7. Kết cấu luận văn
1.3. Kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Việt Nam
1.3.1. Cơ sở pháp lý của kế toán tài chính công đoàn
- Luật Công đoàn năm 2012;
- Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/16/2016 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán;
- Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 22/11/2013 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định chi tiết về tài chính công đoàn;
- Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp;
- Quyết định số 2550/QĐ-TLĐ ngày 29/4/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp trong các đơn vị kế toán công đoàn và Hướng dẫn số 22/HD-TLĐ ngày 29/4/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp trong các đơn vị kế toán công đoàn;
1.3.2. Tổ chức bộ máy và các chế độ, chính sách kế toán áp dụng
- Bộ máy kế toán tài chính công đoàn chính là bộ máy quản lý tài chính công đoàn theo 4 cấp tương ứng với cơ cấu tổ chức bộ máy công đoàn đã đề cập ở trên (sơ đồ 1.1);
- Các cấp công đoàn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính và theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Các khoản thu, chi tài chính của công đoàn phải được ghi chép, phản ảnh đầy đủ, kịp thời vào sổ kế toán. Kế toán phải tuân thủ quy định của Luật Kế toán, chế độ kế toán đơn vị HCSN về chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ kế toán, bàn giao kế toán, ...;
- Hình thức kế toán áp dụng trong các đơn vị kế toán công đoàn là hình thức chứng từ ghi sổ;
- Đơn vị tiền tế sử dụng là đồng Việt Nam (VND);
1.3.3. Chứng từ và tài khoản sử dụng kế toán thu, chi tài chính công đoàn
1.3.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng
- Các đơn vị kế toán công đoàn sử dụng các chứng từ kế toán theo Thông tư 107/2017 áp dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Riêng kế toán thu, chi tài chính công đoàn sử dụng chủ yếu các chứng từ bắt buộc: Phiếu thu, phiếu chi, chứng từ đề nghị thanh toán, tạm ứng, biên lai thu tiền;
- Ngoài ra kế toán còn sử dụng các chứng từ hướng dẫn theo quy định của TLĐLĐVN: ủy nhiệm thu, giấy báo ngân hàng.
Danh mục chứng từ kế toán sử dụng được hệ thống hóa tại bảng 1.1
Bảng 1.1. Danh mục chứng từ kế toán trong kế toán thu, chi tài chính công đoàn
TT Tên chứng từ
1 Bảng thanh toán tiền lương cán bộ công đoàn chuyên trách 2 Bảng thanh toán phụ cấp cán bộ công đoàn.
3 Giấy đi đường
4 Phiếu thu
5 Phiếu chi
6 Giấy đề nghị tạm ứng
7 Giấy thanh toán tạm ứng
8 Biên bản kiểm quỹ tiền mặt
9 Giấy đề nghị thanh toán
10 Bảng kê chi tiền cho người dự hội thảo, tập huấn
11 Phiếu thăm hỏi đoàn viên
12 Giấy đề nghị trợ cấp khó khăn
13 Quyết định trợ cấp khó khăn
14 Thông báo đóng KPCĐ
15 Thông báo cấp KPCĐ
16 Đề nghị đóng kinh phí công đoàn
17 Bản xác nhận về việc đóng KPCĐ
18 Ủy nhiệm thu, Giấy báo ngân hàng, lệnh chuyển tiền
Nguồn: Hướng dẫn số 270 (11/3/2014) của TLĐLĐVN
1.3.3.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán tài chính công đoàn nói chung, kế toán thu, chi tài chính công đoàn nói riêng sử dụng chủ yếu tài khoản kế toán theo Thông tư 107/2017 của Bộ Tài chính (Phụ lục số 1.1).
