Chỉ tiêu I. VLC 1. TSNH 2. Nợ NH II. NC VLC 1. Hàng tồn kho
2. Các khoản phải thu NH 3. Các khoản phải trả NH a. Nợ NH
b. Vay và nợ NH
61
Qua bảng 2.3 ta thấy ở cả 3 thời điểm cuối năm 2018, 2019, 20120 vốn lưu chuyển của công ty đều dương. Cụ thể cuối năm 2018 là 326.390.728.075 đồng; cuối năm 2019 là 278.352.735.093 đồng; cuối năm 2020 là 250.059.729.536 đồng cho thấy Tổng công ty đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Tuy nhiên vốn lưu chuyển của Tổng công ty lại có xu hướng giảm. Cuối năm 2019 so với cuối năm 2018 giảm 48.037.992.982 đồng là do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều giảm. Cuối năm 2020 so với cuối năm 2019 vốn lưu chuyển của công ty giảm 28.293.005.557 đồng là do tài sản ngắn hạn tăng 127.510.218.945 đồng, nợ ngắn hạn tăng 155.803.224.502 đồng. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là khoản phải trả người bán tăng, người mua trả tiền trước tăng, vay nợ giảm. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là tiền và các khoản tương đương tiền tăng và các khoản phải thu tăng. Mặc dù vốn lưu chuyển giảm nhưng ta thấy mức giảm vốn lưu chuyển cuối năm 2020 so với cuối năm 2019 cao hơn mức giảm vốn lưu chuyển cuối năm 2019 so với cuối năm 2018; tức là cuối năm 2020, Tổng công ty đang nỗ lực để đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, để hoạt động tài chính an toàn và ổn định hơn, việc Tổng công ty tăng các khoản chiếm dụng và vay ngắn hạn gắn với điều kiện công ty đang phải thúc đẩy sản xuất, đảm bảo tiến độ các công trình, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản vay nợ được đánh giá là hợp lý.
2.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Tổng công ty
2.2.3.1. Phân tích tình hình công nợ của Tổng công ty
Việc đi phân tích tình hình công nợ tức là theo dõi quản lý công nợ phải thu và công nợ phải trả. Từ đó nắm rõ khoản bị chiếm dụng cũng như đi chiếm dụng của doanh nghiệp; và quản lý những khoản nợ dây dưa khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có nguồn để thanh toán.. Việc phân tích tình hình công nợ mới chỉ dừng lại ở việc xem xét qui mô công nợ phải thu (khoản bị chiếm dụng) và công nợ phải trả (khoản đi chiếm dụng), và so sánh số liệu các năm để biết công nợ của doanh nghiệp có chiều hướng tăng lên hay giảm đi.