truyền thống ở Việt Nam hiện nay : những kết quả đã đạt được
2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
Có thể thấy, thanh niên Việt Nam cần phải thực hiện vai trò xung kích, đi đầu đối với vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Làm thế nào để thanh niên Việt Nam thực hiện được vai trò hết sức nặng nề nhưng vẻ vang mà đất nước đang đặt lên vai họ? Làm thế nào để giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam thực sự trở thành nguồn động lực nội sinh mạnh mẽ thúc đẩy đất nước phát triển vững mạnh trong xu thế toàn cầu hóa? Trong điều kiện cụ thể đó chúng ta có thể nhận thấy một số vấn đề cơ bản đặt ra đối với việc thực hiện vai trò giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của thanh niên ở Việt Nam hiện nay là:
Thứ nhất, nhận thức của thanh niên về vai trò giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam còn hạn chế.
Có thể thấy rằng, thanh niên Việt Nam có vai trò rất quan trọng đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, thế nhưng một thực tế đang đặt ra là nhiều thanh niên chưa nhận thức được vai trò to lớn của mình đối với vấn đề đó, hiện nay có một bộ phận không nhỏ thanh niên có xu hướng chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ.
Đảng ta đã nhận định: “Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước là đã xây dựng được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, có nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nước, có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú, môi trường sống an toàn…” [62].
Tuy nhiên, “Một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc” [62]. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự tác động của môi trường sống, đề cao cái tôi của mình, đặt lợi ích cá nhân của mình lên trên lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, đòi hỏi nhiều mà cống hiến thì ít. Những người này quên rằng, Bác Hồ đã từng dạy: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà” [51, 454-457].
Mặt khác, do ảnh hưởng của toàn cầu hoá, làn sóng công nghệ thông tin và trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, cùng với vai trò tự chủ kinh tế của các chủ thể dẫn đến việc khẳng định và đề cao trách nhiệm cá nhân, làm cho ý thức cá nhân tăng lên. Thanh niên ý thức cao về bản thân, muốn thể hiện. Tuy nhiên, trong hành vi lại quá đề cao cái cá nhân, nhiều khi lấn át cái cộng đồng, coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Sự lạnh lùng trong các mối quan hệ tình cảm, vốn rất được đề cao trong đạo đức của người phương Tây, đang ngày càng lan rộng trong thanh niên. Nhiều thanh niên có thái độ đòi hỏi hơn là sự hy sinh, ước muốn hưởng thụ nhiều hơn đóng góp, ít chú ý đến học tập các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Một thực tế khác đang diễn ra ở nước ta đó là còn thiếu việc nâng cao nhận thức cho thanh niên đối với vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Đảng, Nhà nước, nhà trường và các tổ chức chính trị xã hội.
Có thể thấy, ở đất nước ta, Nhà nước, nhà trường và các tổ chức chính trị xã hội đã có nhiều đóng góp trong công tác giáo dục, tuyên truyền các biện pháp giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tuy nhiên, do cách thức tổ chức, tuyên truyền, giảng dạy có khi còn giáo điều, chưa sát với nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên Việt Nam, việc tổ chức làm bài thu hoạch còn mang tính hình thức, không phản ánh đúng sự hiểu biết về các vấn đề chính trị - xã hội của họ. Vì vậy, hiệu quả giáo dục, tuyên truyền cho thanh niên thực hiện vai trò giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống chưa cao, chưa thật sự đi vào chiều sâu một cách có hệ thống, nhiều khi chỉ mới là những giải pháp tình thế trước mắt, dẫn đến một bộ phận không nhỏ thanh niên không coi trọng vấn đề này.
