Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động Tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Bắc Giang (Trang 72 - 80)

2.3.1 .Những kết quả đạt được

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

a.Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình hoạt động,Chi nhánh NHPT Bắc Giang vẫn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến đến phát triển hoạt động TDĐT và thực hiện nhiệm vụ được giao đó là: -Dư nợ tín dụng còn tập trung chủ yếu ở một số ít khách hàng. -Chi nhánh chưa thực sự quyết liệt trong công tác đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ. Công tác XLRR TDĐT còn chậm, bị động do phải tuân thủ các quy định của Chính phủ về phân cấp thẩm quyền XLRR trong cho vay TDĐT.Trình tự thủ tục khoanh nợ, xoá nợ và bán nợ phải thực hiện qua nhiều bước, nhiều cấp và đòi hỏi nhiều hồ sơ chặt chẽ và phức tạp nên các khoản nợ xấu rất chậm được xử lý, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh càng cao, ảnh

hưởng xấu đến danh mục tài sản có cũng như tình hình tài chính của VDB Bắc Giang.

-Mặc dù TDĐT chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với tín dụng NHTM, chính sách về xử lý rủi ro (XLRR) trong hoạt động TDDT từ HSC đến Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế chưa đồng bộ, như cán bộ thẩm định phải làm việc đa năng từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến quyết định cho vay nên dễ xảy ra rủi ro đạo đức cũng như chuyên môn trong hoạt động tín dụng.

Đa phần phát hiện rủi ro khi đã phát sinh nợ quá hạn, nhận diện RRTD trong tương lai còn yếu

Đánh giá rủi ro TDĐT chủ yếu dựa trên những chỉ tiêu định tính, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của CBTD

Công tác giám sát vốn vay sau giải ngân chưa được thực hiện thường xuyên, còn mang tính chất hình thức.Việc thẩm định dự án, thẩm định năng lực của Chủ đầu tư chỉ được thực hiện trước khi cho vay mà chưa được tiến hành trong quá trình quản lý cho vay.Công tác KTNB mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tính tuân thủ thay vì kiểm tra trên cơ sở rủi ro.

-VDB Bắc Giang chú trọng thanh lý nợ hơn so với khai thác nợ

b. Nguyên nhân

*Nguyên nhân từ Ngân hàng

-Chính sách tín dụng của Ngân hàng:

VDB thực hiện hoạt động cho vay dựa trên chính sách của Nhà nước về lĩnh vực TDĐT.Các dự án vay vốn TDĐT đều nhận được các ưu đãi về khối lượng vốn, thời hạn, lãi suất cho vay và tài sản BĐTV.Cũng chính vì tính ưu đãi này mà vốn TDĐT đã mang tính giới hạn về đối tượng.Đối tượng vay vốn TDĐT thường bị giới hạn và thay đổi theo thời kỳ tùy theo điều kiện thực tế của nền kinh tế.Từ khi Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 và Nghị định 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về tín dụng đầu tư thay thế Nghị định

151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006, đối tượng càng bị thu hẹp, Chi nhánh hầu như không có khách hàng mới, không phát sinh các dự án mới.Cũng vì không được chủ động đưa ra chính sách cho vay, không được tự ý cơ cấu lại thành phần của danh mục cho vay nếu như VDB Bắc Giang phát hiện danh mục cho vay đang quá tập trung vào một số ngành, lĩnh vực hay địa bàn nhất định.Đây được xem là một cản trở lớn đối với nỗ lực phát triển hoạt động TDĐT tại Chi nhánh.

Quy trình thủ tục cho vay tại Chi nhánh chưa thực sự thuận tiện cho khách hàng,công tác thu thập thông tin khách hàng tại Chi nhánh còn nhiều bất cập, việc thu thập thông tin vẫn khó khăn và mất nhiều thời gian.Các quy định về hồ sơ giải ngân quá chặt chẽ làm cho khâu kiểm soát giải ngân trở nên cứng nhắc, quá chú trọng đến yêu cầu về trình tự, thủ tục nhiều hơn so với yêu cầu về đảm bảo khả năng phát huy kịp thời hiệu quả sử dụng vốn.

Chưa có một chính sách marketing hiệu quả, việc quảng bá chính sách tín dụng đầu tư thông qua các kênh: tivi, báo chí còn rất khiêm tốn…tổ chức hội nghị khách hàng với số lần quá ít.

- Chất lượng nguồn nhân lực:

Chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động TDĐT của VDB Bắc Giang chưa được quan tâm đúng mức, năng lực của cán bộ thẩm định chưa đồng đều, thiếu kinh nghiệm thực tiễn bước đầu mới chỉ đáp ứng theo đúng các quy trình, quy chế của ngành và của pháp luật, chưa chuyên nghiệp nên ảnh hưởng đến tính khách quan, toàn diện và khoa học. Qua kết quả khảo sát, tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên ngành tài chính ngân hàng chỉ là 11/31 người, chiếm 35%; kế toán 10%. Đây là tỷ lệ chuyên môn nghiệp vụ quá thấp so với bình diện chung của các TCTD tại Việt Nam.

