Nguyên tắc bồi thường

Một phần của tài liệu Pháp luật về Bồi thường thiệt hại, tính mạng và sức khỏe trong quan hệ lao động Thực trạng tại tỉnh Cà Mau (Trang 29 - 51)

5. Kết cấu đề tài

2.2. Quy định về chế độ bồi thƣờng – Trợ cấp của ngƣời sử dụng lao động đối vớ

2.2.3. Nguyên tắc bồi thường

Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe khi NLĐ bị TNLĐ, BNN đƣợc quy định nhƣ sau:

“Việc bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;

Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần theo quy định sau:

- Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;

- Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.”23

Đây là nguyên tắc bồi thƣờng hiện hành của pháp luật nƣớc ta về bồi thƣờng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe trong lao động. Quy định này rất cụ thể, tùy vào mỗi trƣờng hợp sẽ có mức bồi thƣờng riêng biệt với các trƣờng hợp khác, điều này sẽ giúp cho công tác xác định thiệt hại rõ ràng hơn và dễ thực hiện hơn.

23

Khoản 2 Điều 3 Thông tƣ số 04/2015/NĐ-CP ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động thƣơng binh xã hội hƣớng dẫn thực hiện chế độ bồi thƣờng, trợ cấp và chi phí y tế của ngƣời sử dụng lao động đối với ngƣời lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2.2.4. Cách tính chế độ bồi thường thiệt hại – Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2.2.4.1. Mức bồi thường – Trợ cấp

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại

Khoản 3, Điều 3, Thông tƣ số 04/2015/TT-BLĐTBXH và tại Khoản 4, Điều 38, Luật An toàn, vệ sinh lao động đƣợc tính nhƣ sau:

a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lƣơng đối với ngƣời lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lƣơng đối với ngƣời bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ đƣợc cộng thêm 0,4 tháng tiền lƣơng theo công thức dƣới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tƣ số 04/2015/TT-BLĐTBXH:

Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}

Trong đó:

- Tbt: Mức bồi thƣờng cho ngƣời bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lƣơng);

- 1,5: Mức bồi thƣờng khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;

- a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của ngƣời bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- 0,4: Hệ số bồi thƣờng khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Ví dụ 1:

- Ông Nguyễn Văn A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 14%. Mức bồi thƣờng lần thứ nhất cho ông A tính nhƣ sau:

Tbt = 1,5 + {(14 - 10) x 0,4} = 3,1 (tháng tiền lƣơng).

- Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động đƣợc xác định là 34% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thƣờng lần thứ hai cho ông A là:

Tbt = 20 x 0,4 = 8.0 (tháng tiền lƣơng).

Mức trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 3, Điều 4, Thông tƣ số 04/2015/TT-BLĐTBXH và tại Khoản 4, Điều 38, Luật An toàn, vệ sinh lao động đƣợc tính nhƣ sau:

a) Ít nhất bằng 12 tháng tiền lƣơng đối với ngƣời lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;

b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lƣơng đối với ngƣời bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thƣờng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tƣ số 04/2015/TT-BLĐTBXH hoặc tính theo công thức dƣới đây:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

- Ttc: Mức trợ cấp cho ngƣời lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lƣơng);

- Tbt: Mức bồi thƣờng cho ngƣời bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lƣơng).

Ví dụ 2:

- Ông Nguyễn Văn B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 14% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,1 x 0,4 =1,24 (tháng tiền lƣơng). - Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (đƣợc điều tra và xác định là thuộc trƣờng hợp đƣợc trợ cấp theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Thông tƣ số 04/2015/TT-BLĐTBXH). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:

Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lƣơng).

2.2.4.2. Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường

Tiền lƣơng làm căn cứ tính tiền bồi thƣờng hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lƣơng đƣợc tính bình quân của 6 tháng liền kề trƣớc khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trƣớc khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lƣơng làm căn cứ tính tiền bồi thƣờng, trợ cấp là tiền lƣơng đƣợc tính bình quân của các tháng trƣớc liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động, thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp24.

