7. Kết cấu của luận văn
3.1. Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực và quan điểm tạo động lực làm việc
việc tại công ty TNHH MTV In Tiến Bộ.
3.1.1. Chiến lược phát triển của công ty
Nhằm đáp ứng yêu cầu việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả công tác In ấn, biên tập, xuất bản, những năm qua Công ty TNHH một thành viên In Tiến Bộ đã bước đầu đổi mới mạnh mẽ các mặt hoạt động. Để thực hiện mục tiêu xây dựng Công ty trở thành cơ quan in ấn, xuất bản, phát hành sách lý luận chính trị và pháp luật nòng cốt của Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng vào việc giữ vững và mở rộng trận địa tư tưởng của Đảng, đòi hỏi Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác biên tập – xuất bản; mở rộng mạng lưới phát hành, tiêu thụ sách; xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, có trình độ chuyên môn vững vàng và gắn bó với nghề. Đây là công việc không thể thực hiện một sớm, một chiều mà cần có lộ trình phù hợp, một kế hoạch dài hơi, một tầm nhìn mang tính chiến lược.
Trong giai đoạn mới, những chuyển biến sâu sắc và toàn diện của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. Trong lĩnh vực xuất bản sẽ xuất hiện những mô hình tổ chức xuất bản theo hình thức và quy mô mới, có sự cạnh tranh gay gắt về thị trường xuất bản, giữa các loại hình xuất bản; yêu cầu cao hơn về chất lượng nội dung, hình thức và phương thức thể hiện các ấn phẩm… . Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xuất bản, phải xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn cao; có tư duy sáng tạo, bản lĩnh chính trị vững vàng; có phẩm chất nghề nghiệp và khả năng thích ứng cao để có thể thực thi và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Công ty.
Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp đặc sắc và giàu tính nhân văn, giữ gìn môi trường làm việc lành mạnh, trong sạch, vun trồng những nhân tố lạc quan, năng động, không chùn bước trước mọi khó khăn thử thách nhằm chinh phục những đỉnh cao.
Thực thi đúng đắn chính sách chất lượng, chính sách trách nhiệm xã hội, chính sách công bằng và hòa hợp với tất cả các bên bao gồm: Khách hàng, đối tác và người lao động.
Nỗ lực học hỏi tiếp thu và cập nhật những tiến bộ mới nhất về kỹ thuật công nghệ, về kiến thức quản lý và nghiên cứu đưa vào ứng dụng trong thực tiễn, không ngừng sáng tạo và đổi mới nâng cao sức cạnh tranh của công ty.
Nỗ lực mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế một cách có chọn lọc, tôn trọng và thực thi nguyên tắc công bằng, bình đẳng các bên cùng có lợi.
3.1.2. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Trong thời gian tới, công ty sẽ xem xét lại cơ cấu tổ chức, rà soát lại đội ngũ lao động để lập kế hoạch tuyển dụng nhân lực, thuyên chuyển, luân chuyển nhân sự. Để mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty phát triển nguồn nhân lực tăng cả về số lượng và chất lượng.
Quan điểm của công ty là rất quan tâm và chú trọng tới công tác quản trị nhân lực. Để mọi hoạt động trong sản xuất kinh doanh trong công ty có hiệu quả thì cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó công ty đề ra những chính sách mới phù hợp nhằm thu hút và giữ chân nhân tài gắn bó với tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu phát triển của công ty là chính phục đỉnh cao.
Với mục tiêu chiến lược nâng cao uy tín của công ty, mở rộng thị trường, công ty sẽ phấn đấu xây dựng một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ, kỹ năng, chuyên nghiệp.
3.1.3. Quan điểm và mục tiêu tạo động lực cho người lao động tại Công ty
Tạo động lực lao động là phần quan trọng trong việc quản lý hiệu quả, năng suất làm việc của người lao động. Khi làm việc trong cơ quan, tổ chức, người lao động đều có những nhu cầu và mong muốn riêng cần được thỏa mãn. Việc thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn đó sẽ tạo động lực và tinh thần lao động tốt, khuyến khích người lao động làm việc tích cực và nỗ lực hơn. Nhu cầu và mong muốn của người lao động thường xuyên thay đổi theo từng thời điểm và hoàn cảnh khác nhau. Để kích thích người lao động làm việc, tổ chức thường xuyên phải cải tiến công tác tạo động lực cho phù hợp với tâm lý, nhu cầu, mong muốn của người lao động.
Quan điểm cải tiến công tác tạo động lực tại Công ty TNHH một thành viên In Tiến Bộ:
Một là, tạo động lực thông qua các hoạt động vật chất cần được thực hiện công bằng, khách quan tạo tâm lý thoải mái cho người lao động. Học thuyết công
bằng của Stacy Adams đã đề cập đến vấn đề này. Con người có xu hướng so sánh giữa mình với người khác về sự đóng góp của họ cho tổ chức và các quyền lợi mà họ nhận được. Khi họ nhận thấy rằng mình bị đối xử không công bằng sẽ gây tâm lý bất mãn. Nếu để tích tụ, họ sẽ có phản ứng lại với đồng nghiệp, với người lãnh đạo và tổ chức. Về lâu dài, người lao động có xu hướng vì lợi ích cá nhân chứ không nỗ lực vì tập thể nữa. Họ có sự so sánh, đố kỵ lẫn nhau. Động lực lao động lúc đó sẽ bị triệt tiêu. Quan điểm tạo sự công bằng trong việc tạo động lực thông qua các hoạt động vật chất là rất quan trọng.
Hai là, tạo động lực là một khâu quan trọng và không thể tách rời công tác quản trị nhân lực. Quản trị nhân lực bao gồm nhiều nội dung, các nội dung này có quan hệ và tác động qua lại với nhau. Tạo động lực lao động là một nội dung trong hệ thống đó, nó tác động và chịu sự tác động đến các nội dung khác trong quản trị nhân lực như đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ và phúc lợi, đào tạo và phát triển…Các nội dung tạo thành một hệ thống, tạo nên các đòn bẩy, các kích thích phát triển tiềm năng sáng tạo của từng người. Động lực lao động là kết quả tổng hòa của nhiều yếu tố tác động đến con người trong lao động. Vì vậy, tạo động lực lao động phải gắn liền với hoạt động của công tác quản trị nhân lực.
Ba là, khuyến khích nhân viên tự tạo động lực cho bản thân. Tạo động lực lao động thông qua các hoạt động vật chất hay tinh thần là do tập thể lãnh đạo của cơ quan quyết định. Nhưng người lao động mới là người nhận thức về động lực lao động, họ là người tự quyết định mình có nỗ lực hành động vì mục tiêu của cơ quan hay không. Tạo động lực cho bản thân người lao động xuất phát từ nhận thức bên trong của mỗi người. Quan điểm khuyến khích người lao động tự tạo động lực cho chính mình làm nên sức mạnh cho tổ chức.
Trên đây là một số quan điểm cải tiến công tác tạo động lực tại Công ty TNHH một thành viên In Tiến Bộ. Từ các quan điểm này, các giải pháp cải tiến được xây dựng nhằm khắc phục những hạn chế mà công tác tạo động lực tại Công ty hiện nay chưa thực hiện tốt.