Kỹ năng và nghiệp vụ khai báo, điều tra tai nạn lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng văn hoá an toàn tại công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp chính xác việt nam 1 (Trang 62 - 74)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ AN TOÀN

2.2. Đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty

2.2.11. Kỹ năng và nghiệp vụ khai báo, điều tra tai nạn lao động

2.2.11.1. Mục đích, yêu cầu của điều tra sự cố tai nạn lao động

Mọi sự cố, tai nạn lao động dù là chưa gây hoặc có gây hậu quả nhiều hay ít đều phải được thông tin đến người có trách nhiệm của bộ phận và Ban lãnh đạo và phải được điều tra xác định nguyên nhân một cách cầu thị, nghiêm túc, đưa ra kịp thời biện pháp hiệu quả để phòng ngừa sự cố, tai nạn tương tự tái diễn. Sở dĩ phải làm như vậy vì sự cố, tai nạn lao động là những cảnh báo rõ nhất về các nguy cơ đe doạ đến an toàn - sức khoẻ người lao động và tài sản của Công ty.

Để đạt được mục đích, yêu cầu của việc điều tra tai nạn, sự cố phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định đang tồn tại trong Công ty.

Khi xem xét nguyên nhân phải quan tâm đến cả nguyên nhân quản lý, tổ chức quản lý tức là những vấn đề mà các cấp lãnh đạo phải tự đánh giá những sơ hở thiếu sót trong quản lý là nguyên nhân sâu xa đã đưa đến sự cố, tai nạn. Tiếp đó là xem xét đến các biện pháp kỹ thuật, cuối cùng là xem xét đến việc tuân thủ biện pháp làm việc an toàn, qui trình điều tra, cụ thể là:

Ban lãnh đạo căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này và quy mô tổ chức, địa bàn hoạt động của Công ty để xây dựng quy chế trách nhiệm đối với việc điều tra tai nạn, sự cố xảy ra trong các hoạt động của Công ty. Quy chế đó phải đảm bảo:

- Mọi sự cố, tai nạn dù là chưa gây chấn thương nặng đối với người, chưa gây thiệt hại về tài sản cũng phải được báo cáo để điều tra, xác định nguyên nhân;

- Phân cấp trách nhiệm điều tra để đảm bảo việc điều tra được tiến hành kịp thời;

- Ra quyết định bổ nhiệm các thành viên thực hiện điều tra. Những người này có hiểu biết về kỹ thuật, về tổ chức quản lý, đồng thời cũng phải có đức tính trung thực. Thành phần đoàn điều tra nhất thiết phải có đại diện người lao động, đại diện tổ chức công đoàn.

- Để đảm bảo tính trung thực của một biên bản điều tra nhận thức được mục đích của điều tra là tìm nguyên nhân xảy ra tai nạn hoặc sự cố; tức là tìm lỗi về kỹ thuật, lỗi về quản lý để đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả, chứ không phải tìm xem ai có lỗi hoặc lỗi đó là của ai. Vì đi tìm người có lỗi thì sẽ nảy sinh tư tưởng sợ sệt, nể nang và từ đó sẽ dẫn đến không dám đưa nguyên nhân đúng vào biên bản điều tra.

Một khi không đưa ra được nguyên nhân đúng thì sẽ không đưa ra được biện pháp ngăn ngừa đúng và hậu quả là tai nạn hoặc sự cố tương tự sẽ xảy ra bất cứ lúc nào nếu có điều kiện.

- Việc tiếp theo là thông báo sự cố, tai nạn, nguyên nhân xảy ra sự cố, tai nạn và các biện pháp phòng ngừa đến người lao động, đến các phân

xưởng, phòng ban trong Công ty để rút kinh nghiệm, không phạm phải các sai lầm đó nữa.

Biên bản điều tra tai nạn, sự cố được lưu giữ. Tai nạn, sự cố phải được ghi chép vào sổ thống kê để rút kinh nghiệm cho cán bộ quản lý cũng như người lao động các thế hệ sau.

Đối với các sự cố, tai nạn nghiêm trọng còn cần khai báo với các cơ quan chức năng địa phương và chấp hành các qui định về điều tra theo quy định hiện hành.

Có thể tóm tắt mục đích của điều tra sự cố, TNLĐ là xác định nguyên nhân gây sự cố, TNLĐ từ đó đề ra các giải pháp hiệu quả ngăn ngừa sự cố, TNLĐ tương tự tái diễn. Việc xử lý người vi phạm là cần thiết để cảnh cáo, răn đe các hành vi vi phạm nội quy, qui trình qui phạm, thiếu trách nhiệm đối với việc bảo đảm an toàn lao động. Tuy nhiên xử lí người vi phạm tuyệt đối không phải mục đích của việc điều tra sự cố, tai nạn lao động.

