2.1. Sự phê phán xã hội đƣơng thời của Lão Tử
2.1.2. Phê phán trật tự tôn ti của xã hội đương thời
Trong sách Đạo đức kinh, Lão Tử còn phê phán trật tự xã hội hiện thời, mà trong xã hội đó vẫn duy trì sự phân biệt đẳng cấp một cách hết sức gay gắt. Để củng cố sự phân biệt đẳng cấp đó, nhà cầm quyền đã duy trì quan điểm “chính danh ” của Khổng Tử. Khổng Tử cho rằng, mỗi một vật và mội một ngƣời trong xã hội đều có một công dụng nhất định. Nằm trong mối quan hệ nhất định của mỗi vật, mỗi ngƣời đều có một địa vị, bổn phận nhất định và tƣơng ứng với nó là một “danh” nhất định. Mỗi “danh” đều có yêu cầu và tiêu chuẩn riêng. Vật nào, ngƣời nào mang “danh” nào phải thực hiện bằng đƣợc những yêu cầu, tiêu chuẩn của danh đó, nếu không phải gọi bằng “danh” khác. Trong quan điểm của Khổng Tử, xã hội chỉ có thể ổn định và phát triển khi mà mỗi ngƣời đều làm tròn địa vị và bổn phận của mình, không đƣợc vƣợt quá (tiếm việt) cũng không đƣợc thất trách. Ông cho rằng, trong xã hội có năm mối quan hệ thông thƣờng, đó là: vua- tôi, cha- con, chồng- vợ, anh- em, bè bạn. Mỗi quan hệ lại có những tiêu chuẩn về trách nhiệm và chuẩn mực đạo đức riêng cho từng đối tƣợng, nhƣ cha từ con hiếu thảo, anh tốt em ngoan, chồng biết tình nghĩa vợ nghe lẽ phải, bề trên từ hiếu, bề dƣới kính thuận, vua nhân từ tôi trung thành. Trong năm mối quan hệ (ngũ luân) đó có ba mối quan hệ cơ bản nhất gọi là “tam cƣơng” (quân vi thần cƣơng, phụ vi tử cƣơng, phu vi thê cƣơng). Theo quan niệm của Khổng Tử cũng nhƣ quan niệm phổ biến của xã hội thời bấy giờ, cái trật tự tôn ti trong xã hội ấy là hết sức nghiêm minh, cần thiết. Mỗi một ngƣời trong xã hội đều phải giữ vững, giữ đúng bổn phận của mình mà không đƣợc vƣợt quá, không đƣợc hành
động cũng nhƣ làm gì trái với bổn phận mà xã hội đã quy định cho mình. Có nhƣ vậy thì xã hội mới có trật tự, có kỷ cƣơng, yên ổn và phát triển, không loạn lạc đƣợc. Không giống nhƣ Khổng Tử, Lão Tử coi vạn vật là nhƣ nhau mà không có sự phân biệt quý tiện, nhƣ vậy là ông chủ trƣơng bình đẳng. Ông còn cho rằng, phải để cho mọi sự vật phát triển một cách tự nhiên, theo bản tính của chúng, không can thiệp vào, nhƣ vậy là chủ trƣơng tự do. Bình đẳng và tự do là những giá trị ngƣợc với chế độ phong kiến đƣợc dựng trên cái thể chế quân quyền, phụ quyền và nam quyền. Lão Tử không cực đoan nhƣ Trang Tử là đƣa ra chủ trƣơng vô chính phủ. Ông vẫn quan niệm, trong xã hội vẫn cần có vua quan, nhƣng địa vị và quyền hành của vua quan bị giảm thiểu đi nhiều. Hơn nữa, theo ông, vua tuy ở trên dân nhƣng không quý bằng dân, vua phải tự đặt mình ở dƣới, ở sau dân. Nhƣ ông viết: “Quý dĩ tiện vi bản, cao dĩ hạ vi cơ, thị dĩ hầu vƣơng tự vị cô quả bất cốc, thử kỳ dĩ tiện vi bản da? Phi hồ?” [30, tr.197] (Quý lấy tiện làm gốc, cao lấy thấp làm nền, nên chi, hầu vƣơng tự xƣng là “con côi”, “ít đức”, “không lành”; đó là lấy “tiện” làm gốc? Không phải vậy sao?). Vì Lão Tử chủ trƣơng quân bình, phủ nhận mọi cái thái quá, cho nên muốn cao cần đứng ở chỗ thấp, muốn quý nên đứng chỗ tiện, để giữ sự thăng bằng. Còn trái lại, càng muốn thật cao mà thiên hẳn một bên thì lại trở xuống thấp, càng muốn thật quý lại càng trở thành tiện. Cho nên, với Lão Tử, nhà vua muốn đứng trên dân, cai quản dân thì trƣớc hết phải đứng sau dân, quý trọng dân. Vua cũng phải tuân theo “vô vi” nghĩa là, vua không nên can thiệp vào cuộc sống của dân mà chỉ coi chừng dân sống theo tự nhiên, ngăn ngừa trƣớc để cho dân không đánh mất bản chất tự nhiên, thuần phác của mình. Cũng theo ông, vì không thờ thƣợng đế hay quỷ thần, cho nên vua cũng không cần giữ vị trí là ngƣời đứng đầu thờ cúng trời đất nữa.
