truyền thống ở Việt Nam hiện nay : những kết quả đã đạt được
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của thanh niên đối với việc giữ
giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để nâng cao vai trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống cần thực hiện tốt những giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của thanh niên qua việc đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền, giáo dục họ thực hiện vai trò xung kích đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang ngày càng gia tăng như hiện nay, để có thể nâng cao vai trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống thì biện pháp có ý nghĩa then chốt là chấn hưng nền giáo dục nước nhà nhằm đào tạo nên những con người vừa có kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc vừa có hiểu biết nhất định về các nền văn hóa có nhiều quan hệ với ta, đồng thời có thái độ ứng xử tinh tế, lịch sự, thông minh khi cần trao đổi, trò chuyện với các đối tác, du khách hoặc bạn bè quốc tế. Chính việc giáo dục đó đã góp phần nâng cao vai trò của thanh niên trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao
tinh thần yêu nước, ý thức cố kết cộng đồng, tinh thần đoàn kết, nhân nghĩa, lạc quan, hiếu học, có tinh thần và thái độ lao động đúng đắn, có tinh thần thương người, nhân nghĩa. Khẳng định điều đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ IX chỉ rõ:
“Nhiệm vụ quan trọng của Đoàn trong giai đoạn mới là xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có ý thức công dân, biết xử lý hài hòa lợi ích của bản thân trong lợi ích chung của tập thể, cộng đồng; có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng; có tri thức, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng lao động giỏi; có văn hóa và sống tình nghĩa; có sức khỏe thể chất và tinh thần lành mạnh; giàu nhiệt huyết sáng tạo và tinh thần tình nguyện” [20,17].
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trước thực tế có không ít người đã chạy theo lối sống hưởng thụ, vật chất, vị kỷ, cá nhân, hầu như không quan tâm đến truyền thống văn hóa dân tộc thì vấn đề vô cùng quan trọng là cần phải
tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử nhằm vun đắp và phát huy niềm tự hào dân tộc cho nhân dân, đặc biệt là cho lớp trẻ – những người chủ tương lai của đất nước, hướng họ đến với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc - cội nguồn tạo nên bản sắc văn hóa, cốt cách và sức mạnh của con người Việt Nam. Bên cạnh đó, phải đặc biệt coi trọng phát hiện, vun đắp các tài năng, nhất là trong lớp trẻ, tạo điều kiện cho sự xuất hiện những tài năng văn hóa đỉnh cao ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Một điều quan trọng khác mà chúng ta cần làm là định hướng cho giới trẻ thấy được đâu là giá trị đích thực của một con người. Đó chắc chắn không phải là sở hữu một gương mặt đẹp, mặc đồ hàng hiệu, đi xe hơi hạng sang... Vẻ hào nhoáng bên ngoài dễ làm người ta choáng ngợp và lầm lẫn với những giá trị khác. Việc các bạn trẻ hành động như những "fan cuồng" cũng không có gì khó hiểu xuất phát từ tâm lý muốn khẳng định mình, muốn mình phải
thật sự nổi bật trong số những fan khác. Nếu chúng ta giải quyết được vấn đề định hướng cho giới trẻ để họ biết cách tự khẳng định mình theo những con đường tích cực hơn thì vấn đề "fan cuồng" cũng tự động được giải quyết.
Trước việc sa đà vào thần tượng một cách mù quáng của giới trẻ, truyền thông đã nhảy vào cuộc để cảnh báo, phân tích và góp ý bằng hàng loạt bài báo với nội dung: Phê phán cách hâm mộ thần tượng thái quá của người hâm mộ Việt Nam. Sự kịp thời ấy đã giúp giới trẻ có một “bước lùi” giá trị trong nhận thức. Chính truyền thông đã giúp những “fan cuồng” thức tỉnh. Hàng loạt các chương trình liên quan đến “văn hóa thần tượng” đã được tổ chức. Chương trình thời sự của VTV cũng nhiều lần đưa tin về cách thể hiện tình cảm phản cảm này của giới trẻ. Trên các diễn đàn mạng cũng bàn luận nhiều về chủ đề này. Nhiều bạn trẻ trưởng thành, có cái nhìn đúng đắn đã không thể chấp nhận được việc chửi bới, đòi giết bố mẹ vì thần tượng.
Truyền thông đã góp phần không nhỏ trong việc định hướng lại cách nhìn và lối sống của các bạn trẻ. Tuy nhiên, nếu không có giáo dục, thì có lẽ hiện tượng này sẽ khó có thể bị “diệt cỏ tận gốc” được như thế này. Trong đề thi khối D, kỳ thi đại học – cao đẳng 2012 đã đưa ra vấn đề “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” đã khiến nhiều fan trẻ phải suy ngẫm. Giáo dục cũng đã phải vào cuộc để “chấn chỉnh” lối sống đáng báo động này. Rất nhiều trường đại học đã tổ chức các cuộc hội thảo về vấn đề này.
Như vậy, để nâng cao vai trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam thì việc tăng cường giáo dục qua sách vở, các phương tiện truyền thông đại chúng, báo đài… thực sự đóng vai trò quan trọng để định hướng thẩm mỹ và phát triển nhân cách toàn diện cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới.
Thứ hai, nâng cao sự tự giác học hỏi và tự giác thực hiện của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta hiện nay. Trong đó, thanh niên vừa là đối tượng nhưng đồng thời cũng là chủ thể của quá trình này. Vì thế, để nâng cao hiệu quả, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đòi hỏi thanh niên phải có sự tự giác cao độ trong việc học tập, tiếp thu các giá trị văn hóa truyền thống, rèn luyện, tu dưỡng lối sống mới.
Đối với việc giáo dục truyền thống, ý thức trách nhiệm cho thanh niên, V.I.Lênin khẳng định: “Việc giáo dục thanh niên không phải là nói cho họ nghe những bài diễn văn êm dịu hay là những phép tắc đạo đức; không phải cái đó là giáo dục. Khi người ta thấy được cha mẹ mình sống dưới ách của bọn địa chủ và bọn tư sản như thế nào, khi chính người ta chịu chung nỗi khổ đau với những người mở đầu cuộc chiến đấu chống bọn bóc lột, khi người ta thấy rằng muốn tiếp tục chiến đấu thì phải hy sinh to lớn như thế nào để bảo vệ những thắng lợi mà cha, anh đã giành được và thấy rõ bọn địa chủ và bọn tư sản là những kẻ hung tợn như thế nào thì khi đó người ta tự rèn luyện mình trong hoàn cảnh này để trở thành những người cộng sản” [41, 351].
Thật đúng như vậy, tự giáo dục là một quá trình tự thân vận động, đòi hỏi thanh niên phải tự giác, có ý chí, nghị lực và quyết tâm cao trong việc rèn đức, luyện tài. Có thể nói, nếu không có quá trình tự giác, tự nâng cao vai trò thực hiện việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của bản thân thanh niên, thì mọi nỗ lực tác động từ bên ngoài, dù tốt đến đâu cũng trở nên vô ích.
Với đặc thù là nhân cách phát triển chưa đầy đủ, chưa hoàn chỉnh, cho nên trong quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện, thanh niên rất cần đến sự hướng dẫn của người thầy. Việc thực hiện vai trò giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của thanh niên là sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan trong đó yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định trực tiếp. Một biện pháp tự giáo dục cần rất mực coi trọng là sử dụng thường xuyên vũ khí phê bình và tự phê bình. Việc phê bình và tự phê bình cần triển khai một cách đúng đắn, nghiêm túc, thường xuyên và thẳng thắn. Bên cạnh đó, tính tự giác, tích cực học tập và rèn luyện của mỗi thanh niên còn phải được thể hiện ở tinh thần ham học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Thanh niên cần nghiêm túc lắng nghe ý kiến của người khác để điều chỉnh hành vi của mình.
Sự tự giác học tập, rèn luyện của thanh niên chính là sự tích cực, chủ động kiểm tra nhận thức, thái độ, hành vi hàng ngày của mình, tự đánh giá được những ưu, khuyết điểm của bản thân và kiên quyết sửa chữa khuyết điểm. Để có thể thực hiện được vai trò giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống hôm nay, vấn đề đặt ra với thanh niên không dừng ở sự nhiệt tình, trách nhiệm mà đòi hỏi còn phải có kiến thức, phải học tập không ngừng, tiếp thu được các tri thức tiên tiến của nhân loại.
