua mà không giữ đúng đạo làm vua thì xã hội đại loạn. Nhƣng Lão Tử lại cho rằng, không thể trị nƣớc bằng cách đó đƣợc, vì theo ông: “Thiên hạ thần khí bất khả vi dã, bất khả chấp dã, vi giả bại chi, chấp giả thất chi” [30, tr.153] (Thiên hạ là một món đồ thần diệu, không thể hữu vi, không thể cố chấp đƣợc. Hữu vi thì làm cho thiên hạ hỏng, cố chấp thì mất thiên hạ). Bởi vậy, ông cho rằng muốn có đƣợc thiên hạ, trị vì đƣợc thiên hạ thì cần phải để cho nó tự nhiên phát triển, không nên cố gò ép nó theo ý muốn của riêng mình, vì nếu không nhƣ thế thì chỉ làm hỏng mọi việc và nếu cố chấp thì sẽ mất thiên hạ.
Trong sách Đạo đức kinh, ông ví việc trị nƣớc giống nhƣ nấu nồi cá nhỏ: “Trị đại quốc nhƣợc phanh tiểu tiên” [30, tr.298]. Nấu cá nhỏ mà lật lên lật xuống, động tới nó nhiều quá thì nó sẽ nát, trị nƣớc lớn mà can thiệp vào việc dân nhiều quá, dân sẽ trá ngụy, chống đối. Vậy “Trị đại quốc nhƣợc phanh tiểu tiên” là nguyên tắc trị nƣớc nhƣ thế nào? Một lần có ngƣời đến thỉnh giáo Lão Tử rằng: “Không trị đƣợc thiên hạ, thì làm thế nào có thể khiến cho lòng ngƣời hƣớng thiện đƣợc chứ?”. Lão Tử đáp rằng: “Cẩn thận một chút, không nên khiến tâm rối bời là đƣợc rồi. Lòng ngƣời chịu nhiều áp lực thì sẽ sa sút, đƣợc khích lệ thì sẽ phấn chấn. Phấn chấn hay sa sút tâm trí giống nhƣ trong chốc lát đƣa ngƣời ta lên thiên đàng hay trong chốc lát lại đẩy ngƣời ta xuống địa ngục. Tâm trí có thể mềm yếu hay mạnh mẽ. Một ngƣời chẳng may gặp khi trắc trở, hoặc nóng nảy nhƣ ở trong lò lửa, hoặc lo sợ giống nhƣ ở trong đống băng lạnh vậy. Khi lòng ngƣời yên ổn, thâm trầm mà yên tĩnh, khi lòng ngƣời nóng vội thì bất an. Mạnh mẽ nhất là kiêu hãnh mà không phục tùng, nhất thiết phải khuấy động đến nƣớc ở miệng giếng, khuấy càng mạnh thì lá úa rụng càng nổi lên phía trên, nƣớc càng bẩn” [Dẫn
theo 25, tr.210]. Nhƣ vậy, điều chủ yếu trong câu này của Lão Tử chính là, làm chính trị thì cần “an tĩnh vô vi”, không lo làm hại đến dân chúng mà là không thể khiến cho triều chính thay đổi diệt vong, tùy ý mà làm, phải chú ý đến lời nói và hành vi của mình, yên tĩnh đến mức dƣờng nhƣ hƣ vô, đối xử khiêm nhƣờng với ngƣời dƣới, công tƣ rõ ràng, trên dƣới đồng lòng, mọi ngƣời cùng chí, thiên hạ ắt đại trị.