Trong sách Đạo đức kinh, Lão Tử không bàn đến phụ quyền, nhƣng nếu theo nguyên tắc “vô vi” (không can thiệp vào cuộc sống của ngƣời khác), thì quyền của ngƣời cha trong gia đình cũng bị giảm thiểu đi một cách triệt để. Cụ thể là theo ông, ngƣời cha chỉ có trách nhiệm nuôi con, che chở chúng, hƣớng dẫn chúng sống theo tự nhiên, nhƣ vậy là “từ phụ” rồi. Nhƣ vậy, với quan điểm này của Lão Tử thì quyền của ngƣời cha trong gia đình đã bị giảm đi rất nhiều, không còn tuyệt đối nhƣ quan niệm của Khổng Tử và nhƣ trƣớc nữa. Ở một khía cạnh nào đó, quan điểm trên của Lão Tử góp phần làm giảm tình trạng bất công trong xã hội và kiến tạo sự bình đẳng giữa ngƣời với ngƣời. Đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ thì đó là một trong những quan điểm tiến bộ, nó rất khác so với quan điểm của những nhà tƣ tƣởng cùng thời với ông. Ông cũng không bàn về nam quyền ( quyền của đàn ông, quyền của chồng), nhƣng rõ ràng ông coi trọng nữ tính hơn nam tính. Nhƣ trong chƣơng 28, sách Đạo đức kinh, ông nói: “Tri kỳ hùng, thủ kỳ thƣ” (Biết nhƣ con trống giữ nhƣ con mái). Chƣơng 61 của cuốn sách này, ông nói thêm: “Tẫn thƣờng dĩ tịnh thắng mẫu” [30, tr.301] (Giống cái thƣờng lấy tĩnh mà thắng giống đực). Vì trọng nữ tính nên ông cho đạo là có nữ tính chứ không nhƣ Khổng Tử cho Thƣợng đế là nam tính. Ông ví đạo nhƣ là mẹ của vạn vật, nuôi dƣỡng vạn vật, sinh ra vạn vật. Quan điểm trọng nữ tính của Lão Tử có thể nói là khác biệt về cơ bản với Khổng Tử. Trong quan niệm của Khổng Tử, chỉ có ngƣời quân tử mới là mục tiêu mà ngƣời ta cần phấn đấu, mà cũng chỉ có ngƣời quân tử mới có thể đƣa xã hội phát triển, còn kẻ tiểu nhân thì không thể giúp ích gì cho sự phát triển của xã hội đƣợc, mà phụ nữ trong quan niệm của Khổng Tử đƣợc đồng nhất với tiểu nhân. Có nghĩa là, trong quan niệm của Khổng Tử, ông không coi trọng địa vị và vai trò của ngƣời phụ nữ trong xã hội, trong gia đình và trong quan hệ với ngƣời chồng, ngƣời đàn ông.