Mức tiền lƣơng tháng quy định đƣợc xác định cụ thể theo từng đối tƣợng nhƣ sau: Thứ nhất, đối với công chức, viên chức, ngƣời thuộc lực lƣợng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì tiền lƣơng làm căn cứ tính tiền bồi thƣờng, trợ cấp tai nạn lao động,

24

Khoản 1 Điều 6 Thông tƣ số 04/2015/NĐ-CP ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động thƣơng binh xã hội hƣớng dẫn thực hiện chế độ bồi thƣờng, trợ cấp và chi phí y tế của ngƣời sử dụng lao động đối với ngƣời lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

bệnh nghề nghiệp là tiền lƣơng cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vƣợt khung (nếu có);

Thứ hai, đối với ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền lƣơng làm căn cứ tính tiền bồi thƣờng, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lƣơng ghi trên hợp đồng lao động, bao gồm cả tiền lƣơng theo công việc, chức danh và phụ cấp lƣơng (nếu có). So với các quy định trƣớc đây, cụ thể là Thông tƣ 10/2003/TT- BLĐTBXH thì quy định hiện hành tƣơng đối giống, nhƣng việc áp dụng thêm các khoản phụ cấp thì đã phần nào hoàn thiện đƣợc những vƣớng mắc của quy định cũ. Để phù hợp với khái niệm tiền lƣơng theo quy định hiện hành thì Khoản 10 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động thì tiền lƣơng để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thƣờng, trợ cấp, tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đƣợc quy định là tiền lƣơng bao gồm mức lƣơng, phụ cấp lƣơng và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Thứ ba, đối với ngƣời lao động đang trong thời gian học nghề, tập nghề tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chƣa có mức lƣơng học nghề, tập nghề thì tiền lƣơng làm căn cứ tính tiền bồi thƣờng, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức lƣơng tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại địa điểm ngƣời lao động làm việc; trƣờng hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có mức lƣơng học nghề, tập nghề thì tiền lƣơng làm căn cứ tính tiền bồi thƣờng, trợ cấp cho ngƣời lao động đang trong thời gian học nghề, tập nghề là tiền lƣơng học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận;

Thứ tƣ, đối với ngƣời lao động đang trong thời gian thử việc, tập sự thì tiền lƣơng làm căn cứ tính tiền bồi thƣờng, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lƣơng thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định tại Điều 28 của Bộ luật Lao động hoặc tiền lƣơng tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

2.2.5. Hồ sơ và thời gian thực hiện bồi thường thiệt hại – Trợ cấp về tính mạng, sức khỏe trong quan hệ lao động

2.2.5.1. Hồ sơ thực hiện bồi thường thiệt hại - Trợ cấp về tính mạng, sức khỏe trong quan hệ lao động

Đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng được bồi thường, trợ cấp quy định tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồm các tài liệu sau:

1. Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ƣơng hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ƣơng;

2. Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định ngƣời lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trƣờng hợp mất tích;

3. Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trƣờng, sơ đồ hiện trƣờng vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phƣơng;

4. Quyết định bồi thƣờng, trợ cấp tai nạn lao động của ngƣời sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tƣ 04/2015/TT-BLĐTBXH)25.

Đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường gồm các tài liệu sau:

1. Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của ngƣời lao động theo quy định của pháp luật hiện hành;

2. Biên bản xác định ngƣời lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp) và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền;

3. Quyết định bồi thƣờng bệnh nghề nghiệp của ngƣời sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tƣ Thông tƣ 04/2015/TT-BLĐTBXH)26.

Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó:

- Ngƣời sử dụng lao động giữ một bộ;

- Ngƣời lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân nhân của ngƣời lao động bị nạn hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một bộ;

- Một bộ gửi Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội địa phƣơng nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thƣờng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động27.

