Giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng văn hoá an toàn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Chính xác Việt Nam 1 (Trang 80 - 84)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ AN TOÀN

3.1. Giải quyết vấn đề

Bên cạnh nhưng mặt tích cực công ty đã làm được vẫn còn tồn tại một số thiếu sót trong quá trình hoàn thiện văn hoá an toàn tại công ty đó là:

- Chính sách ATVSLĐ và sự cam kết của NSDLĐ về vần đề ATVSLĐ tại doanh nghiệp

- Sự chủ động tham các hoạt động về ATVSLĐ từ phía NLĐ - Chính sách thi đua, khen thưởng

Để hoàn thiện văn hoá an toàn của công ty và giúp người lao động có một môi trường làm việc an toàn, hiệu quả. Ban lãnh đạo công ty đã có những giải pháp nhằm khắc phục các thiếu sót trên.

3.1.1. Chính sách an toàn vệ sinh lao động và sự cam kết của người sử dụng lao động về vần đề an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp dụng lao động về vần đề an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp

Trước hết quản lý công tác ATVSLĐ là sự cam kết, thể hiện quan điểm, ý thức trách nhiệm của NSDLĐ trong việc bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe NLĐ. Những cam kết đó phải được thể hiện như một văn bản pháp lý được áp dụng trong phạm vi công ty, có các nội dung về chủ trương, phương hướng nhiệm vụ đối với công tác ATVSLĐ, làm cơ sở cho việc quản lý, thực hiện công tác ATVSLĐ ở công ty. Một chính sách ATVSLĐ được xây dựng tốt sẽ tạo nền tảng cho việc thiết lập các mục tiêu trong lĩnh vực ATVSLĐ, làm cơ sở cho việc quản lý, thực hiện công tác ATVSLĐ ở công ty.

NSDLĐ cần phối hợp chặt chẽ với NLĐ và đại diện của họ ở công ty để xác định những nội dung của chính sách, cùng tổ chức, vận động mọi đơn vị, cá nhân thuộc quyền thực hiện chính sách đã đề ra.

“Tuyên bố chính sách về an toàn vệ sinh lao động”

An toàn và sức khỏe của cộng đồng, các khách hàng, nhân viên của Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1 là sự quan tâm hàng đầu của tất cả các cấp quản lý trong Công ty chúng tôi.

Công ty chúng tôi luôn luôn cố gắng để ngăn ngừa các tai nạn, thương tật, tổn thất tài sản, bệnh nghề nghiệp mà có thể dẫn đến cho con người (cả về thân thể và tâm lý). Chính sách của chúng tôi là cung cấp các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn vệ sinh lao động.

Cách thức mà Công ty chúng tôi nhìn nhận các tai nạn và tổn thất cũng giống như cách chúng tôi nhìn nhận các khía cạnh khác trong hoạt động của Công ty. Vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng kiểm soát các tai nạn và cải thiện hoạt động ở tình trạng tốt nhất.

Công ty chúng tôi đảm bảo tuân thủ tất cả các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu của cộng đồng địa phương cũng như các yêu cầu của khách hàng.

Toàn bộ nhân viên của Công ty chúng tôi được cung cấp các kiến thức và nhận thức về tiêu chuẩn an toàn, các nội quy và quy định cũng như những thực hành an toàn trong công việc.

Công ty chúng tôi cam kết cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn và khuyến khích những ý kiến đóng góp nhằm cải tiến hệ thống cũng như những ý kiến góp phần tạo dựng môi trường làm việc an toàn hơn.

Không có công việc nào được coi là cấp bách đến mức không thể thực hiện theo quy chuẩn an toàn hoặc người lao động cố ý không thực hiện hoặc vi phạm các chính sách an toàn vệ sinh lao động dù ở mức độ cũng phải bị xử lý kỷ luật trong thẩm quyền công ty đúng theo quy đinh của pháp luật.

3.1.2. Sự chủ động tham các hoạt động về an toàn vệ sinh lao động từ phía người lao động phía người lao động

Ban lãnh đạo khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia của NLĐ vào tất cả các khâu của quá trình triển khai Hệ thống quản lý. NLĐ có thể tham gia dưới

nhiều hình thức. Có thể là thông qua các thỏa ước tập thể hoặc thông qua ý kiến góp ý đến các tổ trưởng, đến ATVSV, các hòm thư, các buổi hội thảo...

