truyền thống ở Việt Nam hiện nay : những kết quả đã đạt được
2.1.2. Vai trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống ở Việt Nam hiện nay: những mặt còn hạn chế
Văn hóa dân tộc được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, trải qua quá trình đó, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc tương đối ổn định. Nhưng khi điều kiện sinh hoạt, sản xuất thay đổi, giá trị văn hóa truyền thống cũng sẽ theo đó mà dần dần biến đổi theo. Hiện nay trên thế giới, các nước đang hòa nhập trong xu thế toàn cầu hóa. Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để phát triển và hội nhập. Quá trình này không chỉ diễn ra ở đô thị mà còn cả ở nông thôn. Xã hội ngày càng phát triển hơn, cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và chất lượng sống tốt hơn. Song bên cạnh đó, quá trình này cũng mang lại những mặt trái, một trong số đó chính là nguy cơ mai một văn hóa cổ truyền, đặc biệt là giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Có thể thấy rằng, đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cũng có những vấn đề mà thanh niên chưa thực hiện được, đó là những vấn đề sau:
Thứ nhất, thanh niên chưa thực hiện triệt để việc loại bỏ cái cũ không phù hợp trong khi đó vẫn có những giá trị văn hóa truyền thống cần giữ gìn, kế thừa, phát huy có nguy cơ bị mai một, xói mòn và mờ nhạt.
Hiện nay, khi đất nước Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì trong xã hội vẫn có những biểu hiện tiêu cực của thói cào bằng níu kéo chân nhau không muốn cho người khác hơn mình “xấu đều hơn tốt lỏi”, tư tưởng “bình quân chủ nghĩa” còn khá phổ biến, quan niệm “một người làm quan cả họ được nhờ”, lôi kéo người thuộc gia tộc, cùng địa phương tạo sự bè phái trong quan hệ, trong công tác, lối sống tự cấp tự túc khép kín... đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống dân chủ, công bằng. Do ảnh hưởng bởi sức mạnh của hương ước, nhiều thanh niên vẫn có lối suy nghĩ “phép vua thua lệ làng”, xem thường pháp luật. Không ít địa phương việc duy trì nhiều hủ tục lạc hậu, lãng phí tiền bạc chi tiêu vào các hoạt động mê tín dị đoan, phản khoa học, trái với thuần phong mĩ tục ngày càng gia tăng đến mức báo động. Những biểu hiện này không còn thích hợp với xã hội công nghiệp liên minh rộng mở, do vậy cần nhanh chóng loại bỏ để đất nước ta phát triển nền kinh tế, ổn định chính trị - xã hội.
Từ xa xưa, dân tộc Việt Nam đã được biết đến như là sự hiện diện cho truyền thống yêu nước nồng nàn, cho lối sống tình nghĩa, đậm chất nhân văn “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, đại diện cho tinh thần lạc quan “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”, cho tình yêu thiên nhiên… Nhưng những giá trị của nền văn hóa làng xã Việt Nam đã từng tồn tại hàng ngàn năm nay này đang có xu hướng bị mai một và mờ nhạt dần.
Truyền thống yêu nước, ý thức tự cường của dân tộc Việt Nam trong
của kinh tế thị trường và hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa đã có một bộ phận không nhỏ những người dân, đặc biệt là thanh niên – lực lượng nòng cốt đối với vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đã thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, làm giàu một cách bất chính, kể cả chà đạp lên lợi ích quốc gia, cộng đồng. Nhiều thanh niên trốn tránh đi nghĩa vụ quân sự. Hiện giờ xuất hiện nhiều người có hành động làm tay sai cho các thế lực thù địch chống phá Đảng, phá hoại đất nước… Lại có những bộ phận không nhỏ vì lợi ích kinh tế sẵn sàng chặt phá rừng bừa bãi, đổ chất thải ra sông, hồ, săn bắn động vật quý hiếm, hủy hoại thiên nhiên, môi trường sống xung quanh mình. Đây là sự mất mát to lớn đối với các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
Tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng cũng đang có nguy cơ bị
xói mòn. Quan hệ tình cảm giữa con người với con người, nhất là ở các đô thị, các tụ điểm buôn bán có xu hướng khép kín theo kiểu “ai làm nấy biết”. Người ta trở nên xa lạ ngay đối với những người láng giềng của mình. Ở nhiều trường học đã diễn ra tình trạng học sinh, sinh viên gây gổ, đánh nhau, chửi nhau, thậm chí hành hung cả thầy cô giáo. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì những đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Đây đang là những vấn đề gây nhức nhối trong toàn xã hội.
Tinh thần cần cù, hiếu học và sáng tạo cũng đang có xu hướng bị mai
một. Hiện nay, một bộ phận sinh viên có thái độ trông chờ, thụ động, lười suy nghĩ, thiếu năng động, thiếu tìm tòi sáng tạo, ngại khó, ngại khổ. Một bộ phận thanh niên khác lại có thái độ học đối phó, động cơ học tập chưa rõ ràng, truyền thống “tôn sư trọng đạo” có phần bị xem nhẹ. Không ít học sinh, sinh viên trốn học, bỏ giờ, la cà hàng quán, lao vào game online.
