Những thành tựu và một số vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 68 - 77)

Chƣơng 1 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO

2.2.3. Những thành tựu và một số vấn đề đặt ra

Từ năm 2001 đến nay nhất là sau khi thực hiện Chỉ thị số 01 đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng của quần chúng nhân dân có đạo, giúp chuyển biến các hoạt động của đạo Tin lành theo hƣớng tiến bộ; quần chúng tín đồ, chức sắc phấn khởi tin tƣởng vào chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, xoá dần tƣ tƣởng mặc cảm, thành kiến trƣớc đây đối với chính quyền. Quan hệ giữa chính quyền với chức sắc các tổ chức Tin lành đƣợc thiết lập, củng cố theo hƣớng tin cậy, thân thiện và chia sẻ trách nhiệm. Chính điều này đã hỗ trợ tích cực cho công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc, công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của đạo Tin lành.

Đến nay, việc đánh giá về đạo Tin lành không chỉ thấy tác động tiêu cực mà

còn ghi nhận những tác động tích cực của đạo Tin lành trong lối sống. Trong đó đạo Tin lành khi đến Việt Nam cũng đã tạo nên một số mặt tích cực:

Đạo Tin lành mang lại những giá trị nhân văn mới với cộng đồng các dân tộc.

Là tôn giáo ra đời ở Phƣơng Tây, đạo Tin lành chứa đựng nhiều yếu tố tích cực gắn với quá trình ra đời, phát triển của xã hội hiện đại. Khi đạo này

du nhập vào nƣớc ta nó cũng đã có những tác động tích cực, những giá trị nhân văn mới trong đời sống, từng bƣớc xóa bỏ các hủ tục lạc hậu không phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Ngƣời Tin lành cho rằng những điều răn dạy trong Kinh thánh là những điều quy định của Chúa. Chúa có thể thấu suốt mọi việc của dân chúng ở trần gian nên những lời răn dạy trong Kinh thánh là sự dẫn lối thiêng liêng. Do đó những ngƣời theo đạo sống có nguyên tắc Kính chúa, yêu Giáo hội, họ ngoan ngoãn tự nguyện tuân theo lời dạy của Chúa. Một bộ phận nhân dân theo đạo đã thực hiện nếp sống khoa học, không phụ thuộc vào những hủ tục lạc hậu. Họ luôn làm theo những lời răn dạy của Kinh thánh lại luôn phải làm điều thiện, tránh điều ác do vậy mà các cá nhân theo đạo tự ý thức đƣợc phần nào góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội trộm cắp, cờ bạc, trai gái, chém giết.... Những tác động tích cực của đạo Tin lành đã góp phần làm thay đổi nếp sống và xóa bỏ những tật tục lạc hậu truyền từ đời này qua đời khác trong bộ phận nhân dân theo đạo. Các nghi lễ tang ma, cƣới hỏi rƣờm rà trƣớc đây đƣợc thay thế bằng các thủ tục nghi lễ của đạo Tin lành. Ngƣời chết không đƣợc để trong nhà không quá 24 tiếng, đều đƣợc chôn cất không kiêng bất cứ ngày giờ nào trừ chủ nhật. Thủ tục ma chay cũng bớt phần tốn kém, nhƣ việc không ăn uống linh đình, khóc lóc vì quan niệm ngƣời chết đi sẽ đƣợc về bên Chúa, khi chôn cất không cần thủ tục mà chỉ cần cắm lên mộ một cây thánh giá là đƣợc.

Trong vấn đề sinh đẻ, Tin lành khuyên con ngƣời nên sinh đẻ có kế hoạch và đẻ ít con để nuôi dạy cho tốt. Con trai hay con gái đều không quan trọng, giáo lý Tin lành cho rằng con trai hay con gái khi thác đi đều đƣợc về bên Chúa. Vì thế tâm lý sinh con theo ý muốn cũng phần nào bị phai nhạt.

Một số tập tục sinh hoạt cũng đƣợc thay đổi theo hƣớng tích cực khi đồng bào đau ốm không gọi thầy cúng về nhà cúng ma, trừ ta mà đi khám và chữa bệnh, họ cũng đƣợc giáo dục ăn uống vệ sinh, gìn giữ và bảo vệ môi trƣờng... Hiện tƣợng mê tín, dị đoan nhất là trong cộng đồng dân tộc thiểu số cũng dần đƣợc thay thế bằng các tƣ tƣởng tiến bộ, họ không quan niệm và tin vào ma quỉ, khi đạo Tin lành truyền vào với các tƣ tƣởng tiến bộ khoa học đã giúp nhiều ngƣời dân nhận ra những hành vi mê tín và từ bỏ những hình thức tín ngƣỡng không phù hợp.

