Đối tượng áp dụng chế độ bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe trong quan

Một phần của tài liệu Pháp luật về Bồi thường thiệt hại, tính mạng và sức khỏe trong quan hệ lao động Thực trạng tại tỉnh Cà Mau (Trang 25 - 27)

5. Kết cấu đề tài

2.2. Quy định về chế độ bồi thƣờng – Trợ cấp của ngƣời sử dụng lao động đối vớ

2.2.1. Đối tượng áp dụng chế độ bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe trong quan

hệ lao động

Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 thì NLĐ và NSDLĐ là hai đối tƣợng chính yếu khi thực hiện việc bồi thƣờng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, cụ thể tại điều 145, Bộ luật lao động 2012. Tuy nhiên, dựa vào Điều 145, Bộ luật lao động 2012 thì đối tƣợng áp dụng rất trừu tƣợng chƣa mang tính cụ thể, điều đó khẳng định tại Khoản 1, 2 Điều 3, Bộ luật Lao động 2012 về định nghĩa của NLĐ và NSDLĐ. Đến khi Nghị định số 45/2013/NĐ-CP có hiệu lực thì ta có để nhận thấy rõ ràng hơn về đối tƣợng áp dụng về chế độ bồi thƣờng thiệt hại tính mạng, sức khỏe, cụ thể:

“Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại Nghị định này được áp dụng đối với các đối tượng sau:

a) Người lao động Việt Nam; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động;

b) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình; cá nhân có liên quan.”19

18 Ts. Đoàn Thị Phƣơng Điệp: Giáo trình luật Lao động, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2016, tr. 291.

19 Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Mặc dù, quy định trên đã phần nào cho chúng ta thấy rõ hơn về đối tƣợng áp dụng trong trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Tuy nhiên, Thông tƣ số 04/2015/TT-BLĐTBXH đã làm tốt hơn, quy định rõ ràng hơn về đối tƣợng áp dụng trong trƣờng hợp này, cụ thể:

“1. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cá nhân có sử dụng lao động (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động), bao gồm:

a) Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

b) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

c) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; d) Hợp tác xã;

đ) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, cá nhân là người nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế có trụ sở đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Các tổ chức, cá nhân khác có sử dụng lao động.

2. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động (sau đây gọi chung là người lao động).

3. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân được áp dụng các chế độ như đối với người lao động quy định tại Thông tư này, trừ trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến từng

đối tượng này có quy định khác.”20

Nhƣ vậy, theo quy định tại Điều 2, Thông tƣ 04/2015/TT-BLĐTBXH đã quy định cụ thể về đối tƣợng áp dụng chế độ bồi thƣờng về tính mạng, sức khỏe trong quan hệ lao động. So với thời điểm Bộ luật Lao động 1994 cùng với các văn bản hƣớng dẫn nhƣ: Nghị định 06/CP, Nghị định 110/2002/NĐ-CP, Thông tƣ số 10/2003/TT- BLĐTBXH cũng đã quy định về đối tƣợng áp dụng về bồi thƣờng, trợ cấp đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN thì Thông tƣ 04/2015/TT-BLĐTBXH đã kế thừa những quy định của các văn bản hƣớng dẫn Bộ luật Lao động 1994.

Hiện tại, tiếp tục kế thừa quy định hƣớng dẫn chi tiết của Thông tƣ số 04/2015/TT-BLĐTBXH, Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều 6 đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ bồi thƣờng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhƣ sau:

20

Điều 2 Thông tƣ số 04/2015/NĐ-CP ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động thƣơng binh xã hội hƣớng dẫn thực hiện chế độ bồi thƣờng, trợ cấp và chi phí y tế của ngƣời sử dụng lao động đối với ngƣời lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Ngƣời lao động làm việc theo HĐLĐ

- Cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời thuộc lực lƣợng vũ trang nhân dân

- Ngƣời học nghề, tập nghề để làm việc cho ngƣời sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động

- Ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam

Tại Luật An toàn, vệ sinh lao động đã quy định rõ về quyền cũng nhƣ nghĩa vụ của từng đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ BTTH về tính mạng, sức khỏe khi bị TNLĐ, BNN. Mặt khác, ngoài việc kế thừa những quy định về đối tƣợng của QHLĐ là NSDLĐ và NLĐ, Luật An toàn, vệ sinh lao động đã quy định chi tiết hơn về các đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ BTTH về tính mạng, sức khỏe khi bị TNLĐ, BNN điều đó góp phần đảm bảo đƣợc quyền lợi cho toàn thể NLĐ tham gia vào quan hệ này đƣợc công bằng hơn, thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Bồi thường thiệt hại, tính mạng và sức khỏe trong quan hệ lao động Thực trạng tại tỉnh Cà Mau (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)