Công tác tự kiểm tra đánh giá về an toàn vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng văn hoá an toàn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Chính xác Việt Nam 1 (Trang 55 - 61)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ AN TOÀN

2.2. Đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty

2.2.10. Công tác tự kiểm tra đánh giá về an toàn vệ sinh lao động

2.2.10.1. Khái niệm về kiểm tra

Kiểm tra về an toàn lao động là xem xét tại chỗ việc thực hiện các quy định về an toàn lao động của đối tượng kiểm tra để thấy rõ những ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, vướng mắc để từ đó phát huy ưu điểm đã đạt được và chấn chỉnh khắc phục, khuyết điểm tồn tại của cơ sở đồng thời đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết các vấn đề vướng mắc.

2.2.10.2. Tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác kiểm tra

Kiểm tra và tự kiểm tra ATVSLĐ thuộc nội dung công tác quản lý ATVSLĐ của Công ty. Vì vậy công tác kiểm tra và tự kiểm tra về ATVSLĐ đã được tăng cường hơn và thực hiện thường xuyên. Qua đó giúp cho Ban lãnh đạo kịp thời phát hiện những thiếu sót để có kế hoạch khắc phục nhằm tích cực ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Kiểm tra và tự kiểm tra về ATVSLĐ còn là biện pháp có tính chất quần chúng, có tác dụng vận động giáo dục đông đảo người lao động, làm cho người lao động qua kiểm tra và tự kiểm tra mà nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành các quy chuẩn, quy trình kỹ thuật an toàn và tiêu chuẩn vệ sinh lao động, khắc phục các thói quen, nếp suy nghĩ thiếu trật tự, thiếu vệ sinh, làm cho công tác an toàn, vệ sinh lao động thực sự là một công tác của quần chúng lao động và vì người lao động.

Kiểm tra và tự kiểm tra cũng là một biện pháp rất quan trọng để thấy được tác dụng, những ảnh hưởng và những mặt còn hạn chế của các chế độ chính sách và các thể lệ an toàn, vệ sinh lao động; từ đó có thể nghiên cứu đề nghị sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm ngăn ngừa TNLĐ, BNN nghiệp, bảo vệ sức khoẻ cho NLĐ, đẩy mạnh sản xuất.

Do đó công tác kiểm tra ATVSLĐ càng cần được tăng cường nhằm uốn nắn và xử lý các vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại công ty nhằm ngăn ngừa TNLĐ và BNN.

2.2.10.3. Tổ chức kiểm tra

(1) Hình thức kiểm tra

Theo cấp tổ chức kiểm tra

- Kiểm tra của bộ phận cấp trên đối với cấp dưới: - Tự kiểm tra của Công ty:

+ Tự kiểm tra của Công ty. + Tự kiểm tra của phân xưởng. + Tự kiểm tra của tổ sản xuất. + Tự kiểm tra của người lao động.

- Kiểm tra của cán bộ ATVSLĐ theo chức năng nhiệm vụ giao:

Ngoài việc kiểm tra nhắc nhở thường xuyên, Ban lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức kiểm tra định kỳ, hệ thống công tác an toàn, vệ sinh lao động thì việc kiểm tra hàng ngày để phát hiện và xử lý các hư hỏng của máy, thiết bị, nhà xưởng có thể dẫn đến nguy cơ gây tai nạn, sự cố, ô nhiễm môi trường; Uốn nắn kịp thời các thiếu sót trong quản lý để nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ là trách nhiệm của cán bộ ATVSLĐ.

Ban lãnh đạo công ty tự tổ chức kiểm tra ít nhất một quý một lần. Quản đốc phân xưởng phải tự kiểm tra mỗi tháng một lần. Tổ trưởng sản xuất phải tự kiểm tra hàng ngày trước giờ làm việc hoặc khi giao nhận ca.