Bên cạnh đó, do đặc thù của các khoản thu, chi tài chính công đoàn TLĐLĐVN bổ sung một số tài khoản riêng trong hệ thống kế toán công đoàn như sau:
*) Bổ sung 3 tài khoản cấp 1 (02 tài khoản trong bảng, 01 tài khoản ngoài bảng)
Tài khoản 346 - Kinh phí cấp cho cấp dưới Tài khoản 516 - Thu tài chính công đoàn
+ TK 5161 - Thu đoàn phí công đoàn
+ TK 5162 - Thu kinh phí công đoàn
+ TK 5168 - Thu khác
Tài khoản 016 - Phải thu tài chính công đoàn + TK 0161- Đoàn phí công đoàn phải thu
+ TK 0162 - Kinh phí công đoàn phải thu *) Bổ sung 03 tài khoản cấp 2
Tài khoản 4216 - Thặng dư (thâm hụt) của hoạt động tài chính công đoàn
Tài khoản 4316- Quỹ thuộc hoạt động công đoàn Việt Nam, chi tiết: - TK 43161- Quỹ đầu tư cơ sở vật chất
+ TK 431611- Quỹ đầu tư cơ sở vật chất bằng tiền
+ TK 431612- Quỹ đầu tư cơ sở vật chất hình thành TSCĐ - TK 43162- Quỹ đầu tư thiết chế công đoàn
+ TK 431621- Quỹ đầu tư thiết chế công đoàn bằng tiền
+ TK 431622- Quỹ đầu tư thiết chế công đoàn hình thành TSCĐ - TK 43163- Quỹ hoạt động thường xuyên -
TK 43164- Quỹ bảo vệ người lao động
- TK 61131- Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo đoàn viên và người lao động
- TK 61132- Chi tuyên truyền đoàn viên và người lao động
- TK 61133- Chi phí quản lý hành chính
- TK 61134- Chi lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương
- TK 61135- Chi của đơn vị chưa thành lập công đoàn cơ sở
- TK 61138- Chi khác
*) Chi tiết một số tài khoản cấp 3,4 phục vụ công tác kế toán công đoàn
Tài khoản 1388- Phải thu khác, chi tiết: - TK 13881- Phải thu cấp trên về TCCĐ
- TK 13882- Phải thu cấp dưới về TCCĐ
- TK 13888- Phải thu khác
Tài khoản 3378 - Tạm thu khác, chi tiết: - TK 33781- Tạm thu từ hoạt động đấu thầu
- TK 33782- Tạm thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- TK 33786- Tạm thu tài chính công đoàn, chi tiết: + TK 337861- Tạm thu đoàn phí công đoàn + TK 337862- Tạm thu kinh phí công đoàn
+ TK 337863- Tạm thu tài chính công đoàn nội bộ
- TK 33788- Các khoản tạm thu khác
Tài khoản 3388- Phải trả khác, chi tiết: - TK 33881- Phải trả cấp trên về TCCĐ
- TK 33882- Phải trả cấp dưới về TCCĐ
- TK 33883- Phải trả nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
- TK 33888- Phải trả khác
1.3.4. Kế toán thu tài chính công đoàn
Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công đoàn theo các cấp dự toán: cấp tổng dự toán (gồm các đơn vị kế toán cấp TLĐLĐVN, LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và công đoàn cấp huyện, quận, thị xã) và đơn vị dự toán cơ sở (đơn vị kế toán các cơ quan công đoàn và đơn vị công đoàn cơ
sở). Vì vậy kế toán thu tài chính công đoàn luận văn tiếp cận theo đơn vị kế toán các cấp dự toán.
1.3.4.1. Kế toán thu tài chính công đoàn tại các đơn vị kế toán cấp tổng dự toán (TLĐ, LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở)
- Tại các đơn vị kế toán cấp tổng dự toán nguồn thu tài chính nguồn thu tài chính công đoàn chủ yếu gồm:
+ Thu đoàn phí công đoàn + Thu kinh phí công đoàn + Thu khác
- Các đơn vị kế toán sử dụng tài khoản 516 – thu tài chính công đoàn. Chi tiết với 3 tài khoản cấp 2 tương ứng với 3 khoản thu
+ TK 5161: Thu đoàn phí công đoàn + TK 5162: Thu kinh phí công đoàn + TK 5168: Thu khác
Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản 516
+ Tài khoản này dùng cho các đơn vị kế toán công đoàn để phản ánh các khoản thu tài chính công đoàn đơn vị được sử dụng bao gồm:
. Thu đoàn phí công đoàn; . Thu kinh phí công đoàn;
. Thu khác của tổ chức công đoàn: Thu hoạt động kinh tế do công đoàn tổ chức, thu từ các hoạt động văn hóa thể thao, thu các đơn vị sự nghiệp nộp nghĩa vụ lên cấp trên,…
+ Khi phát sinh các khoản thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn, các khoản thu luân chuyển nội bộ theo tỷ lệ phân phối đơn vị phản ánh vào TK 33786- Tạm thu tài chính công đoàn. Định kỳ, đơn vị xác định số phân phối cho cấp trên, cấp dưới; phần đơn vị được sử dụng là nguồn thu của đơn vị và hạch toán vào TK 516- Thu tài chính công đoàn.