Thực tế cũng cho thấy vấn đề giáo dục lý tưởng, giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho thanh niên chưa tiến hành thường xuyên, liên tục và đầu tư đúng mức. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên là những tổ chức gần gũi với thanh niên Việt Nam. Các tổ chức này bằng nhiều hình thức, phương pháp
hoạt động linh hoạt, đa dạng đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao vai trò của thanh niên đối với vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tác động tốt tới tâm tư, tình cảm và hoạt động của thanh niên. Tuy nhiên, đây vẫn là những phòng trào mang tính chất thời vụ, chỉ có một bộ phận thanh niên tham gia, một bộ phận thanh niên khác vẫn ở ngoài cuộc. Vấn đề giáo dục việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống cho thanh niên còn chưa mạnh, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin còn coi nhẹ. Những cuộc thi tìm hiểu phần lớn chỉ quan tâm đến hình thức, số bài dự thi... mà chưa coi trọng chất lượng bài viết, chưa thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên nhiệt tình tham gia. Việc giảng dạy các môn về lịch sử dân tộc, về chính trị, đạo đức, về giá trị văn hóa truyền thống chưa được chú trọng như những môn chuyên ngành, các môn Tin học, Anh văn. Bên cạnh đó, nội dung giáo dục truyền thống còn có khoảng cách với thực tiễn. Một số hoạt động, phong trào trong nhà trường và ngoài xã hội chỉ dừng ở những hình thức cũ, đơn điệu, thiếu chiều sâu và không hấp dẫn. Thực tế cho thấy việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thông qua phương tiện thông tin đại chúng có một vai trò rất quan trọng nhưng chúng ta lại chưa khai thác hết hiệu quả của nó. Các chương trình phát sóng giới thiệu về những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc còn ít. Việc nêu gương người tốt, việc tốt còn chưa được báo, đài quan tâm đúng mức.
Đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập thế giới, có sự thay đổi nhận thức về hệ thống giá trị trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhất là trong thanh niên. Vấn đề quan niệm thẩm mỹ (cái đẹp) và sự lựa chọn giá trị thẩm mỹ ở một bộ phận thanh niên trở thành vấn đề quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Hiện tượng thanh niên sống thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, vướng vào những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội không hiếm, nguy hiểm hơn là sự lệch lạc trong nhận
thức về giá trị. Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nhận định: “Việc giáo dục lý tưởng, lẽ sống cho thanh niên chưa thường xuyên, hiệu quả còn hạn chế, xu hướng thực dụng, chạy theo lối sống hưởng thụ có chiều hướng gia tăng” [3, 14].
Một thực tế tại Việt Nam là trong những năm gần đây, lượng người hâm mộ nhạc nước ngoài và đặc biệt nhạc Hàn Quốc lớn hơn nhiều so với người hâm mộ âm nhạc Việt Nam. Điều đó phản ánh nỗi buồn của nền âm nhạc Việt chưa thực sự hấp dẫn, ngược lại, còn bị nhạc Hàn lấn lướt và thống trị lượng lớn các khán giả trong độ tuổi trẻ. Những năm gần đây, các đêm nhạc Hàn Quốc đã xuất hiện với mật độ dày đặc trên các sân khấu âm nhạc, người Việt được dịp đón chào hàng loạt ngôi sao Hàn Quốc sang Việt Nam biểu diễn như: Bi Rain, T-ARA, nhóm nhạc SNSD… Mỗi lần ca sĩ xuất hiện, hàng loạt bức hình chụp lại cảnh những người hâm mộ, và đặc biệt là các thanh thiếu niên Việt Nam làm loạn sân bay, bao vây khách sạn, hôn ghế thần tượng vừa ngồi, ôm hàng rào trong đêm nhìn về phía cửa sổ phòng thần tượng, luồn lách phóng theo xe thần tượng bất chấp tính mạng, hay thậm chí bỏ thi vì đề thi có ý “xúc phạm thần tượng”... Những hiện tượng ấy đều được gọi ngắn gọn bằng hai từ: “fan cuồng” (người hâm mộ cuồng nhiệt).
Như vậy, Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần tìm ra biện pháp thích hợp và hiệu quả khắc phục những vấn đề trên nhằm xây dựng môi trường văn hóa Việt Nam được trong sạch, có thể gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc từ bao đời.
Thứ hai, năng lực thực hiện vai trò giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của thanh niên ở Việt Nam còn hạn chế.
Trong vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thanh niên Việt Nam chính là lực lượng giữ vai trò nòng cốt, xung kích và quyết định. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay đang diễn ra là bên cạnh
những ưu điểm thì một bộ phận thanh niên Việt Nam với năng lực còn hạn chế của mình đã gặp khó khăn đối với vấn đề thực hiện vai trò giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ thanh niên chưa biết những cách thức quan trọng để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, chưa tự giác học hỏi, tự giác thực hiện vai trò của mình,
như: giữ gìn, kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tích cực
tiếp thu văn hóa nước ngoài, biết lựa chọn, điều chỉnh để phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc, tham gia sáng tạo nên nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến thế giới.
Có thể thấy rằng, một trong những cách thức quan trọng để thanh niên giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà thanh niên chưa tích cực thực hiện chính là giới thiệu, quảng bá hình hảnh đất nước Việt Nam đến bạn bè thế giới.