Theo nội dung và thời điểm tổ chức kiểm tra

- Kiểm tra tổng thể các nội dung về ATVSLĐ có liên quan đến quyền hạn của cấp kiểm tra; thường thực hiện vào cuối quí 3, đầu quí 4 khi tiến độ công việc thường được đẩy nhanh phục vụ việc hoàn thành kế hoạch của năm; - Kiểm tra chuyên đề từng nội dung; nhằm phát hiện các nguy cơ và đề ra biện pháp khắc phục cơ bản. Ví dụ như: an toàn điện, công tác phòng cháy chữa cháy;

- Kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày nhằm đảm bảo máy, thiết bị sản xuất, trang thiết bị an toàn trong tình trạng tốt nhất để hoạt động trở lại an toàn;

- Kiểm tra trước hoặc sau khi mùa mưa, bão nhằm kiểm tra các biện pháp chống bão, chống dột có chắc chắn, hiệu quả không?;

- Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn bảo đảm các biện pháp an toàn đã được thiết lập lại đầy đủ trước khi máy, thiết bị hoạt động trở lại;

- Kiểm tra định kỳ để xem xét nhắc nhở hoặc chấm điểm, xét duyệt thi đua;

- Kiểm tra đột xuất để đánh giá mức độ tuân thủ các nội quy, biện pháp an toàn của cấp dưới của NLĐ;

- Thực hiện chế độ tự kiểm tra của cán bộ quản lý ở cơ sở kết hợp với tự kiểm tra giám sát của NLĐ, hình thành mạng lưới kiểm tra rộng khắp là biện pháp tích cực để ngăn chặn TNLĐ, BNN;

- Kiểm tra đến đâu sửa chữa ngay đến đó, Ban lãnh đạo luôn luôn theo dõi việc sửa chữa khắc phục những nguy cơ xảy ra tai nạn, sự cố và điều kiện lao động, làm cho NLĐ tin tưởng và từ đó càng tích cực tham gia kiểm tra và tự kiểm tra.

(2) Nội dung kiểm tra

- Việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động như: khám sức khoẻ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động...;

- Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ ghi kiến nghị;

- Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp an toàn đã ban hành; - Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn chống nóng, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, thoát nước...;

- Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế;

- Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; - Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra;

- Việc quản lý, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại;

- Kiến thức an toàn, vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người lao động;

- Việc tổ chức ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ người lao động; - Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động;

- Trách nhiệm quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động và phong trào quần chúng về an toàn, vệ sinh lao động;

- Các nội dung khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.

(3) Chuẩn bị kiểm tra

Việc kiểm tra ở Công ty dựa vào những căn cứ sau đây:

- Kiểm tra định kỳ một quý một lần theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra đột xuất: Nhịp điệu sản xuất cao (cuối năm, kịp đơn đặt hàng), sau khi xây dựng mới, cảo tạo, mở rộng Công ty).

* Thành lập đoàn kiểm tra

Cấp Công ty và cấp phân xưởng khi tự kiểm tra nhất thiết phải tổ chức đoàn kiểm tra. Những người tham gia kiểm tra phải là những người có trách nhiệm của Công ty và của công đoàn, có hiểu biết về ATVSLĐ. Thông thường, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được uỷ quyền làm trưởng đoàn. Các thanh tra viên gồm đại diện công đoàn, bộ môn chuyên trách an toàn lao động, phòng kỹ thuật, phòng y tế, cũng có thể mời thêm cấp quản đốc phân xưởng làm thành viên.

* Họp đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định lịch kiểm tra;

* Thông báo lịch kiểm tra đến các đơn vị hoặc các tổ sản xuất.

(4) Tiến hành kiểm tra

Sau khi đã có thông báo lịch kiểm đến các phân xưởng. Đoàn kiểm tra xuống làm việc tại các phân xưởng đó. Trình tự công việc được tiến hành như sau:

* Quản đốc phân xưởng phải báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ với đoàn kiểm tra và đề xuất các kiến nghị, biện pháp khắc phục thiếu sót tồn tại ngoài khả năng tự giải quyết của phân xưởng; Đoàn kiểm tra đặt câu hỏi phỏng vấn quản đốc những vấn đề cần quan tâm.

* Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế và đặt ra các câu hỏi để phỏng vấn NLĐ. Mọi vị trí sản xuất, kho tàng đều phải được kiểm tra. Chú ý phải kiểm tra cụ thể từng máy, thiết bị, kiểm tra kiến thức, thao tác làm việc của NLĐ.

* Đoàn tập trung làm việc, sau khi hoàn tất các công việc. * Lập biên bản kiểm tra

- Đoàn kiểm tra ghi nhận xét và đánh giá kết quả (mặt được, mặt yếu) của từng nội dung công việc và kiến nghị đơn vị được kiểm tra những biện pháp phải thực hiện, thời hạn thực hiện.

- Trưởng đoàn kiểm tra ký biên bản và trưởng bộ phận được kiểm tra phải ký tiếp nhận thực hiện.