+ Cuối năm, kết chuyển toàn bộ số thu tài chính công đoàn vào TK 911- Xác định kết quả (9111) để xác định thặng dư (thâm hụt). Việc xử lý số
chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động công đoàn được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
+ Đơn vị phải mở sổ kế toán theo dõi chi tiết theo các nội dung thu tài chính công đoàn phát sinh tại đơn vị.
- Bên cạnh đó, các đơn vị kế toán sử dụng tài khoản 33786 – tạm thu tài chính công đoàn.
Nguyên tắc kế toán tài khoản 33786
+ Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm thu tài chính công đoàn phát sinh tại đơn vị nhưng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu ngay. Các khoản tạm thu phản ánh vào tài khoản này bao gồm: Tạm thu đoàn phí công đoàn, tạm thu kinh phí công đoàn và tạm thu tài chính công đoàn nội bộ.
+ Các khoản tạm thu đoàn phí công đoàn, tạm thu kinh phí công đoàn chỉ được hạch toán tại đơn vị được phân cấp thu.
+ Đơn vị xác định số phải nộp cấp trên, số cấp cho cấp dưới, số phải trả nơi chưa thành lập CĐCS và số được để lại đơn vị theo tỷ lệ phân phối trên cơ sở số thực thu và số phải thu tài chính công đoàn nội bộ nếu xác định được chắc chắn.
+ Trường hợp thu kinh phí công đoàn qua hệ thống tài khoản công đoàn Việt Nam, đơn vị được phân cấp thu phải phản ánh toàn bộ số thu kinh phí công đoàn vào TK 337862- Tạm thu kinh phí công đoàn để theo dõi việc phân bổ kinh phí công đoàn cho các cấp công đoàn.
+ Đối với đơn vị không được phân cấp thu khi nhận được kinh phí cấp dưới nộp lên hoặc cấp trên cấp xuống theo tỷ lệ phân phối thì đơn vị phản ánh số kinh phí nhận được vào TK 337863- Tạm thu tài chính công đoàn nội bộ để theo dõi.
+ Khi đối chiếu hoặc quyết toán với đơn vị cấp trên, cấp dưới nếu phát sinh số phải thu về tài chính công đoàn, đơn vị phản ánh vào TK 33786- Tạm thu tài chính công đoàn để theo dõi.
+ Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản tạm thu tài chính công đoàn, khoản nào đủ điều kiện ghi nhận doanh thu được chuyển sang tài khoản
doanh thu tương ứng.
Tk 33786 mở chi tiết 3 tài khoản cấp 2
+ TK 337861: Tạm thu đoàn phí công đoàn
+ TK 337862: Tạm thu kinh phí công đoàn
+ TK 337863: Tạm thu tài chính công đoàn nội bộ
- Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản 111, 112, 1388, 3388.... *) Nội dung phản ánh các nghiệp vụ kế toán thu tài chính công đoàn 1) - Căn cứ vào dự toán kế toán phản ánh số tạm thu về đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn vào TK 33786, khi có quyết toán được duyệt, kế toán xác định số phải thu, phải trả cho các đơn vị cấp trên, cấp dưới.