Lão Tử không quá coi trọng trật tự tôn ti của xã hội hiện thời, ông cũng không đồng tình với chế độ phụ quyền hiện tại. Nếu nhƣ Khổng Tử luôn đòi hỏi, yêu cầu mọi ngƣời cần giữ vững trật tự, tôn ti của xã hội, cần phải khôi phục và tuân theo chế độ lễ nghĩa của nhà Chu để đƣa xã hội vào khuôn phép, thì Lão Tử lại không yêu cầu mọi ngƣời khôi phục, tuân theo lễ nghĩa vốn có trong xã hội từ trƣớc đến nay, mà xã hội cần phải thay đổi hay mỗi một ngƣời trong xã hội cần thay đổi nó. Ông coi mọi ngƣời đều bình đẳng nhƣ nhau không phân biệt quý tiện, sang hèn. Ông cũng không chủ trƣơng làm giàu mà ông chủ trƣơng mỗi ngƣời cần sống theo bản tính thuần phác, tự nhiên và không nên ham muốn những gì không thuộc về mình. Đây cũng là một trong những mặt tích cực trong quan điểm của ông.
Nhƣ vậy, Lão Tử không đồng tình với quan điểm của nhiều nhà tƣ tƣởng khác về việc phân chia xã hội theo đẳng cấp và mọi ngƣời phải tuân thủ theo đẳng cấp đó. Do bởi ông chủ trƣơng mọi ngƣời sống và hành động theo tự nhiên, cho nên tôn ti, trật tự của xã hội đƣơng thời không đƣợc ông coi trọng là vậy. Có khi ông còn phản đối nó, bởi ông cho rằng, cái trật tự đẳng cấp ấy thật phức tạp, rắc rối mà không có ích gì. Nếu Khổng Tử cho rằng, vua là ngƣời đứng đầu một nƣớc thống trị dân, đứng trên dân thì theo Lão Tử, vua đứng đầu một nƣớc nhƣng để thể hiện cái tôn quý của mình thì vua phải đặt mình ở dƣới dân, sau dân, ông viết: “Thị dĩ thánh nhân, hậu kỳ thân nhi thân tiên, ngoại kỳ thân nhi thân tồn”[30, tr.64] (Thánh nhân đặt thân mình ở sau mà thân mình lại đƣợc ở trƣớc, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn đƣợc), giống nhƣ bậc thánh nhân vậy. Mặt khác, nếu trong xã hội phong kiến và Nho giáo không coi trọng vai trò của ngƣời phụ nữ, ngƣời phụ nữ phải phụ thuộc hoàn toàn vào ngƣời đàn ông trong gia đình (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), thì Lão Tử lại coi trọng ngƣời phụ nữ. Lão Tử khuyên mọi ngƣời nên tu luyện tính cách khiêm nhƣờng, nhu nhƣợc, mềm
mại giống nhƣ tính cách của ngƣời phụ nữ, và nếu vậy, thì sẽ chiến thắng đƣợc cứng rắn. Vai trò của ngƣời phụ nữ đƣợc ông ví giống nhƣ nƣớc vậy, nƣớc tuy mềm yếu nhƣng có sức mạnh to lớn có thể phá vỡ đƣợc cả đá, cuốn trôi đƣợc tất cả. Nhƣ vậy, quan điểm của Lão Tử hoàn toàn đi ngƣợc với trật tự, tôn ti của xã hội đƣơng thời và quan điểm của ông cũng khá mới mẻ so với quan niệm truyền thống lúc bấy giờ. Tuy nhiên, Lão Tử coi trọng ngƣời phụ nữ chứ ông không có yêu cầu con ngƣời quay về với xã hội mẫu hệ thời kỳ đầu của loài ngƣời. Do vậy, không thể cho rằng, trong quan niệm của Lão Tử, ông hoàn toàn chủ trƣơng mọi ngƣời cần phải quay về thời kỳ nguyên thủy của loài ngƣời, mà chủ yếu ông chủ trƣơng mọi ngƣời phải trở về cái bản tính thuần phác, sơ khai tự nhiên, vốn có của con ngƣời, chủ trƣơng, yêu cầu mỗi ngƣời trừ bỏ dục vọng, mƣu mô, xảo quyệt, không có cƣớp đoạt, tranh giành.