Để nâng cao ý thức của thanh niên đối với vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống thì cũng cần phải chú ý đến công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật một cách kịp thời, đúng đối tượng, kết hợp khuyến khích khen thưởng bằng cả hiện vật (vật chất) và tinh thần. Điều này sẽ có tác dụng kích thích mạnh mẽ sự phấn đấu rèn luyện của thanh niên đối với vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho thanh niên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của thanh niên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để họ thực hiện vai trò giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, thanh niên Việt Nam cần phải xác định rõ vai trò của mình đối với vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, từ đó cố gắng hết sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng để hoàn thiện mình, thực hiện các nguyên tắc, giải pháp để nâng cao vai trò của mình đối với việc bảo tồn văn hóa dân tộc. Thanh niên cần thực hiện truyền thống yêu nước, đoàn kết, sáng tạo, cần cù học tập, lao động, thương người, cởi mở, khoan dung, thấm nhuần tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự chiến thắng của cái chính nghĩa, cái đẹp, sẵn sàng cưu mang những ai gặp hoạn nạn khó khăn, bất hạnh... Thanh niên cần hăng hái góp sức mình vào các phong trào có ý nghĩa sâu sắc như “Uống nước nhớ nguồn”, “Xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa”, “Phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng”, “Hiến máu nhân đạo”, “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước”, “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, “Mùa hè tình nguyện”, “Tiếp sức mùa thi”, “Về nguồn”... Chính khi thực hiện các phong trào đó, thanh niên Việt Nam đã thực hiện vai trò đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc phụ thuộc vào mỗi người chúng ta và đặc biệt là vào thanh niên - sứ giả của tương lai. Từ chỗ hiểu đến chỗ thấy cần, từ chỗ thấy cần đến chỗ phải tự thân vận động. Sách vở về văn hóa có khá nhiều, văn hóa tồn tại ở khắp mọi nơi, bạn trẻ cần tự tìm kiếm, học hỏi và suy nghĩ, đừng nên thụ động ngồi chờ để rồi trách cứ rằng không có ai chỉ bảo. “Đừng nên mượn cớ “tác phong công nghiệp nhanh gọn, thiết thực”, mượn cớ còn phải “phóng tầm mắt xuyên lục địa, thu nhận những tri thức hiện đại” mà thờ ơ với văn hóa dân tộc – báu vật vô giá mà chúng ta đang có trong tay, tự đánh mất bản thân mình để rồi một lúc nào đó lại ngồi mà hối tiếc” [28, 39].
Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực đối với việc thực hiện vai trò giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, thanh niên cần tích cực quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam trên toàn thế giới, tạo điều kiện hội nhập, giao lưu, khẳng định vị thế Việt Nam với các quốc gia khác.
Có thể thấy, Hàn Quốc là quốc gia rất tích cực quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa Hàn đến toàn thế giới. Chính phủ Hàn Quốc đã đưa hình ảnh văn hóa truyền thống Hàn Quốc đến các quốc gia, dân tộc trên thế giới qua phim ảnh, quảng cáo, nghệ thuật kiến trúc, âm nhạc, ẩm thực… giúp quảng bá hình ảnh đất nước Hàn Quốc giàu giá trị bản sắc văn hóa đến các nền văn hóa khác. Đó cũng là một biện pháp rất hữu hiệu giúp người dân Hàn Quốc tự hào về văn hóa truyền thống của mình, ra sức giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Bạn bè thế giới mong muốn được thưởng thức văn hóa truyền thống dân tộc Hàn Quốc, từ đó giúp bản sắc văn hóa Hàn Quốc ngày càng lan tỏa sâu rộng hơn đến các quốc gia khác.
Học tập theo kinh nghiệm Hàn Quốc, trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta cần tích cực giới thiệu lịch sử, đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới. Việt Nam cần thiết phải có một chiến lược tạo dựng và
quảng bá hình ảnh quốc gia để định hướng các hoạt động. Việc làm này
thường mất khá nhiều thời gian, đòi hỏi sự bền bỉ và sáng tạo; đặc biệt phải khai thác thật đúng về thế mạnh và tính độc đáo của đất nước ta. Một hình ảnh quốc gia tích cực về Việt Nam sẽ làm cho bạn bè thêm yêu Việt Nam – và chính đó sẽ là một lá chắn bảo vệ đất nước Việt Nam.
Trong thời đại ngày nay, việc tạo dựng hình ảnh quốc gia được các nước cân nhắc kỹ lưỡng và đầu tư triển khai với sự hỗ trợ của các công nghệ
tiên tiến, hiện đại nhất. Một trong những yếu tố được quan tâm khi tạo dựng
hình ảnh quốc gia, đó là sự độc đáo so với các nước khác, khai thác triệt để những ưu thế và lợi thế của đất nước mình. Bên cạnh đó, các nước cũng rất
quan tâm đến địa bàn và đối tượng sẽ được giới thiệu nhằm khai thác tối đa hiệu quả của công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh quốc gia. Tại nhiều nước trên thế giới, nguyên thủ quốc gia có vai trò quan trọng trong tiếp thị hình ảnh đất nước, đặc biệt trong nhiệm kỳ lãnh đạo, quốc gia đó đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, chính trị ổn định, đời sống người dân được nâng cao.
Vì thế, cần có và phải có một chiến lược tạo dựng và quảng bá hình
ảnh quốc gia với sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước;
đồng thời, khuyến khích sự tham gia tích cực và sáng tạo của mọi thành phần kinh tế trong công việc này. Đây vừa là nghĩa vụ, vừa là trách nhiệm của mọi cơ quan công quyền, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, doanh nghiệp và mọi