- Hạch toán các khoản tạm thu tài chính công đoàn được khái quát qua sơ đồ 1.2
TK 33786
(1)Tạm thu ĐPCĐ, KPCĐ tại ĐV được phân cấp thu
(2)Tạm thu ĐPCĐ, KPCĐ do cấp dưới nộp lên, Cấp trên cấp xuống theo tỷ lệ phân phối
(3)2% số KPCĐ phân phối cho TLĐ vào TK tiền gửi
TK 016
(4b)
(4b) Đồ ng
thời ghi 4b. Nợ TK 016
chính công đoàn khi quyết toán
TK 3388 (5) Tại ĐV được phân cấp thu, căn cứ số KP đã phân
phối tự động phản ánh số đã trả cho các ĐV theo tỷ lệ
Sơ đồ 1.2. Kế toán các khoản tạm thu tài chính công đoàn
2) Khi xác định được số đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn đơn vị được sử dụng, kế toán phản ánh số thu tài chính công đoàn về TK 516, đồng thời phản ánh số phân phối cho cấp trên, cấp dưới, số phải trả nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, phản ánh thu tài chính công đoàn khác được khái quát theo sơ đồ 1.3
TK 516
(2b) Đồng thời kết chuyển doanh thu tương ứng phần đã chi cho ĐV
chưa thành lập công đoàn cơ sở
(2a) Phản ánh số phân phối cho cấp trên,cấp dưới, số phải trả chưa thành lập công đoàn cơ sở
(4)Cấp trả KP cho đơn vị khi thành lập CĐCS và nộp ĐPCĐ, KPCĐ lên cấp trên, cấp cho cấp dưới
TK 111,112
(3) Phản ánh các khoản thu khác
Sơ đồ 1.3. Kế toán thu, phân phối tài chính công đoàn
3) Kế toán các khoản phải thu, phải trả khác giữa các cơ quan công đoàn khái quát qua sơ đồ 1.4
TK 33886
(1a) Xác định số phải thu cấp trên, cấp dưới về TCCĐ
(3) Bù trừ số phải thu, phải trả của 1 đối tượng
Sơ đồ 1.4. Kế toán các khoản phải thu, phải trả
Nguồn: Hướng dẫn số 22 (29/4/2021) của TLĐLĐVN 1.3.4.2. Kế toán thu tài chính công đoàn tại đơn vị dự toán cấp cơ sở Các đơn vị dự toán cấp cơ sở (các công đoàn cơ sở) được phân cấp thu
đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn (đối với đơn vị hành chính sự nghiệp), sau đó nộp công đoàn cấp trên theo tỷ lệ quy định. Riêng các doanh nghiệp, toàn bộ số thu kinh phí công đoàn 2% do giám đốc doanh nghiệp nộp thẳng về TLĐ và công đoàn cơ sở doanh nghiệp được cấp về phần kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định.
Ngoài ra, tại các công đoàn cơ sở có thể phát sinh các khoản thu khác (chuyên môn hỗ trợ....).
Nội dung kế toán thu tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toán cấp cơ sở có thể khái quát theo sơ đồ 1.5
TK 5161,5162 Phản ánh số được sử dụng theo tỷ lệ quy định TK 3388 (1,2) Xác định số phải nộp cấp trên về ĐPCĐ, KPCĐ
Thu ĐPCĐ, KPCĐ tại cơ sở
TK 5168
Số thu TCCĐ khác tại đơn vị
Khi nộp ĐPCĐ, KPCĐ về cấp trên
Sơ đồ 1.5. Thu tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toáncấp cơ sở cấp cơ sở
Nguồn: Hướng dẫn số 22 (29/4/2021) của TLĐLĐVN
1.3.5. Kế toán chi tài chính công đoàn
1.3.5.1. Kế toán chi tài chính công đoàn tại các đơn vị cấp tổng dự toán
(TLĐLĐVN, LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở).
- Tại các cơ quan công đoàn cấp tổng dự toán, các khoản chi tài chính công đoàn chủ yếu phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn, chia làm 3 nhóm (chi lương, các khoản tính theo lương; chi quản lý hành chính và chi
hoạt động phong trào). Kế toán sử dụng chủ yếu tài khoản 6113 – chi phí hoạt động công đoàn, chi tiết theo 6 nội dung cơ bản:
+ TK 61131: Chi bảo vệ, chăm lo đoàn viên, người lao động
+ TK 61132: Chi tuyên truyền đào tạo đoàn viên, người lao động
+ TK 61133: Chi quản lý hành chính