Hoàn thiện tổ chức kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán tại bệnh viện đa khoa y học cổ truyền hà nội (Trang 99 - 101)

2.3.4 .Thực trạng tổ chức cung cấp và phân tích thông tin kế toán

3.3. Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện đa kho aY

3.3.5. Hoàn thiện tổ chức kiểm tra kế toán

Trong giai đoạn đổi mới tự chủ hiện nay, các cơ sở công lập y tế được phát triển mọi mặt về các loại hình dịch vụ để hướng tới phục vụ tốt nhất về công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân, mục tiêu không chỉ đơn thuần là khám và chữa bệnh mà còn là các dịch vụ tiện ích khác đi kèm để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người dân như: dịch vụ làm đẹp chuyên ngành nha khoa (niềng răng...), làm đẹp về da liễu (chăm sóc da, tẩy nốt ruồi..), khâu vết thương hàm mặt bằng chỉ tự tiêu (không để lại sẹo....). Các dịch vụ phát sinh sẽ tăng thêm các nghiệp vụ phát sinh, mỗi nghiệp vụ lại phản ánh tính liên tục và tình hình hoạt động của bộ phận đó. Nghiệp vụ phát sinh đòi hỏi nhân viên kế toán cũng phải tăng thêm công việc, đòi hỏi chuyên môn cao hơn nữa trong công tác kiểm tra giám sát tránh sai sót. Vì vậy, phải có sự

kiểm tra giám sát chặt chẽ của người đứng đầu phòng Tài chính - Kế toán và đặc biệt là người lãnh đạo Bệnh viện. Phải xây dựng kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm, giao trách nhiệm cho người kiểm tra theo từng khâu, từng đối tượng kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra. Để hoàn thiện được công tác kiểm tra tổ chức kế toán hiệu quả tốt nhất thì cần phải tập trung vào các giải pháp sau:

- Kiểm tra chứng từ kế toán việc lập và ghi vào sổ kế toán, kiểm tra việc lập BCTC, kiểm tra việc lập và thực hiện dự toán. Trong khi kiểm tra, cần phân tích những tồn đọng sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện của cán bộ làm công tác kế toán từ đó kịp thời đưa ra phương hướng khắc phục.

- Kiểm tra việc sử dụng các tài khoản kế toán, việc mở thêm các tài khoản con phải phù hợp với tiêu chí của đơn vị và phản ánh đúng theo quy định của thông tư.

- Kiểm tra công tác lập báo cáo kế toán: Xây dựng các báo cáo đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị, tránh xây dựng chồng chéo và thừa.

- Kiểm tra tình hình nguồn quỹ hình thành sử dụng TSCĐ, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Việc trích khấu hao và hao mòn phải được phân bổ về đúng nguồn hình thành tài sản ban đầu. Kiểm tra thời hạn sử dụng TSCĐ, công cụ dụng cụ để có kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa định kỳ hoặc đưa vào diện thanh lý. Nguồn nguyên vật liệu tồn kho của sổ sách so với thực tế vì có nhiều trường hợp bệnh nhân đã kê lĩnh thuốc và vật tư trên máy nhưng thực tế lại không nhận, không sử dụng dẫn đến sự chênh lệch giữa phần mềm và thực tế. Kiểm tra thời hạn sử dụng nguyên vật liệu để có kế hoạch sử dụng hay tiêu hủy một cách kịp thời (thuốc cận date, hết date).

- Kiểm tra các khoản thu chi và việc chấp hành dự toán NSNN. Chênh lệch thu chi hoạt động từ các nguồn kinh phí, phân bổ vào các quỹ và sự luân chuyển các quỹ theo đúng quy định.

Đặc biệt theo lộ trình phát triển chung của các cơ sở y tế và các đơn vị kinh tế thì đơn vị nên thành lập bộ phận kế toán quản trị giúp cho Ban giám

đốc phát hiện và điều chỉnh kịp thời những sai sót trong công tác quản lý và công tác tài chính trong đơn vị.

3.4. iều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền à Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán tại bệnh viện đa khoa y học cổ truyền hà nội (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)