6. Cấu trúc đề tài
3.2.8. Xây dựng nhóm giải pháp xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề
Chi nhánh cần xây dựng chính sách quản lý nợ xấu thích hợp, phân công và quy trách nhiệm đòi nợ, liên kết các bên ngân hàng - khách hàng - chính quyền địa phương trong việc xử lý nợ. Việc xử lý nợ quá hạn cần có những biện pháp cụ thể sau:
- Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn của từng khách hàng, từ đó có những biện pháp tháo gỡ thích hợp. Đối với những khách hàng vay để kinh doanh có nợ quá hạn, trong khi hoạt động kinh doanh đang diễn ra bình thường, ngân hàng xem xét khả năng trả nợ và phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới để quyết định có cho vay tiếp hay không? Việc cho vay này giúp khách hàng vượt qua khó khăn hiện tại để tiếp tục kinh doanh có hiệu quả và có nguồn trả nợ cho ngân hàng.
- Đối với khách hàng khó khăn về tài chính khi vay tiêu dùng trong khi chưa xác định được nguồn trả: Đối với những khoản vay có tài sản đảm bảo: (thông thường là bất động sản, hoặc các phương tiện vận chuyển): tìm các cá nhân, tổ chức có năng lực tài chính nhận lại nợ của khách hàng, có thể thông qua hình thức bán đấu giá tài sản. Trong trường hợp không thể bán tài sản, ngân hàng phải rà soát lại tài sản đảm bảo, xác định chính xác nhất giá trị của nó, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để sẵn sàng phát mại tài sản nhằm thu hồi vốn. Nếu đã phát mại tài sản mà vẫn không thu hồi đủ vốn, ngân hàng tiếp tục đôn đốc, yêu cầu khách hàng trả tiếp phần còn lại. Nếu khách hàng không trả được nợ vì không có thiện chí trả nợ, cố tình chây ì, ngân hàng có thể khởi kiện ra tòa án kinh tế.