Giữa Ban lãnh đạo với NLĐ hoặc đại diện của họ nên xây dựng các bản thỏa thuận riêng về ATVSLĐ, hoặc đưa ra các nội dung ATVSLĐ vào thảo ước lao động tập thể. Bản thỏa thuận liên quan đến việc:

- Chia sẻ những thông tin tương ứng về ATVSLĐ và phúc lợi với NLĐ; - Cho NLĐ bày tỏ quan điểm của mình và đóng góp ý kiến vào việc giải quyết các vấn đề về ATVSLĐ và phúc lợi;

- Đánh giá các ý kiến của NLĐ và xem xét chúng.

Biên bản này giúp cho NLĐ được đóng góp vào việc ra các quyết định có ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi của họ. Thông qua thỏa ước nhà quản lý và NLĐ hợp tác với nhau để tìm ra những giải pháp cho một môi trường làm việc an toàn hơn và lành mạnh hơn.

Lợi ích chính của thỏa thuận hay ký thỏa ước có các nội dung liên quan đến ATVSLĐ:

Đối với Công ty:

+ NLĐ có cam kết thực hiện tốt hơn về vấn đề ATVSLĐ.

+ Sự cởi mở, tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau giữa nhà quản lý và NLĐ được gia tăng.

+ Kỷ luật đạo đức cũng như mức độ hài lòng về công việc của NLĐ được nâng cao

+ Năng suất lao động tăng lên. - Đối với NLĐ:

+ Môi trường làm việc an toàn hơn. + Cảm giác làm chủ cao hơn.

- Đối với cộng đồng:

+ Chi phí bảo hiểm được giảm bớt.

3.1.3. Chính sách thi đua, khen thưởng

Công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên, khích lệ và tôn vinh các tập thể, cá nhân hăng hái thi đua lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, lập thành tích xuất sắc góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ. Công ty cần xây dựng và thực hiện cơ chế thi đua, khen thưởng rõ ràng nhằm khuyến khích được những hành động, việc làm và đề xuất tốt trong công tác ATVSLĐ. Đồng thời có những cơ chế xử lý kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm. Những động viên dù nhỏ nhưng sẽ có tác dụng rất lớn giúp NLĐ yêu thích công việc và đề xuất được những giải pháp hay nhằm ngăn ngừa TNLĐ. Việc thực hiện thi đua, khen thưởng phải được thực hiện theo tháng, quý, năm.

3.1.3.1. Hình thức tổ chức thi đua

- Thi đua được thực hiện thường xuyên, nhằm hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình kế hoạch công tác đề ra về ATVSLĐ, áp dụng giữa các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong một đơn vị, hoặc giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc giống nhau.

- Thi đua theo đợt (theo chuyên đề về ATVSLĐ) được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm về ATVSLĐ của công ty trong từng giai đoạn hoặc lập thành tích hưởng ứng các sự kiện, chương trình như Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ - PCCC, Phong trào Xanh - Sạch - Đẹp... Thi đua theo đợt phải xác định rõ mục đích, nội dung, thời điểm bắt đầu và kết thúc.

3.1.3.2. Phát động, chỉ đạo phong trào thi đua

- Ban lãnh đạo tổ chức phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong công ty;

- Tổ chức đoàn thể ở công ty cần phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các bộ phận phát động, vận động thành viên của tổ chức mình hưởng ứng phong trào thi đua và đảm bảo cho phong trào thi đua đạt hiệu quả cao;

- Các đơn vị chịu trách nhiệm truyền thông tại doanh nghiệp, phải thường xuyên tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng: phổ biến, nêu

gương các điển hình, người tốt, việc tốt, cổ động phong trào thi đua; phát hiện các cá nhân, tập thể xuất sắc trong phong trào thi đua, đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

3.1.3.3. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

- Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể;

- Có hình thức tổ chức phát động thi đua sáng tạo phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của từng cán bộ, công nhân viên, đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua;

- Có kế hoạch, biện pháp tổ chức phát động thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm qua các đợt thi đua;

- Sơ kết, tổng kết phong trào, đánh giá kết quả thi đua.

Đối với các đợt thi đua ngắn ngày hoặc từng đợt (dưới một năm) và thi đua dài ngày (từ 1 năm trở lên), đơn vị tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và bình xét công khai, lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua khen thưởng kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng văn hoá an toàn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Chính xác Việt Nam 1 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)