Ngoài ra, có đến 70% cán bộ được khảo sát không được đào tạo thường xuyên, gần 10% cán bộ mới tuyển dụng chưa được đào tạo lần nào. Điều này

cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, kiến thức về thị trường, kiến thức luật... chưa được chú trọng; dẫn đến sự thiếu vững vàng trong chuyên môn nghiệp vụ của một phần không nhỏ cán bộ. Khả năng am hiểu các thông lệ quốc tế còn nhiều hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ. Hầu hết cán bộ của VDB“được đào tạo tại các trường đại học”thuộc khối kinh tế, trong đó có nhiều cán bộ không am hiểu sâu các vấn đề thuộc về kỹ thuật xây dựng, dẫn đến khó khăn trong việc thẩm định dự án, kiểm soát giải ngân.. Một bộ phận cán bộ của VDB Bắc Giang trưởng thành từ các cơ quan tài chính, có kiến thức và kinh nghiệm về quản lý và cấp phát vốn đầu tư của NSNN nhưng lại thiếu kiến thức và kinh nghiệm về nghiệp vụ cho vay theo mô hình của Ngân hàng

Mặt khác, do chuyển đổi từ mô hình cấp phát cũ (Quỹ Hỗ trợ phát triển và Tổng cục Đầu tư phát triển) sang VDB nên tư tưởng của một số bộ phận còn có sức ỳ, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên trong thực hiện nhiệm vụ. Tư tưởng này gây ra sự không chủ động tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới, đồng thời chậm chạp giám sát khách hàng cũ; thiếu kịp thời xử lý các tình huống biến động bất thường của dự án; đồng nghĩa với việc cản trở việc Chi nhánh muốn đẩy mạnh công tác tăng trưởng TDĐT.

-Chất lượng của hệ thống thông tin ngân hàng

Hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động TDĐT còn yếu kém. Kênh thông tin sử dụng phục vụ hoạt động quảng bá chính sách TDĐT còn hạn chế hay nhận diện rủi ro TDĐT còn chắp vá, rời rạc, thiếu tin cậy. Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng trong đó có những nguồn chưa đảm bảo chất lượng và độ tin cậy. Nhìn chung, việc khai thác và sử dụng thông tin từ các nguồn bên ngoài vẫn còn khó khăn, chưa có hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Từ năm 2012, VDB Bắc Giang đã được sử dụng kinh phí thường xuyên để chi trả cho dịch vụ khai thác thông tin

khách hàng từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) nhưng đến này hoạt động này chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả.

Các ứng dụng công nghệ thông tin của NHPT nói chung và NHPT Bắc Giang nói riêng đang ở mức thấp nhất trong hệ thống các tổ chức tài chính – ngân hàng trên cả nước. Hoạt động quản lý dự án, quản lý khách hàng chưa được tin học hóa mà thực hiện thủ công.Chất lượng kết nối của hệ thống các ứng dụng này rất thấp, tốc độ đường truyền chậm, hay bị ngắt kết nối, không đảm bảo cho việc trao đổi thông tin giữa các chi nhánh và giữa chi nhánh với HSC hay với các ngân hàng khác.Dẫn đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng còn hạn chế, NHPT chưa có hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng để có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng phù hợp.Hệ thống hạn mức và hạn chế tín dụng chưa được nghiên cứu và thiết lập phù hợp với những đặc thù hoạt động của mình. (theo ngành, khách hàng, nhóm khách hàng,..)

Hệ thống phân loại nợ vay chưa phù hợp, chưa bao quát được hết khả năng thu hồi nợ và khả năng rủi ro của món vay.Chưa chú ý đúng mức đến việc đánh giá năng lực của khách hàng trong phân loại nợ, vay.Chưa tách bạch giữa quản lý nợ vay tốt và nợ vay xấu.Việc xử lý rủi ro chưa tách bạch với quản lý tín dụng.Việc theo dõi quản lý, đánh giá lại tài sản đảm bảo tiền vay chưa sát sao.Phân tích, xử lý tài sản bảo đảm nợ vay đối với các khoản nợ xấu chưa được quy định cụ thể.