Đạo Tin lành còn đề cao việc học chữ, khuyến khích và ủng hộ các gia đình cho con đến trƣờng. Mặc dù mục đích chính của việc học chữ trong cộng đồng ngƣời theo đạo là để đọc Kinh, nghe đài nhƣng cũng ít nhiều góp phần giúp bà con thoát khỏi nạn mù chữ.

Những nét thay đổi mang tính tích cực trong cộng đồng Tin lành cũng góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế- xã hội.

Nhƣng những điểm nhóm đã đăng ký tƣ cách pháp nhân thì lại hoạt động có tôn chỉ, tuân thủ theo pháp luật.

VD: Lào Cai 80% đăng ký phát triển ổn định, không dễ địch có thể lôi kéo, lợi dụng

Công tác vận động quần chúng có đạo là làm cho đồng bào đƣợc "phần xác no ấm, phần hồn thong dong" nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Làm đƣợc điều đó cũng chính là đã tạo điều kiện để đồng bào có đạo tích cực tham gia xây dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo", góp phần cùng toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu: "dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Đã tạo ra đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp có tính chuyên nghiệp trong công tác vì đã hiểu biết về đạo Tin lành, đã nâng cao đƣợc trình độ, kinh nghiệm quản lý và ứng xử đối với đạo Tin lành. Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg còn giúp chính quyền cơ sở tăng khả năng QLNN về tôn

giáo khi phân cấp cho chính quyền xã, phƣờng, thị trấn thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với đạo Tin lành.

Làm ổn định tình hình đạo Tin lành ở các khu vực, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, đạo Tin lành cũng góp phần tạo nên nếp sống tiến bộ theo hƣớng tiết kiệm, tuân thủ pháp luật, loại trừ những tập tục lạc hậu, tệ nạn xã hội,…

Góp phần quan trọng trong công tác đối ngoại và đấu tranh ngoại giao. Tình hình đạo Tin lành chuyển biến nhƣ nói trên đã làm thay đổi quan điểm của nhiều tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, từ chỗ “quan ngại” đến sự chia sẻ, đồng thuận và có những đánh giá tích cực. Công tác đối với đạo Tin lành trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy quá trình Việt Nam gia nhập WTO, việc Chính phủ Mỹ ký quy chế Quan hệ Thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn với Việt Nam (PNTR), việc Việt Nam trở thành thành viên không thƣờng trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc,... và nhất là đƣa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia đáng quan tâm về tự do tôn giáo (CPC).

Từ những thành tựu chủ yếu về việc giải quyết vấn đề tôn giáo, thêm một lần chúng ta khẳng định: Ở Việt Nam, các hoạt động thuần tín ngƣỡng, tôn giáo ngày càng ổn định theo đúng hiến chƣơng, điều lệ tổ chức, bảo đảm tuân thủ pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chính quyền các cấp luôn tạo điều kiện cho đồng bào các tôn giáo “đồng hành cùng dân tộc”, thực hiện đúng phƣơng châm: “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “nƣớc vinh, đạo sáng”, với tấm lòng “kính chúa, yêu nƣớc”; vừa hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của “con Lạc, cháu Hồng” đối với Tổ quốc, vừa làm tròn bổn phận của tín đồ đối với tôn giáo; hăng hái tham gia các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, tăng cƣờng quốc phòng - an ninh, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệ hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Tuy nhiên, tình hình tín ngƣỡng, tôn giáo ở nƣớc ta cũng còn những vấn đề phức tạp, dễ bị những phần tử xấu lợi dụng để kích động, gây rối, hậu thuẫn cho các thế lực thù địch phá hoại sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đó là tình trạng mở rộng cơ sở thờ tự, nhà nguyện trái pháp luật; việc dựng tƣợng Thánh, tƣợng Chúa, tƣợng Phật trên đất công vẫn diễn ra ở một số nơi. Tình trạng chức sắc “phong chui”, “tự nhận” vẫn tiếp diễn; hiện tƣợng giảng đạo, truyền đạo trái pháp luật vẫn xảy ra ở một số địa phƣơng, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới. Việc lƣu hành kinh sách, ấn phẩm tôn giáo trái phép nhập từ nƣớc ngoài chƣa đƣợc ngăn chặn triệt để. Đáng chú ý, có một số nhóm, hệ phái tôn giáo mâu thuẫn với nhau, dẫn đến hiện tƣợng tranh giành tín đồ, gây ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo. Đặc biệt, các thế lực thù địch còn lợi dụng tôn giáo để tập hợp lực lƣợng, tuyên truyền, kích động nhân dân gây rối, bạo loạn, vi phạm pháp luật và các quy định của địa phƣơng. Các hiện tƣợng tín ngƣỡng, tôn giáo mới, đạo lạ, tà đạo có biểu hiện gia tăng trong những năm gần đây. Một số tổ chức phản động cũng núp dƣới danh nghĩa tôn giáo để tập hợp lực lƣợng, nhƣ “Hội đồng Công luật công án Bia Sơn”, “Cây Thập giá Chúa Giê-su Cờ-rít”,…

