1.2 .Phát triển hoạt động tín dụng đầu tƣ của Ngân hàng Phát triển
1.2.1 .Khái niệm và nội dung quản lý phát triển hoạt động tín dụng đầu tư
1.3.2. Các nhân tố thuộc về môi trường hoạt động TDĐT
TDĐT a.Môi trường kinh tế
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động có liên quan biện chứng, ràng buộc lẫn nhau. Cho nên, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế cũng gây ra những biến động trong tất cả các lĩnh vực khác, trong đó có hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động TDĐT nói riêng.
Khi nền kinh tế ở thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, nhu cầu đầu tư gia tăng, do đó Ngân hàng có cơ hội phát triển hoạt động tín dụng. Cùng với việc mở rộng hoạt động cho vay, tăng dư nợ tín dụng là những vấn đề về rủi ro tín dụng, nợ xấu. Hoạt động cho vay nếu không được kiểm soát tốt, tăng trưởng quá nóng có nguy cơ gia tăng nợ xấu.
Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì phần lớn chủ đầu tư và doanh nghiệp thường hạn chế đi vay để thỏa mãn nhu cầu cao hơn hoặc e ngại việc không đủ khả năng chi trả nợ vay trong khi đó các ngân hàng siết chặt cho vay hơn dẫn đến các doanh nghiệp, chủ đầu tư
(vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước) gặp khó khăn, và hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến việc trả nợ vay và các khoản vay có nguy cơ trở thành nợ xấu.
Đối với những nước còn nhiều khó khăn như nước ta, khi NSNN luôn trong tình trạng thiếu hụt thì nguồn tài chính giành cho NHPT thường hạn hẹp. Nhà nước phải tiết kiệm chi thường xuyên, thậm chí chấp nhận bội chi NSNN ở mức nhỏ nhằm tăng cường nguồn vốn cho TDĐT của Nhà nước.
b.Môi trường chính trị-xã hội:Môi trường chính trị xã hội có sự ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội. Trong tình hình chính trị không ổn định sẽ ảnh hưởng vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tới hoạt động tín dụng tại NHPT.
c. Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, thống nhất và ổn định sẽ tác động tốt tới hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước nói riêng và ngược lại. Hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ, chất lượng cao sẽ tạo niềm tin cho người vay và người đi vay. Hệ thống pháp luật có chất lượng xấu sẽ tăng chi phí cho cả người vay và người đi vay. Bên cạnh đó ý thức chấp hành pháp luật của người dân cũng ảnh hưởng tới mức độ rủi ro của các khoản vay của NHPT.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH