Nguyên tắc và yêu cầu tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán tại bệnh viện đa khoa y học cổ truyền hà nội (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Nguyên tắc và yêu cầu tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công

công lập

1.2.1. Khái niệm tổ chức kế toán

Theo giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp: “Tổ chức kế toán trong đơn vị SNCL là việc tạo ra một mối liên hệ qua lại theo một trật tự xác định giữa các yếu tố chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp cân đối kế toán trong từng nội dung công việc kế toán cụ thể nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của kế toán” [11, tr.40].

Tổ chức kế toán trong các đơn vị SNCL một cách khoa học và hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của công tác kế toán mà còn là nhân tố quan trọng thực hiện tốt quản lý kinh phí và bảo vệ tài sản, tiền vốn của đơn vị, thực hiện tốt vai trò của kế toán là công cụ quản lý tài chính trong đơn vị.

1.2.2. Nguyên tắc và yêu cầu tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập công lập

1.2.2.1. Nguyên tắc tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập

- Nguyên tắc thống nhất

Tổ chức kế toán trong đơn vị SNCL cần có sự thống nhất giữa thực hiện và dự toán, tuân thủ chi tiêu theo luật NSNN. Thống nhất giữa mô hình tổ chức kế toán với mô hình tổ chức hoạt động, quản lý; đáp ứng nhu cầu thông tin cho các bộ phận quản lý khác nhau. Mọi quyết định đến tài chính phải căn cứ vào thông tin do kế toán cung cấp, các chỉ tiêu kế toán phải phù hợp và hướng đến các chỉ tiêu quản lý. Trên góc độ quản lý tài chính, cùng một ngành, theo hệ thống dọc cần có sự thống nhất giữa đơn vị dự toán cấp trên và đơn vị dự toán cấp dưới. Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cấp phát thanh toán thông qua cơ quan tài chính, KBNN, cơ quan quản lý nhà nước và có sự thống nhất giữa cơ quan quản lý chức năng và đơn vị.

- Nguyên tắc phù hợp

Tổ chức kế toán phải phù hợp với từng cấp dự toán phù hợp với quy mô địa bàn hoạt động, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm, bất vị thân

Nhằm tạo nên các tác nhân độc lập, có thể kiểm soát lẫn nhau trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tài chính đặc biệt đối với tài chính của hoạt động sự nghiệp là hoạt động tài chính mang tính tuân thủ, nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa người ra quyết định và người chấp hành quyết định thực hiện nghiệp vụ tài chính cần được quán triệt trong tổ chức kế toán đơn vị SNCL.

- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Tiết kiệm để thực hiện tổ chức kế toán được tối thiểu hoá nhưng bảo đảm tính kịp thời trong cung cấp thông tin cho người sử dụng. Hiệu quả thể hiện chất lượng, thích hợp của thông tin cung cấp, thoả mãn cao nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định của các cấp chủ thể quản lý. Nguyên tắc tiết kiệm nhưng phải đáp ứng được lợi ích tối đa của người quản lý về hệ thống kế toán được tổ chức là nguyên tắc cơ bản, cần quán triệt.

1.2.2.2. Yêu cầu của tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập

ràng, đáng tin cậy, tổ chức kế toán cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tổ chức kế toán phải đảm bảo yêu cầu khoa học và hợp lý; trên cơ sở chấp hành đúng các nguyên tắc tổ chức và phù hợp với chính sách chế độ thể lệ quy chế tài chính kế toán hiện hành.

- Tổ chức kế toán ở đơn vị phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý quy mô, địa bàn hoạt động của đơn vị.

- Tổ chức kế toán ở đơn vị phải phù hợp với biên chế đội ngũ ; khả năng trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán hiện có.

- Tổ chức kế toán phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ kế toán trong đơn vị, quá trình thu nhận, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị.

- Tổ chức kế toán phải đảm bảo được những yêu cầu của thông tin kế toán và tiết kiệm chi phí hạch toán.

1.3. Nội dung tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán tại bệnh viện đa khoa y học cổ truyền hà nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)