Chúng ta cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, trong những năm qua, hoạt động tôn giáo và công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo vẫn còn một số thiếu sót ở một vài địa phƣơng, trong một số vụ việc cụ thể. Thế nhƣng, về cơ bản, lãnh đạo các chức sắc tôn giáo tại Việt Nam và đông đảo những ngƣời có lƣơng tri trên thế giới đến thăm Việt Nam đều thừa nhận những thành tựu to lớn của nƣớc ta trên lĩnh vực tôn giáo. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Trên cơ sở xác định công tác tôn giáo mang nét đặc thù với sự tinh tế trong nhiều mối quan hệ, không chỉ là giải quyết chính sách đối với tín đồ, ứng xử với chức sắc và tổ chức giáo hội mà còn là công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo, liên

quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc. Tuy nhiên tình hình tôn giáo vẫn còn những tồn tại cần khắc phục, nhƣ: Chƣa quán triệt và thống nhất cao về chủ trƣơng công tác đối với đạo Tin lành, nhất là ở cấp cơ sở; việc triển khai Chỉ thị số 01 ở một số địa phƣơng còn chậm, công tác quản lý sau đăng ký điểm nhóm chƣa đi vào nền nếp, còn lúng túng,… một số hoạt động của đạo Tin lành vẫn còn vƣớng mắc pháp luật gây ra nhừng diễn biến phức tạp ảnh hƣởng đến an ninh và chính tri, ảnh hƣởng đến đời sống của nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ xấu về chính trị.

Đặc biệt là các thế lực thù địch vẫn và đang tuyên truyền lợi dụng lòng tin đồng bào gây ra các vụ bạo loạn nhƣ ở Tây Nguyên tháng 2 năm 2001 hay cuộc bạo loạn tháng 4 năm 2004. Với các khẩu hiệu biểu tình nhƣ “ Đuổi ngƣời Kinh về đồng bằng, trả lại đất cho đồng bào các dân tộc” hay đòi “ thành lập Nhà nƣớc Đềga tự trị”, “ tự do tôn giáo” gây ra những hậu quả to lớn về kinh tế, chính trị. Một bộ phận truyền đạo trái phép ở Tây Nguyên đã có những hành vi vi phạm pháp luật, đƣa ra những yêu sách trái với pháp luật, gây mâu thuẫn với chính quyền, tạo ra “ điểm nóng” thực hiện mƣu đồ chính trị.

Còn ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam những diến biến phức tạp về Tin lành cũng gây ra một phần không nhỏ đối với các nghành các cấp, từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Với những chiêu bài nhƣ lôi kéo bà con bằng tiền bạc, thuốc chữa bệnh, đài băng đĩa, kinh thánh thậm chí là cả bằng tiếng dân tộc...Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đã thực sự thúc đẩy việc phát triển đạo Tin lành một cách nhanh chóng trong đồng bào các dân tộc ít ngƣời ở một số khu vực miền núi phía Bắc. Dƣới sự chỉ đạo của họ, một số nơi đã hình thành những cộng đồng có tổ chức, với những biểu hiện phản ứng tập thể, nhƣ viết đơn xin vào đạo và cách thức đối phó với chính quyền. Thậm chí có nơi còn dẫn đến cực đoan là tố cáo chính quyền, đàn áp giáo dân, kéo đến trụ sở xã đòi theo đạo Tin lành. Tại tỉnh Lào Cai, Hội thánh Tin lành Việt