Nhƣ vậy, trong quan niệm của Lão Tử về việc cai trị đất nƣớc, nhà vua và ngƣời cầm quyền cần phải sử dụng biện pháp “vô vi”, ít can thiệp vào việc của dân, để cho dân thuận theo tự nhiên mà sống, thì dân sẽ tự hóa, sẽ vui vẻ mà phát triển theo bản năng tự nhiên vốn có của họ. Nhƣ trong chƣơng 57, sách Đạo đức kinh, ông khẳng định: “Ngã vô vi nhi dân tự hóa, ngã hiếu tịnh nhi dân tự chính, ngã vô sự nhi dân tự phú, ngã vô dục nhi dân tự phác” [30, tr.278] (Ta không làm gì mà dân tự cải hóa, ta ƣa thanh tĩnh mà dân tự nhiên thuần chính, ta không ban giáo lệnh mà dân tự giàu đủ, ta vô dục mà dân tự hóa ra chất phác). Nhƣ vậy, mỗi ngƣời không làm gì mà không gì không làm (vô vi nhi bất vô vi) theo Lão Tử là thực hành đúng với luật tự nhiên của đạo. Lão Tử còn cho rằng, nên để mọi thứ phát triển một cách tự nhiên, ngay cả trong việc trị nƣớc cũng vậy, nên để cho dân có cuộc sống tự nhiên của mình mà không nên can thiệp quá nhiều vào đời sống của dân. Vì theo ông, khi đã để cho dân phát triển một cách tự nhiên thì dân sẽ trở nên thuần phác, lúc đó vua không cần phải sử dụng bất cứ một biện pháp nào cũng vẫn có thể trị vì một đất nƣớc, xã hội sẽ hòa bình, phát triển, không còn cảnh loạn lạc, chiến tranh. Ông gọi đây là chính sách “vô vi”, nhƣng không phải theo nghĩa không làm gì mà là không gì không làm, làm mà nhƣ không làm, làm một cách tự nhiên chứ không phải theo ý muốn chủ quan của riêng mình. Ông viết: “Thiên hạ đa kỵ húy, nhi dân di bần,dân đa lợi khí, quốc gia tƣ hôn, nhân đa kỹ xảo, kỳ vật tƣ khởi, pháp lệnh tƣ chƣơng, đạo tặc đa hữu” [30, tr.277] (Thiên hạ
càng có nhiều lệnh cấm thì nƣớc càng nghèo; triều đình càng nhiều “lợi khí” thì quốc gia càng hỗn loạn, ngƣời trên càng nhiều kỹ xảo thì việc bậy càng sinh ra nhiều; pháp lệnh càng nghiêm khắc thì đạo tặc nổi lên càng nhiều). Do vậy, ngƣời cầm quyền nên để cho ngƣời dân sống thuận theo tự nhiên, không nên bắt họ theo bất cứ một luật pháp hà khắc nào, có nhƣ vậy xã hội mới hƣng thịnh đƣợc.
Bƣớc đầu của “vô vi” là giảm thiểu, Lão Tử gọi là tổn: “Vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn, dĩ chí ƣ vô vi” [30, tr.231] (Theo đạo thì mỗi ngày một giảm. Giảm rồi lại giảm cho tới mức vô vi). Ở đây, ông chủ trƣơng theo đạo thì mỗi ngày một giảm, có nghĩa là, khi ta học theo cái học của đạo, làm theo nó là làm theo cái bản chất của vấn đề, do đó mà những cái cần để khám phá ngày càng ít đi, hay ngày càng giảm đi, chứ không phải là chỉ biết đến cái bề ngoài, hiện tƣợng của sự vật thì làm cho nó ngày càng phức tạp, ngày càng nhiều thêm. Ông nhận thấy rằng, các lễ nghi, các yêu cầu về các phẩm chất, các phép tắc, quy định nhƣ trong xã hội hiện thời là quá phức tạp, nhiễu nhƣơng, rắc rối, cho nên theo ông, cần phải giảm thiểu đi, nhƣ vậy con ngƣời mới có thể gần đạo đƣợc, mới có thể làm cho dân thuần phác