2.2.11.2. Yêu cầu đối với người làm nhiệm vụ điều tra sự cố, tai nạn lao

- Người được giao làm nhiệm vụ điều tra TNLĐ luôn luôn rèn luyện về tư cách đạo đức và kỹ năng, nghiệp vụ về điều tra sự cố, TNLĐ. Để đạt được yêu cầu này, người làm nhiệm vụ điều tra sự cố, TNLĐ là người có kiến thức về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; biết nhận dạng, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; các nguy cơ gây TNLĐ và các biện pháp có hiệu quả để loại trừ các nguy cơ đó bao gồm cả biện pháp kỹ thuật và biện pháp quản lý, tổ chức lao động;

- Người làm công việc điều tra sự cố, tai nạn lao động là người đã được rèn luyện, thử thách cả về đạo đức tư cách và chuyên môn nghiệp vụ ATVSLĐ, được Ban lãnh đạo và người lao động trong cơ sở tín nhiệm và ủng hộ trong công việc;

- Cán bộ an toàn, vệ sinh lao động được Ban lãnh đạo giao nhiệm vụ giúp Ban lãnh đạo thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về khai báo, điều tra sự cố, tai nạn lao động;

Đại diện BCH Công đoàn hoặc người đại diện của người lao động tại công ty tham gia đoàn điều tra TNLĐ ở công ty cũng phải đáp ứng yêu cầu của người làm nhiệm vụ điều tra sự cố, tai nạn lao động.

2.2.11.3. Khai báo, điều tra sự cố, tai nạn lao động tại công ty Một số khái niệm

 Khai báo là thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật để xác

định người sử dụng lao động phải báo cáo các thông tin về sự cố, tai nạn lao động với các cơ quan có thẩm quyền.

 Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường.

 Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức

năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

 Phân loại tai nạn lao động

+ Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây: Chết tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y; Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

- Đầu, mặt, cổ: Các chấn thương sọ não hở hoặc kín, dập não, máu tụ trong sọ, vỡ sọ; bị lột da đầu, tổn thương đồng tử mắt; vỡ và dập các xương cuốn củ sọ; vỡ các xương hàm mặt; tổn thương phần mềm rộng ở mặt; bị thương vào cổ; tác hại đến thanh quản và thực quản.

- Ngực, bụng: Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong; hội chứng chèn ép trung thất; dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng; gãy xương sườn; tổn thương phần mềm rộng ở bụng; bị thương và dập mạnh ở bụng tác hại tới các cơ quan bên trong; thủng, vỡ tạng trong ổ bụng; đụng, dập; ảnh hưởng tới vận động của xương sống; vỡ, trật xương sống; vỡ xương chậu; tổn thương xương chậu ảnh hưởng lớn tới vận động của thân và chi dưới; tổn thương cơ quan sinh dục.

- Phần chi trên: Tổn thương xương, thần kinh, mạch máu ảnh hưởng tới vận động của chi trên; tổn thương ở vai, cánh tay, bàn tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay; trật, trẹo các khớp xương lớn.

- Phần chi dưới: Chấn thương ở các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới; bị thương rộng ở khắp chi dưới; gãy và dập xương hông, khớp hông, đùi, đầu gối, ống, cổ chân, bàn chân và các ngón.

- Bỏng: Bỏng độ 3; bỏng do nhiệt rộng khắp độ 2, độ 3; bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3; bỏng điện nặng; bị bỏng lạnh độ 3; bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, độ 3.

- Nhiễm độc các chất sau ở mức độ nặng: Ôxít các-bon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da, sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn; Ôxít ni-tơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản; Hydro sunfua: kích thích mạnh; trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng; Ôxít các bon níc ở nồng độ cao: tắt thở, sau đó chậm chạp, chảy máu ở mũi, mồm và ruột, suy

nhược, ngất; Nhiễm độc cấp các loại hóa chất bảo vệ thực vật; Các loại hóa chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký.

 Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc hai loại tai nạn lao động quy định tại điểm a và điểm b kể trên.