- Những sai phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị được kiểm tra, đoàn kiểm tra phải ghi chép đầy đủ và có biện pháp giải quyết trong phạm vi doanh nghiệp hoặc gửi lên cấp trên để giải quyết.

(5) Phát huy kết quả kiểm tra

- Đối với các phân xưởng được kiểm tra phải xây dựng kế hoạch khắc phục các thiếu sót tồn tại thuộc phạm vi của phân xưởng giải quyết, đồng thời gửi lên Ban lãnh đạo để theo dõi thực hiện.

- Ban lãnh đạo có kế hoạch phúc tra việc thực hiện kiến nghị đối với phân xưởng; tổng hợp những nội dung thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết của mình đối với cấp dưới và giao cho các bộ phận giúp việc tổ chức thực hiện.

(6) Kiểm tra của bộ phận hoặc cán bộ an toàn, vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh lao động

Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hoặc của cán bộ làm công tác ATVSLĐ ở Công ty được hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016.

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của cán bộ chuyên trách an toàn - an toàn, vệ sinh lao động là thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định, chế độ ATVSLĐ, quy trình KTAT ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất và mọi người lao động.

Hoạt động kiểm tra của cán bộ làm công tác ATVSLĐ phải được thường xuyên và đột xuất theo trách nhiệm được Ban lãnh đạo Công ty phân công. Thông thường hoạt động kiểm tra của cán bộ làm công tác ATVSLĐ được tiến hành theo các bước sau:

* Chuẩn bị kiểm tra

Mang đầy đủ các trang bị bảo vệ cá nhân cần thiết phù hợp với vị trí dự kiến kiểm tra.

+ Nghiên cứu, nắm vững các tài liệu kỹ thuật cần thiết như quy trình ATLĐ, các biện pháp ATLĐ đã được duyệt.

+ Chuẩn bị sổ ghi kiến nghị, mẫu biên bản vi phạm, máy ảnh (nếu có)....

* Tiến hành kiểm tra

Cán bộ chuyên trách trực tiếp kiểm tra Quản đốc phân xưởng, Đội trưởng tổ sản xuất trong việc thực hiện các nội dung, biện pháp công tác ATLĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của họ. Kiểm tra việc chấp hành quy trình, biện pháp ATLĐ, việc sử dụng các trang bị bảo vệ cá nhân của người lao động (như giầy, mũ, khẩu trang, dây an toàn, kính bảo vệ...).

Đặc biệt, phải hết sức lưu ý tới việc tuân thủ các biện pháp ATLĐ đã được duyệt (thí dụ: thực hiện thông gió khi hàn, sơn trong các hầm kín, hộ chiếu khoan nổ mìn, phương án và biện pháp thi công an toàn...).

Ngoài ra cán bộ chuyên trách phải chú ý đến các nguy cơ tai nạn lao động mới phát sinh như dây điện hở, các hố, rãnh mới xuất hiện trên mặt bằng...

Khi đi kiểm tra hiện trường cán bộ an toàn, vệ sinh lao động ngoài việc sử dụng sự nhạy cảm của mình cần phải tranh thủ tiếp xúc nghe phản ảnh của cán bộ quản lý, người sử dụng lao động và người lao động ở các bộ phận sau đó thẩm tra, xác minh lại. Các phương pháp kiểm tra cơ bản: Định tính; định lượng; căn cứ vào qui trình công nghệ; yếu tố tiếp xúc của nguời lao động.

Xử lý vi phạm

Khi phát hiện thấy vi phạm phải kiên quyết yêu cầu NLĐ thực hiện đúng quy định, chế độ ATVSLĐ, quy trình biện pháp KTAT. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có nguy cơ dẫn tới TNLĐ phải lập biên bản vi phạm và đình chỉ công việc của người vi phạm.

Tất cả các thiếu sót, vi phạm phát hiện được qua kiểm tra phải ghi vào sổ kiểm tra hoặc biên bản kiểm tra, trong đó xác định rõ biện pháp và thời hạn khắc phục. Lãnh đạo đơn vị kiểm tra phải ký tiếp nhận thực hiện.

Trường hợp những sai sót, vi phạm không thuộc phạm vi trách nhiệm thực hiện của đơn vị kiểm tra phải được tập hợp lại báo cáo Ban lãnh đạo giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng văn hoá an toàn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Chính xác Việt Nam 1 (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)