đƣợc và ngày càng gần với “vô vi”. Khi đó và chỉ có nhƣ vậy, theo Lão Tử, con ngƣời mới không có dục vọng, không tham lam, không có chiến tranh, loạn lạc. Điều quan trọng nhất của mỗi ngƣời là, chỉ cần thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên của con ngƣời mà thôi. Còn những cái khác nhƣ ngũ sắc, ngũ âm, ngũ vị, những vật quý…theo Lão Tử đều có hại, đều phải bỏ hết: “Ngũ sắc lịnh nhân mục manh, ngũ âm lịnh nhân nhĩ lung, ngũ vị lịnh nhân khẩu sảng? Trì sính điền liệp, lịnh nhân tâm phát cuồng, nan đắc chi hóa, lịnh nhân hành phƣơng” [30, tr.83] (Năm màu khiến ngƣời ta tối mắt, năm giọng khiến ngƣời ta điếc tai, năm mùi khiến ngƣời ta tê lƣỡi, sải ngựa săn bắn, khiến lòng ngƣời hóa cuồng, của cải khó đặng, khiến ngƣời gặp nhiều tai hại). Với Lão Tử, thực
hiện vô vi trong việc trị nƣớc thì cần phải bỏ hết những thứ xa xỉ của cuộc sống, chỉ giữ lại những gì là thiết yếu nhất, cần với cuộc sống của con ngƣời mà thôi. Vì theo ông, những thứ đó chỉ làm cho con ngƣời ta ngày càng có thêm dục vọng, muốn có đƣợc nhiều hơn và không biết bao giờ và thế nào là đủ, cho nên không nên duy trì những thứ đó mà cần phải bỏ hết đi. Và ông cũng cho rằng, những thứ đó là không cần thiết với đời sống của con ngƣời, có cũng đƣợc mà không có thì con ngƣời càng gần với đạo hơn. Tóm lại, thánh nhân “cầu cho no bụng chứ không cầu cho vui mắt” (vị phúc bất vị mục) [30, tr.83]. Có nghĩa là, ngƣời ta không cần làm cho đẹp mắt, vui tai mà chỉ cần những cái gì thực sự cần thiết cho cuộc sống mà thôi. Trong sách Đạo đức kinh, ông còn viết: “Thị dĩ thánh nhân chi trị, hƣ kỳ tâm, thực kỳ phúc, nhƣợc kỳ chí, cƣờng kỳ cốt, thƣờng sử dân vô tri vô dục, sử phù trí giả bất cảm vi dã” [30, tr.49] (Chính trị của thánh nhân là làm cho dân: lòng thì hƣ tĩnh, bụng thì no, tâm chí thì yếu (không ham muốn, không tranh giành), xƣơng cốt thì mạnh. Khiến cho dân không biết, không muốn, mà bọn trí xảo không dám hành động. Theo chính sách “vô vi” thì mọi việc đều trị). Ông cho rằng, điều cơ bản nhất của bậc thánh nhân trị nƣớc là phải quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu nhất của ngƣời dân, để cho họ sống mà không phải lo nghĩ đến cái ăn, cái mặc của mình, không những thế còn để cho họ không có dục vọng, không tranh chấp với nhau. Lão Tử rất ghét những vàng bạc châu báu, những cái mà ông gọi là “nan đắc chi hóa”, cho nên trong chƣơng 3 và chƣơng 64 của sách Đạo đức kinh, ông nhắc đi nhắc lại rằng, cần “bất quý nan đắc chi hóa” để cho lòng dân khỏi loạn. Ông chủ trƣơng, không coi trọng của cải quý báu thì dân không tranh giành nhau, không trọng ngƣời hiền tài thì dân cũng không tránh chấp, dân không có dục vọng, nhƣ ông viết: “Tuyệt thánh khử trí, dân lợi bách bội, tuyệt nhân khí nghĩa, dân phục hiếu từ, tuyệt xảo khử lợi, đạo tặc vô hữu” [30, tr.110] (Dứt thánh, bỏ trí, dân lợi gấp trăm;