Trong môi trường sư phạm, tình trạng quay cóp, gian lận trong thi cử, mua điểm, bán bằng... là hiện tượng học sinh, sinh viên được chứng kiến hàng ngày. Như khảo sát cho thấy, nạn quay cóp trong thi cử hiện nay ngày càng
phổ biến và phát triển nhưng chỉ có 24,6% số người được hỏi là không tán thành, 44,9% còn băn khoăn, 22,5% cho là chuyện bình thường, vặt vãnh [9, 59]. Nhận định về vấn đề này, tác giả Nguyễn Duy Bắc đã khẳng định: “Tính chất chủ nghĩa xã hội bị mặt trái của cơ chế thị trường tác động tạo ra khuynh hướng “thương mại hóa” giáo dục, chạy theo quy luật cung cầu một cách thô thiển, gây ra căn bệnh thành tích khiến cho ở một số nơi cả thầy và trò đều biến thành những kẻ nói dối và làm dối, quanh năm chạy theo thành tích”. “Năm học 2005 – 2006, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, tại tỉnh Hà Tây, thầy giáo Đỗ Văn Khoa (giáo viên Trường THPT Văn Tảo) tố cáo những gian lận và tiêu cực ở Trường THPT Phú Xuyên A lại làm nhức nhối dư luận về căn bệnh thành tích không chỉ ở Trường THPT Phú Xuyên A, mà còn ở khá nhiều hội đồng thi khác nữa” [5, 457 - 458]. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức truyền thống đang diễn ra ở nhiều nơi.
Truyền thống dũng cảm, lạc quan của dân tộc ta cũng có xu hướng bị
mai một. Hiện nay, một số thanh niên đã có tư tưởng bi quan trước thời cuộc, không tin vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vào một xã hội tốt đẹp, giàu mạnh, văn minh, muốn nước ta đi theo con đường đa nguyên đa đảng, theo đường hướng chính trị của chủ nghĩa tư bản. Điều đáng lo lắng hơn là thanh niên Việt Nam đã chưa tạo ra được một dư luận phê phán đủ mạnh để ngăn chặn những hiện tượng xuống cấp đạo đức như vậy và hậu quả là những hiện tượng đó cứ ngang nhiên tồn tại. Sự bàng quan, thờ ơ theo kiểu “mũ ni che tai” này dù muốn hay không cũng là sự đồng lõa với cái ác. Bao trùm lên các hiện tượng tiêu cực ấy có thể nói là sự khủng hoảng lòng tin - con người không còn có lý tưởng sống đúng đắn, mất định hướng giá trị. Không ít người trở thành tín đồ mù quáng của các dị giáo, của các thứ mê tín dị đoan đang có chiều hướng sinh sôi như nấm sau mưa.
Tư tưởng thương người, nhân nghĩa của dân tộc ta cũng bị biến đổi mạnh mẽ. Một bộ phận dân cư và trong lực lượng thanh niên Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của lối sống ích kỷ, hẹp hòi, lấy lối sống theo kiểu “đèn nhà ai nấy rạng” thay cho lối sống tình nghĩa, yêu thương con người “Bầu ơi thương lấy bí cùng – Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” trước đây. “Có thể nói nếp sống công nghiệp và hiện đại đã làm xơ cứng lối sống tình cảm, mất đi những cảnh sinh hoạt thanh bình của làng quê, tình cảm gắn con người với thiên nhiên. Thế giới tinh thần, tình cảm không những ít được quan tâm, mà ngày càng bị nghèo đi, thậm chí còn bị què quặt” [33, 33 – 34]. Đồng tiền đã khiến cho quan hệ giữa những người thân thiết, ruột thịt trong gia đình bị rạn nứt, thậm chí là tan vỡ, con cái hành hung cha mẹ, vợ chồng ly tán, anh em tranh giành tài sản. Nhiều cuộc hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính mà vì danh vị, tiền bạc, hiện tượng lấy chồng ngoại cho dù người đó mất nhân cách, dị hình, dị tật... là những trường hợp tiêu biểu. “Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí đồng nghiệp” [11, 46].
Vấn đề trên đang là những thách đố cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm. Khắc phục tình trạng đó, tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta đã yêu cầu ngành Giáo dục – Đào tạo cần: “Coi trọng, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại” [15, 207].
Vai trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam là kế thừa những giá trị quý báu của ông cha ta từ bao đời, nhưng giờ đây những giá trị đó đã mờ nhạt, dần bị mai một đi, đó là thách thức không nhỏ cùa thanh niên trong việc thể hiện vai trò giữ gìn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Nhìn nhận những vấn đề chưa làm được đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của thanh niên đã giúp thanh niên biết rõ mình cần phải làm gì và làm như thế giới để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Thứ hai, trong quá trình giao lưu văn hóa, thanh niên có nguy cơ tiếp thu ngay cả những tư tưởng, lối sống mới đi ngược lại với tư tưởng, lối sống truyền thống của dân tộc ta tạo ra những thách thức cam go trong vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam.