Khai báo, báo cáo sự cố, tai nạn lao động

Ban lãnh đạo đã xây dựng quy chế trách nhiệm báo cáo, khai báo sự cố, tai nạn lao động xảy ra tại công ty nhằm đảm bảo:

- Mọi sự cố, TNLĐ xảy ra tại công ty, người bị TNLĐ, người cùng làm việc, người biết sự việc phải báo cáo tới người quản lý công việc, Ban lãnh đạo để kịp thời khai báo theo qui định của Pháp luật.

- Đối với các vụ TNLĐ làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 NLĐ trở lên thì công ty cần khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an thành phố Vĩnh Yên. Việc khai báo phải thực hiện đúng theo nguyên tắc sau:

+ Tai nạn xảy ra ở công ty thì khai báo tại địa phương; Trường hợp người bị tai nạn chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động (theo kết luận tại biên bản khám nghiệm pháp y) thì Công ty khai báo với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc để giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật;

+ Nếu tai nạn xảy ra khi người lao động thuộc Công ty tham gia giao thông(trừ các trường hợp xảy ra trên tuyến đường thuộc nội bộ cơ sở) làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên thì Công ty căn cứ vào hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan Cảnh sát giao thông xử lý vụ tai nạn giao thông đó hoặc văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã hoặc của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.để khai báo với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.

- Việc khai báo đầy đủ, chính xác các nội dung đã được pháp luật qui định: gồm có:

+ Thông tin về cơ sở xảy ra tai nạn lao động: • Tên, địa chỉ của Công ty.

• Số điện thoại.... Fax... Email... + Thông tin về vụ tai nạn lao động:

• Thời gian xảy ra tai nạn lao động... giờ.... phút... ngày... tháng... năm...

• Nơi xảy ra tai nạn lao động;

• Tóm tắt diễn biến tai nạn lao động;

• Xác định bước đầu nguyên nhân tai nạn lao động;

+ Thông tin về nạn nhân trong vụ tai nạn lao động (từng cá nhân): • Họ và tên

• Năm sinh • Giới tính • Nghề nghiệp

• Tình trạng thương tích.

Hiện trường vụ sự cố, tai nạn lao động

Hiện trường của một sự cố, TNLĐ là không gian, thời gian, mặt bằng (vị trí địa lý) nơi xảy ra sự cố, TNLĐ và các nhân chứng, vật chứng trước và sau vụ sự cố, tai nạn lao động nếu hiện trường sự cố TNLĐ được phản ánh trung thực sẽ giúp cho việc điều tra xác định nguyên nhân của sự cố, TNLĐ được thuận lợi, chính xác. Trên cơ sở đó, việc đưa ra các giải pháp ngăn ngừa sự cố, TNLĐ tái diễn hoặc tương tự có hiệu quả. Vì vậy việc bảo vệ, giữ nguyên hiện trường vụ sự cố, TNLĐ trước khi cuộc điều tra bắt đầu có ý nghĩa quan trọng đã được pháp luật quy định, Công ty đã có trách nhiệm thực hiện tốt.

Ở những nơi vì lý do cấp cứu ban đầu hoặc ngăn chặn rủi ro tăng thêm

đối với con người, mà cần phải có sự xáo trộn hiện trường trước khi cuộc điều tra bắt đầu, Ban lãnh đạo đã phân công một người có khả năng để ghi chép lại

hiện trường bằng các bức ảnh, hình vẽ và sự xác nhận của các nhân chứng và sự cho phép của Ban lãnh đạo trước khi có sự can thiệp vào hiện trường.

Trách nhiệm của Ban lãnh đạo công ty xảy ra tai nạn lao động

- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị nạn. - Khai báo tai nạn lao động theo quy định.

- Giữ nguyên hiện trường những vụ tai nạn chết người, tai nạn nặng theo nguyên tắc sau: Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì Ban lãnh đạo có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể); Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định của Nghị định này và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.

- Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.

- Tạo điều kiện cho người có liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.

-Tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động trong thẩm quyền.

- Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động trong công ty.

-Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ TNLĐ cho người lao động

-Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra TNLĐ kể cả việc điều tra lại TNLĐ, bao gồm: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình Điều tra TNLĐ; tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;

- Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do TNLĐ gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra TNLĐ.

Thành lập Đoàn Điều tra cơ sở

- Khi biết tin xảy ra TNLĐ nhẹ hoặc TNLĐ làm bị thương nặng 01 NLĐ thuộc thẩm quyền quản lý của công ty, Ban lãnh đạo thành lập ngay Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định (Phụ lục V, Nghị định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng văn hoá an toàn tại công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp chính xác việt nam 1 (Trang 62 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w