Nam (miền Bắc) đã tự ý công nhận 27 Hội thánh Tin lành trong thời gian từ tháng 12/2005 đến tháng 3/2006. Tại hai huyện Sa Pa và Bắc Hà của tỉnh Lào Cai, các đối tƣợng cầm đầu đã xúi giục các tín đồ kiện UBND huyện và tỉnh cản trở hoạt động tôn giáo, vi phạm quyền tự do tín ngƣỡng. Nhất là những vấn đề tồn tại của lịch sử, một số điểm nhóm của một số hệ phái Tin lành không đăng ký, hoạt động không tuân thủ pháp luật,…

Có thể nói, mặc dù vẫn còn những mặt tồn tại, còn nhiều công việc phải làm ở phía trƣớc, nhƣng cũng đã ghi nhận nhiều những kết quả của tích cực. Điều đó khẳng định việc ban hành, thực hiện Chỉ thị số 01 của Thủ tƣớng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo bƣớc ngoặt trong công tác đối với đạo Tin lành nói riêng và công tác tôn giáo nói chung làm cho tôn giáo Việt Nam có một diệm mạo mới và riêng với Tin lành đã và đang từng bƣớc đi vào ổn định và trở thành một thực thể có vị trí vững trãi hơn trong lòng tôn giáo và dân tộc theo đúng tinh thần của Đảng và Nhà nƣớc ta.

2.3.Giải pháp vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Tôn giáo để giải quyết vấn đề đạo Tin lành Việt Nam.

Từ khi có Nghị quyết 25/NQ-TW ngày 12-3-2003 của Trung ƣơng Đảng về công tác tôn giáo, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành từng bƣớc cụ thể hóa các quan điểm, giải pháp và các nhiệm vụ chủ yếu trong Nghị quyết của Đảng thành các quy định của pháp luật, các kế hoạch, giải pháp, cơ chế. Điều đó đã bảo đảm việc thực hiện và đƣa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động tôn giáo, sự thống nhất trong việc giải quyết nhu cầu sinh hoạt tôn giáo trên phạm vi cả nƣớc, tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả công tác tôn giáo.

Đối với Tin lành nói riêng, là một tôn giáo đến Việt Nam rất muộn, rộ lên ở hai thập niên cuối của thế kỷ XX nhƣng số lƣợng cụ thể đã tăng lên gấp

7 lần so với năm 1975. Vấn đề Tin lành nổi lên 3 yếu tố sau: vừa mới, vừa lớn và vừa khó, vừa liên quan đến chính trị và lại có những quan điểm khác nhau, nhƣng hoạt động cũng khác nhau.

Hiện nay trong bình diện cả nƣớc có bốn khu vực Tin lành đang hoạt động : Tin lành đã đăng ký tƣ cách pháp nhân

Tin lành chƣa có đăng ký hoạt động pháp lý Tin lành Tây Nguyên

Tin lành Tây Bắc

2.3.1.Việc theo đạo, truyền đạo và hoạt động tôn giáo (sinh hoạt động, truyền đạo và quản đạo) phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật.

Đây là quan điểm có vị trí đặc biệt quan trọng phản ánh rõ đời sống sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo ở nƣớc ta ngày càng đƣợc mở rộng cùng với quá trình đổi mới, dân chủ hóa đời sống xã hội. Nhƣng đồng thời cũng xuất hiện những vấn đế phức tạp trong đời sống sinh hoạt tôn giáo cần đƣợc chấn chỉnh. Cùng với việc khẳng định quyền tự do hoạt động tôn giáo của tín đồ và các tổ chức tôn giáo hợp pháp, cần nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân chƣa đƣợc nhà nƣớc thừa nhận tƣ cách pháp nhân truyền đạo, nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân hay ép buộc ngƣời khác theo đạo. Điều đó không chỉ bảo đảm cho hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, giữ vững tình hình chính trị-xã hội mà còn bảo vệ các tôn giáo chân chính, chống tà đạo, tà giáo và hiện tƣợng mê tín dị đoan nhằm làm lành mạnh hoá môi trƣờng sinh hoạt tôn giáo theo nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo.

Hoạt động tôn giáo, nhất là hoạt động truyền giáo luôn mang tính xã

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)