dứt nhân bỏ nghĩa dân lại hiếu từ; dứt xảo bỏ lợi, không có trộm cƣớp). Để thực hành “vô vi”, ông còn chủ trƣơng mọi ngƣời hãy bỏ cả sự học đi bởi vì theo ông, “tuyệt học” thì “vô ƣu”; dân càng học thì dục vọng và sự trí xảo càng nhiều; dân mà học thì càng khó trị dân: “Cổ chi thiện vi đạo giả, phi dĩ minh dân, tƣơng dĩ ngu chi, dân chi nan trị, dĩ kỳ trí đa, cố dĩ trí trị quốc, quốc chi tặc, bất dĩ trí trị quốc, quốc chi phúc” [30, tr.331] (Thời xƣa, ngƣời khéo dùng đạo trị nƣớc thì không làm cho dân khôn lanh, cơ xảo, mà làm cho dân đôn hậu, chất phác. Dân sở dĩ khó trị là vì nhiều trí mƣu, bởi vậy lấy trí mà trị nƣớc, là cái vạ cho nƣớc, không lấy trí mà trị nƣớc, là cái phúc cho nƣớc). Nhƣ chúng ta đều biết, nhiều nhà tƣ tƣởng đƣơng thời nhƣ Khổng Tử đều cho việc”dạy dân”, “giáo hóa dân” là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà vua và ngƣời cầm quyền, mà dạy dân thì dùng lễ nhạc và giảng giải cho dân đạo nhân, nghĩa, hiếu, trung. Khổng Tử luôn yêu cầu nhà vua phải hƣớng dẫn dân, dạy dân biết và làm theo những chuẩn mực đạo đức và những yêu cầu, đòi hỏi của những chuẩn mực đạo đức đó, không đƣợc làm sai, làm trái hay đi ngƣợc lại nhân, nghĩa, hiếu, trung… Do vậy, để khuyến khích việc học của ngƣời dân thì nhà vua, ngƣời cầm quyền nên có những chính sách phù hợp để khuyến khích dân. Còn Lão Tử thì cho rằng, “Thánh nhân xử sự theo thái độ “vô vi” dùng thuật “không nói” mà dạy dỗ” (Hành bất ngôn chi giáo [30, tr.44]). Dạy dỗ bằng cách không nói là để cho vạn vật sinh trƣởng mà không can thiệp vào. Từ xƣa tới nay, chƣa ai tin vào bản tính con ngƣời nhƣ Lão Tử. Nhƣ vậy, với Lão Tử, không cần phải dạy cho dân phải làm nhƣ thế nào và bắt dân phải làm nhƣ thế này hay nhƣ thế khác, mà phải để cho dân đƣợc sống tự nhiên, phải tạo cho dân môi trƣờng không tranh giành, không ganh đua, phải giúp dân xóa bỏ mọi dục vọng và tiến gần đến “vô vi”. Nhƣ ông viết: “Dân bất úy tử, nại hà dĩ tử cụ chi? Nhƣợc sử dân thƣờng úy tử… thƣờng hữu tƣ sát giả sát, phù đại tƣ sát giả sát, thị vị đại đại tƣợng trác giả, hi
hữu bất thƣơng kỳ thủ hĩ” [30, tr.368] (Dân không sợ chết thì sao lại dùng tử hình dọa dân? Nếu làm cho dân luôn luôn sợ chết, mà có kẻ nào phạm pháp mà ta cũng bắt đƣợc mà giết thì ai còn dám phạm pháp nữa? [Sự thật không phải nhƣ vậy cho nên mới nói hình phạt là vô hiệu]… Có đấng “ti sát” chuyên lo việc giết, nếu vua chúa thay đấng ti sát mà giết dân thì cũng nhƣ thay thợ đẽo, thay thợ đẽo thì ít khi không bị đứt tay). Ông cho rằng, những ngƣời làm điều ác sớm hay muộn cũng bị trời trừng phạt cho nên vua chúa không cần phải làm thay việc đó. Do vậy, theo ông, các hình phạt hay luật pháp đặt ra thì cũng là vô dụng. Dù cho hình phạt hay luật pháp có khắt khe đến đâu, con ngƣời ta vẫn sẽ phạm pháp, chứ không phải vì nghiêm khắc nhƣ vậy là họ sợ,