3.2.4 .Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng
3.3. Một số Kiến nghị
3.3.1. Với Ngân hàng phát triển Việt Nam
Đề xuất với cấp có thẩm quyền phân cấp cho VDB một số các chức năng, thẩm quyền để VDB chủ động hơn trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay, đối tượng cho vay nhằm ứng xử kịp thời với diễn biến của thị trường cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của đất nước.
Ngày 31/3/2017, Nghị định số 32/2017/ NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước ra đời; sửa đổi nghị định số 75/2011/NĐ-CP cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước. VDB cần tập trung đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai hoàn thiện việc tổ chức, sắp xếp lại các chi nhánh cho phù hợp để đảm bảo tính ổn định lâu dài.
Tham mưu cho các bộ, ngành liên quan và Chính phủ bổ sung, hoàn thiện các chế tài đủ mạnh, nâng cao vị thế của VDB để quá trình triển khai thực thi nhiệm vụ đạt kết quả tốt hơn. Chẳng hạn, VDB có thể chủ động phối hợp với các NHTM phong tỏa tài khoản của khách hàng trong trường hợp cần thiết hoặc có sự hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ vay TDĐT tương tự như việc cưỡng chế thu Thuế của Nhà nước.
Tiếp tục chủ trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bằng việc cwo cấu lại nợ vay như: điều chỉnh mức trả nợ, kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, khoanh nợ… tùy theo đặc điểm tình hình cụ thể của từng dự án, khách hàng.
Nghiên cứu thành lập Hội đồng quản trị rủi ro để tăng cường khả năng quản trị rủi ro trong hệ thống VDB; Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng cần được trích theo thông lệ quốc tế và quy định của NHNN, bảo đảm đủ nguồn để xử
lý rủi ro tín dụng.
Cần đánh giá, tổng kết để sửa đổi, bổ sung Sổ tay nghiệp vụ Cho vay đầu tư kịp thời, trong đó cần bổ sung hướng dẫn chi tiết thẩm định thị trường đầu ra, đầu vào của dự án; bổ sung thêm nội dung kiểm tra định kỳ của bộ phận kiểm tra nội bộ trong toàn bộ quy trình hoạt động cho vay TDĐT.
Tăng cường tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu cho các cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi và xử lý nợ vay tín dụng đầu tư để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thơi, tổng kết, đánh giá, phổ biến kinh nghiệm của các chi nhánh VDB.
Sớm hoàn thiện việc xây dựng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với khách hàng, nó giúp việc phân loại nợ trung thực hơn bên cạnh đó là công cụ tư vấn, giúp ban lãnh đạo chi nhánh có định hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng, xây dựng được các phương án cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng.
Xây dựng giới hạn về chất lượng tín dụng đối với hệ thống: Các dự án thuộc các ngành nghề, lĩnh vực vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước có đặc thù là rủi ro nhiều hơn các dự án thông thường. Vì vậy, giới hạn tỷ lệ nợ quá hạn cần được xác định cho phù hợp hơn, và có sự phân biệt giữa các nhóm chi nhánh trong hệ thống. Hoàn thiện các chính sách khuyến khích, động viên để viên chức và người lao động tâm huyết, gắn bó với công việc, phát huy sáng kiến, nâng cao hiệu quả công tác TDĐT.
3.3.2. Với cấp ủy,chính quyền địa phương
Đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, phối hợp với chi nhánh trong việc tổ chức, triển khai thực hiện chính sách TDĐT của nhà nước trên địa bàn, với vai trò UBND cấp tỉnh là đầu mối.
Tăng cường tuyên truyền phổ biến chính sách đầu tư phát triển của đại phương, chính sách TDĐT của Nhà nước; chỉ đạo giải quyết nhanh chóng các
thủ tục liên quan đến đầu tư dự án.
Cung cấp cho chi nhánh các thông tin về nhu cầu đầu tư bằng vốn tín dụng đầu tư của các dự án đầu tư trên địa bàn ngay từ khi tiến hành phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án.
Hỗ trợ chi nhánh trong thu hồi và xử lý nợ vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn có phát sinh nợ quá hạn tai chi nhánh.
Đối với các dựa án vay vốn do UBND tỉnh làm chủ đầu tư, đề nghị UBND tỉnh bố trí kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm để trả nợ vốn TDĐT cho Chi nhánh (các dự án do các cơ quan trực thuộc tỉnh làm chủ đầu tư, đề nghị UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các cơ quan này xây dựng kế hoạch trả nợ vốn tín dụng đầu tư vào dự toán NSNN.