Thật vậy, tạo dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia là một trong những cách thức quan trọng để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Trải qua những biến thiên của lịch sử, văn hóa truyền thống đã khẳng định vị trí then chốt, đóng vai trò quyết định đối với sự hưng thịnh hoặc suy vong của một đất nước Việt Nam. Trong thời đại ngày nay, văn hóa ngày càng phát huy sức mạnh vai trò cầu nối giữa các dân tộc, nâng cao hiểu biết lẫn nhau, góp phần hoà giải các xung đột, mâu thuẫn, tạo tiền đề thúc đẩy hợp tác phát triển.
Mỗi quốc gia đều phải tạo dựng một hình ảnh như là thương hiệu riêng để lay thức sự nhận biết về bản sắc riêng của quốc gia đó, nhất là trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh, một thông điệp định vị rõ ràng hay một hình ảnh tích cực sẽ giúp quốc gia đó chiếm một vị trí nhất định trong tâm tưởng người nước ngoài khi họ quyết định đầu tư, du lịch hay mua sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, vấn đề quảng bá hình ảnh của đất nước Việt Nam ra thế giới còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong công tác đề xuất và triển khai các
kế hoạch, trong quá trình vận động và thực hiện của các chủ thể của việc giữ
gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Có một số lượng không nhỏ các
cơ quan chức năng và người dân còn thờ ơ với việc giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam đến với bạn bè năm châu. Thậm chí khi khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam, một bộ phận nhân dân còn tỏ ra không thân thiện, bán hàng giá quá cao, không đảm bảo chất lượng, “chặt chém” khách du lịch… làm tổn hại đến hình ảnh quốc gia, dân tộc. Nhiều đề án, phương án được xây dựng để quảng bá hình ảnh Việt Nam đến thế giới nhưng khi đi vào triển khai thực hiện thì để lộ những thiếu sót, kết quả là không mang lại hiệu quả như mong chờ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta cần phải xây dựng hình ảnh và biểu trưng cho Việt Nam, giới thiệu những giá trị văn hóa ngàn năm văn hiến đến bạn bè thế giới: truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vẻ vang, bất khuất của dân tộc, phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, thơ mộng, lòng nhân hậu và mến khách của người Việt Nam, tính đa dạng và hấp dẫn của ẩm thực Việt Nam, sự tinh xảo của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hình ảnh đất nước yêu chuộng hòa bình, ổn định với những chính sách cởi mở, thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài… Đó chính là hình ảnh một đất nước Việt Nam vừa giàu giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, vừa năng động, hiện đại, mở cửa trong thời đại mới.
Chính bởi vậy, trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, việc giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Đây là vấn đề cần phải vô cùng lưu ý để thanh niên thực hiện vai trò của mình đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam.
Thứ ba, hiện nay ở nước ta còn thiếu các văn bản hướng dẫn thống nhất và chế tài thực thi pháp luật đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Trong quá trình lãnh đạo Đảng ta luôn đánh giá đúng vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên và công tác thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Nghị quyết 25 Bộ Chính trị khóa VI nêu rõ: “Đảng, Nhà nước và toàn dân ta phải hết lòng bồi dưỡng, phát huy tiềm năng và vai trò chủ động của thanh niên trên mọi lĩnh vực của công cuộc đổi mới, coi đó là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược con người”. Thế nhưng hiện nay ở nước ta có một thực tế là chưa có đủ các quy định về pháp luật và chính sách phát triển văn hóa đối với vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, gây khó khăn trong việc thanh niên thực hiện vai trò to lớn của mình.
Trong quá trình toàn cầu hóa, đất nước ta đã gặp phải những vấn đề nan giải về vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong tư tưởng, đạo đức xuất hiện bộ phận người dân vì đồng tiền, danh vị mà tham ô, hối lộ. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng. Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ, địa phương, bè phái mất đoàn kết khá phổ biến. Những tệ nạn đó gây sự bất bình của nhân dân, làm tổn thương uy tín của Đảng, của Nhà nước. Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến. Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang…
Bên cạnh đó, lễ hội, các di sản văn hóa dân gian đang ngày càng bị mai một, biến tướng đi. Nhiều người lợi dụng lễ hội để cổ xúy cho mê tín dị đoan,
phát hoại di sản văn hóa. Lễ khai Ấn đền Trần đầu năm 2013 này chính là