Trong bối cảnh toàn cầu, hàng loạt các đặc điểm của giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được xây dựng, hun đúc hàng nghìn năm như truyền thống yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần lạc quan, sự hiếu học, sáng tạo, cần cù trong học tập và lao động, sự khoan dung và khoan dung văn hóa… đang có nguy cơ ngày càng bị biến dạng. Thay vào đó, nền văn hóa Việt Nam đã du nhập, hình thành những tư tưởng lối sống tiêu cực đi ngược lại với tư tưởng, lối sống truyền thống của dân tộc. Đây chính là thách thức đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam của thanh niên trong thời đại ngày nay.
Ngày nay thanh niên được sống trong môi trường văn hóa phong phú và đa dạng, sử dụng các tiện nghi hiện đại mà các thế hệ trước chưa có được, điều đó đã tác động mạnh đến đời sống văn hóa tinh thần và lối sống của thanh niên. Bên cạnh các mặt tích cực do sức mạnh của công nghệ thông tin mang lại, chúng ta cũng cần cảnh giác với những mặt trái ảnh hưởng xấu đến truyền thống - đạo lý, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Thực tế hiện nay lợi dụng kinh tế thị trường, sự quản lý thiếu chặt chẽ của chính quyền và các cơ quan chức năng, nhiều kẻ vì mục đích lợi nhuận đã tung ra thị trường những sản phẩm văn hóa tầm thường, độc hại, những phim
ảnh khiêu dâm, bạo lực kích thích sự tò mò, hiếu thắng của một bộ phận thanh niên. Trong xã hội “vẫn còn không ít các sản phẩm văn hóa, hoạt động văn hóa lai căng, thấp kém, thậm chí độc hại” đẩy thanh niên đến chỗ có hành vi thiếu văn hóa, phản đạo đức thậm chí vi phạm pháp luật [4, 78 - 79].
Bên cạnh đó, trong lực lượng thanh niên Việt Nam có xu hướng phổ biến lối sống thực dụng của Mỹ. Đó là tư tưởng đề cao, tuyệt đối hóa giá trị vật chất, xem nhẹ hay hạ thấp giá trị tinh thần; đề cao quá mức giá trị hiện đại, xem nhẹ giá trị truyền thống. Chính điều này đã tạo nên tâm lý sống gấp trong một bộ phận sinh viên. Điều này biểu hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là trong việc chọn ngành - nghề, trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Không ít sinh viên đã đề cao lối sống vị kỷ, vị lợi, cho mình và vì mình; họ thích sống hưởng thụ hơn là cống hiến. Điều đó đã khiến cho không ít sinh viên xa lánh những hoạt động mang tính cộng đồng, không tham gia các phong trào do Đoàn Thanh niên, do Hội Sinh viên tổ chức như chiến dịch sinh viên tình nguyện hè hay chương trình tiếp sức mùa thi… Đây là điều mà Đảng ta đã từng cảnh báo: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc” [12, 46].
Tư tưởng tuyệt đối hoá điều kiện vật chất và kỹ thuật, lấy phương tiện sống làm thước đo sự phát triển con người và xã hội của không ít người làm sai lạc đi nhiều giá trị cao đẹp mà ông cha ta đã hàng nghìn năm vun đắp. Đây cũng chính là nguồn gốc dẫn tới “tình trạng, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng”, “kỷ cương phép nước trong nhiều việc, nhiều lúc chưa nghiêm” [14, 76].
Nền kinh tế thị trường với số lượng hàng hóa lớn, chủng loại đa dạng và giá rẻ… đã tác động mạnh và làm thay đổi tâm lý, nhân cách và lối sống của không ít người trong xã hội, trong đó có một bộ phận không nhỏ những người
thanh niên Việt Nam. Nó vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người, vừa kích thích tâm lý tiêu dùng trong mọi tầng lớp xã hội, tạo điều kiện để hình thành lối sống hưởng thụ, xã hội tiêu dùng. Kết quả là dẫn đến hình thành trong bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là những người thanh niên lối sống hưởng thụ, thực dụng, coi trọng vật chất, xa hoa lãng phí, xa lạ với lối sống giản dị, tiết kiệm – những phẩm chất truyền thống quý báu của con người Việt Nam.
Có thể thấy rằng, trong thời gian qua, nhiều sinh hoạt văn hóa, từ lễ hội đến biểu diễn nghệ thuật, bị nhuốm đậm đặc sắc màu thương mại hóa. Các loại hình nghệ thuật ca nhạc phương Tây ngày càng có nhiều thanh niên hâm mộ tôn sùng, trong khi các loại hình nghệ thuật dân tộc như chèo, tuồng, cải lương… ngày càng thưa vắng người xem. Dân ca ngày một tàn lụi, chì còn có người già là hăng hái tham gia, thanh niên chỉ thích hát karaoke và một vài loại hình ca vũ hiện đại theo trào lưu mới ngoại lai.
Một bộ phận đáng kể lớp trẻ ưa chuộng, thậm chí sùng bái phong cách văn hóa, văn nghệ phương Tây. Họ không thích hoặc thờ ơ với các bản nhạc, bài ca cách mạng, không quan tâm đến các hình thức nghệ thuật, các dòng