*Nguyên nhân từ môi trường hoạt động TDĐT:

-Môi trường kinh tế:

Từ năm 2012, Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát và luôn đặt mục tiêu này lên hàng đầu.Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm về một con số nhưng kèm theo đó là những hệ lụy như tín dụng tăng trưởng thấp, vốn đầu tư xã hội suy giảm. Theo một số chuyên gia kinh tế, lạm phát thấp thời gian qua chủ yếu do sức cầu kiệt quệ, rủi ro tăng giá vẫn luôn

hiện hữu. Trong bối cảnh đầu tư công thắt chặt, VDB quy định thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với các dự án vay vốn TDĐT thuộc về HSC thay vì phân cấp thêm cho Giám đốc các Chi nhánh như giai đoạn trước năm 2012.Điều này cho thấy tác động của môi trường kinh tế khiến cho việc mở rộng hoạt động TDĐT trở nên bị thu hẹp đáng kể.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng nặng nề dịch bệnh Covid-19 liên tục trong 3 năm 2019-2021 nền kinh tế trong và ngoài nước tăng trưởng chững lại, tác động không nhỏ đến tình hình SXKD của doanh nghiệp cũng như khả năng thu hồi vốn của VDB Bắc Giang.

- Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý với những cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động TDĐT ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển hoạt động TDĐT của NHPT nói chung và NHPT Bắc Giang nói riêng. Cơ chế, chính sách của Nhà nước thiếu ổn định, thay đổi liên tục khiến NHPT Bắc Giang không chủ động được trong triển khai chính sách TDĐT và khó duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, từ đó uy tín với khách hàng cũng như vai trò của VDB Bắc Giang với nền kinh tế địa phương bị giảm sút.

Đồng thời, các quy định của Chính phủ về cho vay TDĐT cũng gây ra không ít khó khăn cho Chi nhánh NHPT Bắc Giang.Điển hình là việc cho vay theo chỉ định, các dự án, chương trình này thường đem lại hiệu quả xã hội cao hơn là hiệu quả kinh tế.Nguồn trả nợ là từ ngân sách của địa phương khiến cho VDB Bắc Giang khó thu hồi nợ mỗi khi ngân sách của tỉnh không bố trí đủ vốn để trả nợ.

Chính phủ chưa xác định rõ vai trò và định hướng phát triển dài hạn cho hoạt động TDĐT của Nhà nước; mô hình tổ chức dựa trên sự kế thừa các quy định áp dụng cho Quỹ HTPT không còn hợp lý với giai đoạn hiện nay, chưa xây dựng được cơ chế bắt buộc NHPTVN phải tự chủ và tự chịu trách nhiệm

trong hoạt động nên hoạt động của VDB kém linh hoạt so với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác, rủi ro pháp lý cao.

Môi trường triển khai còn chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi như thị trường tiềm ẩn nhiều nhân tố không ổn định: lãi suất,tỷ giá,giá cả,…biến động mạnh theo chiều hướng tăng liên tục, nhiều dự án rất khó huy động thêm vốn để đầu tư.

Chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động TDĐT còn bất cập, chưa thực sự khoa học và đồng bộ. Việc ban hành hướng dẫn còn chậm trễ trong triển khai, còn nhiều bất cập và chồng chéo khiến Chi nhánh gặp khó khăn trong cấp tín dụng và xử lý rủi ro:

+Chính sách TDĐT của Nhà nước đã có sự thu hẹp đáng kể về đối tượng cho vay vốn cũng như các điều kiện ưu đãi làm hạn chế vai trò của VDB trong việc cung ứng vốn đầu tư cho nền kinh tế dẫn đến nhiều loại dự án thuộc lĩnh vực tài trợ của VDB trước đây phải chuyển sang sử dụng các nguồn vốn khác làm việc“cho vay đối với nhiều dự án theo quy định của Chính phủ khiến VDB nói chung và VDB Bắc Giang nói riêng gặp khó khăn. Cùng với đó các quy định điều kiện cho vay/ giải ngân vốn vay tại Nghị định 32/2017/NĐ-CP được đưa ra chưa thực sự hợp lý, gây ra khó khăn cho VDB nếu triển khai cho vay theo Nghị định này.

+Chính sách về xử lý rủi ro trong hoạt động TDĐT của Nhà nước được Chính phủ quy định thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Phần lớn các biện pháp xử lý rủi ro do Bộ Tài chính và Chính phủ quyết định, VDB chỉ được giới hạn trong việc quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với các dự án/ khoản vay.Các quy định hiện nay về bảo đảm tiền vay, trích phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro, chế độ kế toán không hợp lý đang tiếp tục làm gia tăng các nguy cơ rủi ro về thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro tài chính.

-Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp:

Năng lực của các doanh nghiệp chưa cao, trình độ kỹ thuật và quản lý còn nhiều hạn chế, doanh nghiệp không kiểm soát được luồng tiền,hoạt động kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán, không trả được nợ.

Tính tự chủ của doanh nghiệp chưa cao, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp vẫn cho rằng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là“bầu sữa”trợ cấp.Một số chủ đầu tư, thậm chí là cả các cấp chính quyền địa phương cố tình chây ỳ không trả nợ vay.để tồn đọng nợ quá hạn (gốc + lãi) kéo dài, gia tăng nguy cơ rủi ro tín dụng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIÊN VIỆT

NAM - CHI NHÁNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động Tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Bắc Giang (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w