Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây i (Trang 104 - 109)

6. Cấu trúc đề tài

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

và triển khai mạnh trong toàn hệ thống ngân hàng trên toàn quốc. Việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng sẽ rất thuận tiện cho các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động tín dụng, ứng dụng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Ngoài ra hiện đại hóa công nghệ ngân hàng sẽ giúp cho các ngân hàng Việt Nam dần dần xác lập danh tiếng và uy tín trên trường quốc tế.

NHNN mà cụ thể là Trung tâm thông tin tín dụng CIC cần thực hiện tích cực hơn nữa các giải pháp về công nghệ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ để tăng cường vài trò và nâng cao năng lực thu thập, xử lý, cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ có hiệu quả đối với hoạt động của các TCTD, trở thành đầu mối cung cấp thông tin tín dụng và cảnh báo rủi ro cho các NHTM.

NHNN thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, tài chính tiền tệ, các tín hiệu của thị trường để có thể điều chỉnh cần thiết trong điều hành chính sách tín dụng, không để xảy ra những biến động lớn về lãi suất, tỷ giá làm tăng thêm bất lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng.

Nâng cao vai trò quản lý của NHNN, tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động của các TCTD để sớm phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc, kiến nghị của các ngân hàng. Đồng thời NHNN cần nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng.

Duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, thích hợp bằng cách NHNN tăng cường kiểm soát việc cho ra đời các tổ chức tín dụng mới cũng như việc mở rộng thêm chi nhánh và văn phòng giao dịch của tổ chức tín dụng.

Thực hiện ổn định chính sách tiền tệ quốc gia, kiềm chế lạm phát, kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng không vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chống những tác nhân có thể gây hại cho nền kinh tế.

Điều hành lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay một cách thích hợp để các NHTM không rơi vào tình trạng thừa thiếu bởi chính sách. Tăng cường kiểm tra và có chế tài xử phạt nghiêm minh các ngân hàng vi phạm các quy định cho vay của

TCTD, góp phần làm cho sự mở rộng cho vay ở các ngân hàng thương mại trở nên an toàn và bền vững.

3.3.2. Kiến nghị đối với Agribank

Tăng cường chỉ đạo huy động vốn giúp cho chi nhánh Hà I Tây có nguồn vốn lớn đầu tư vào hoạt động tín dụng. Đẩy mạnh huy động nguồn vốn đối với tất cảc đối tượng toàn thị xã bố trí thêm vốn để chuyển đổi sang cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ngân hàng xem xét có thêm nhiều văn bản chế độ hướng dẫn chi tiết, đầy đủ, kịp thời và chính xác nghiệp vụ tín dụng và việc thực hiện quy trình nâng cao chất lượng tín dụng theo tình hình kinh tế hiện nay để làm cơ sở và căn cứ cho các chi nhánh thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tín dụng.

Tăng cường thông tin tín dụng trung và dài hạn cho các chi nhánh trong cùng hệ thống. Hội sở chính cần cung cấp thêm cho các chi nhánh của mình các thông tin về hoạt động của ngành nghề như lợi tức, lợi nhuận bình quân, thông tin về trình độ khoa học công nghệ của ngành, chủ trương chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các mối quan hệ của khách hàng với các chi nhánh khác trong và ngoài hệ thống.

Tăng cường đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, công tác quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ mới về ngân hàng điện tử và triển khai đến toàn bộ chi nhánh. Xây dựng các chính sách, chương trình hỗ trợ, quản lý sản phẩm khai thác các thông tin phục vụ phân tích đánh giá chất lượng của từng sản phẩm dịch vụ.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại trên hệ thống IPCAS để phát triển các ứng dụng và sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng tốt hơn nhằm tăng nhanh nguồn thu dịch vụ và vị thế cạnh tranh của hệ thống. Hỗ trợ về công nghệ kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng cho các chi nhánh tạo điều kiện nhanh chóng hiện đại hóa hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Ngân hàng tiếp tục đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về trình độ lẫn phẩm chất, tổ chức thêm nhiều buổi tập huấn nghiệp vụ thẩm định, kiến thức pháp luật marketing… để chi nhánh cử cán bộ tham gia học tập nâng cao chuyên môn nhằm thực hiện tốt hơn công việc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Văn Ban (2011), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mai, NXB Tài chính.

2. Phan Thị Cúc (2009), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

3. Hồ Diệu (2012), Giáo trìnhTín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 4. Vũ Thành Đạt (2020), Quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân

tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Thương mại.

5. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền, (2008), Giáo trình Quản trị kinh

doanh, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

. 6. Nguyễn Văn Tiến, (2014), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. NGƯT, TS Tô Ngọc Hưng (chủ biên), (2014), Giáo trình Ngân hàng

Thương Mại, Học viện ngân hàng.

8. PGS. TS. Phan Thị Thu Hà, (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng

thương mại; NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Quy định về sản phẩm cho vay hỗ trợ chi phí du học đối với khách hàng cá nhân số 7128/QĐ-NHBL ngày 10/11/2014.

11. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

12. Trần Thị Huyền (2019), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc

sỹ, Đại học Thương mại.

13. Phạm Đức Khiêm (2020), Chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá

nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quang Minh, Luận

14. Phan Đình Khôi, Nguyễn Việt Thành (2017): Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng: Trường hợp các Ngân hàng TMCP sở hữu nhà nước ở

Hậu Giang.

15. Lê Thị Mận (2014), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội.

16. Phạm Thị Hồng Minh (2018), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Hợp

tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại.

17. Nguyễn Thị Mùi (2011), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

18. NHNN Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN về Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng ngày 30 tháng 12 năm 2016.

19. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

20. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua

ngày 16 tháng 6 năm 2010.

21. Lê Thị Quý (2020), Quản lý hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –

Chi nhánh tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại.

22. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây i (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)