25 Khoản 1 Điều 7 Thông tƣ số 04/2015/NĐ-CP ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động thƣơng binh xã hội hƣớng dẫn thực hiện chế độ bồi thƣờng, trợ cấp và chi phí y tế của ngƣời sử dụng lao động đối với ngƣời lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

26

Khoản 2 Điều 7 Thông tƣ số 04/2015/NĐ-CP ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động thƣơng binh xã hội hƣớng dẫn thực hiện chế độ bồi thƣờng, trợ cấp và chi phí y tế của ngƣời sử dụng lao động đối với ngƣời lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

27

Khoản 3 Điều 7 Thông tƣ số 04/2015/NĐ-CP ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động thƣơng binh xã hội hƣớng dẫn thực hiện chế độ bồi thƣờng, trợ cấp và chi phí y tế của ngƣời sử dụng lao động đối với ngƣời lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2.2.5.2. Thời gian thực hiện bồi thường thiệt hại - Trợ cấp về tính mạng, sức khỏe trong quan hệ lao động

Quyết định bồi thƣờng, trợ cấp của ngƣời sử dụng lao động đối với ngƣời bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đƣợc hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với những vụ tai nạn lao động nặng hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp trung ƣơng tổ chức cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tại cơ sở đối với những vụ tai nạn lao động chết ngƣời.

Tiền bồi thƣờng, trợ cấp phải đƣợc thanh toán một lần cho ngƣời lao động hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ngƣời sử dụng lao động ra quyết định.28

28

Điều 8 Thông tƣ số 04/2015/NĐ-CP ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động thƣơng binh xã hội hƣớng dẫn thực hiện chế độ bồi thƣờng, trợ cấp và chi phí y tế của ngƣời sử dụng lao động đối với ngƣời lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1.Thực trạng chế độ bồi thƣờng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe trên địa bàn tỉnh

Cà Mau

3.1.1. Thực trạng kinh tế - xã hội và lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Cà Mau là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là điểm cực Nam của tổ quốc, với “diện tích tự nhiên là 5.29487 km2”29 bằng 13,1% diện tích bằng 1,58% diện tích cả nƣớc. Ngoài phần đất liền, Cà Mau có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bƣơng và Hòn Đá Bạc, diện tích các đảo xấp xỉ 5 km2. Tỉnh Cà Mau có 3 mặt tiếp giáp với biển, phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan. Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cà Mau phát triển chủ yếu các khu công nghiệp chế biến thủy, hải sản, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản. “Nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tỉnh Cà Mau đã quy hoạch 03 khu công nghiệp (KCN) gắn liền với nguồn nguyên liệu nông lâm nghiệp, thủy sản và nguồn khí thấp áp từ biển Tây Nam, có điều kiện thuận lợi về giao thông, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội”30. Qua đó cho thấy trong tƣơng lai tỉnh Cà Mau sẽ thu hút nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Năm 2005 đến nay, tỉnh đã triển khai quy hoạch tổng thể bốn khu công nghiệp (KCN) tập trung trên địa bàn gồm: KCN Khánh An 235,773 ha, KCN Hòa Trung: 326 ha, KCN Sông Đốc: 145,45 ha, KCN Năm Căn: 515 ha nằm trong quy hoạch chung KKT Năm Căn, tạo ra nhiều việc làm giải quyết tình trạng thất nghiệp và tình trạng di dân trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của tỉnh nhà.31

Tính đến năm 2015, dân số Cà Mau khoảng 1.218.821 ngƣời, trong độ tuổi lao động khoảng 745.785 ngƣời, số lao động trong nền kinh tế quốc dân là 667.100 ngƣời.

29 Quyết định 896/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt quy

Một phần của tài liệu Pháp luật về Bồi thường thiệt hại, tính mạng và sức khỏe trong quan hệ lao động Thực trạng tại tỉnh Cà Mau (Trang 29 - 51)