Điều kiện bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe

Một phần của tài liệu Pháp luật về Bồi thường thiệt hại, tính mạng và sức khỏe trong quan hệ lao động Thực trạng tại tỉnh Cà Mau (Trang 27 - 29)

5. Kết cấu đề tài

2.2. Quy định về chế độ bồi thƣờng – Trợ cấp của ngƣời sử dụng lao động đối vớ

2.2.2. Điều kiện bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe

Để được bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì NLĐ phải thuộc các điều kiện sau:

“Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trừ trường hợp quy định được nhận trợ cấp theo Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Thông tư 04/2015/NĐ-CP;

Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau:

- Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế).”21

Qua đây, ta có thể nhận thấy rằng, khi NLĐ bị TNLĐ hoặc BNN và các yêu cầu liên quan thì mới đủ điều kiện để đƣợc BTTH.

Khái niệm TNLĐ quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động

“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với

việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”, có thể thấy rõ TNLĐ có ba đặc trƣng cơ

21

Khoản 1 Điều 3 Thông tƣ số 04/2015/NĐ-CP ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động thƣơng binh xã hội hƣớng dẫn thực hiện chế độ bồi thƣờng, trợ cấp và chi phí y tế của ngƣời sử dụng lao động đối với ngƣời lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

bản là: TNLĐ phải xảy ra bất ngờ, con ngƣời không thể lƣờng trƣớc đƣợc (không biết chính xác về thời gian và không gian); TNLĐ xảy ra trong quá trình làm việc, nhiệm vụ thực hiện của NLĐ; Tai nạn này để lại hậu quả là làm tổn thƣơng, hủy hoại bất kỳ bộ phận chức năng hoạt động bình thƣờng của cơ thể NLĐ hoặc nguy hiểm hơn là gây tử vong cho NLĐ.

Trƣờng hợp ngƣời lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của ngƣời sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của ngƣời khác gây ra hoặc không xác định đƣợc ngƣời gây ra tai nạn, thì ngƣời sử dụng lao động vẫn phải bồi thƣờng cho ngƣời lao động.

Đối với BNN, đƣợc quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động:

“Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động; Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng

Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.”. Qua quy

định trên ta thấy, chỉ khi thỏa mãn hai điều kiện: Lao động trong môi trƣờng có yếu tố độc hại và căn bệnh NLĐ mắc phải là bệnh đặc trƣng do yếu tố độc hại đó gây nên. Danh mục bệnh nghề nghiệp đƣợc NSDLĐ bồi thƣờng đƣợc quy định tại Phụ lục 1 của Thông tƣ số 04/2015/TT-BLĐTBXH, quy định về các nhóm bệnh nghề nghiệp sau: Các bệnh bụi phổi và phế quản, các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý, các bệnh da nghề nghiệp, các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp.22

Các trường hợp sau đây người lao động chỉ nhận được trợ cấp:

Khoản 5 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định “Trợ cấp cho người lao

động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ”. Điều kiện song hành cho tất cả các

trƣờng hợp là tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Bên cạnh đó, trƣờng hợp đƣợc xem là TNLĐ khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở. Nghị định số 45/2013/NĐ-CP tại Khoản 2 Điều 12 cũng đã quy định về các loại TNLĐ và tai nạn nào đƣợc xem là TNLĐ “Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở” (Điều luật này đã hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định số 39/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành). Tuy nhiên, đây không phải là thời gian NLĐ thực hiện nghĩa vụ đối với NSDLĐ hoặc trong quá trình làm việc nên việc dừng lại

22 Phụ lục 1 Thông tƣ số 04/2015/NĐ-CP ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động thƣơng binh xã hội hƣớng dẫn thực hiện chế độ bồi thƣờng, trợ cấp và chi phí y tế của ngƣời sử dụng lao động đối với ngƣời lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

“thời gian và địa điểm hợp lý” thôi thì chƣa thỏa đáng. Vì vậy tại Khoản 2, Điều 5, Thông tƣ số 04/2015/TT-BLĐTBXH và Luật An toàn, vệ sinh lao động hƣớng dẫn tại Khoản 2 Điều 39, quy định nhƣ sau: “Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì

người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động”. Đây đƣợc xem là quy định thỏa

đáng nhất hiện tại về vấn đề “địa điểm và thời gian hợp lý” đã đƣợc xem là bất cập cần hoàn thiện từ văn bản quy định trƣớc đó.

Song song đó, trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động khi:

Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với ngƣời gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

Do ngƣời lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Bồi thường thiệt hại, tính mạng và sức khỏe trong quan hệ lao động Thực trạng tại tỉnh Cà Mau (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)