7. Kết cấu luận văn
1.2. Tài chính Công đoàn Việt Nam
1.2.4. Nội dung thu, chi tài chính công đoàn
1.2.4.1. Nội dung thu tài chính công đoàn
Thu tài chính công đoàn là quá trình hình thành các quỹ tiền tệ trong tổ chức công đoàn, giúp cho các cấp công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Thu tài chính công đoàn phải đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ và kịp thời.
Thu tài chính công đoàn là khâu quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý tài chính công đoàn, thu tài chính công đoàn là nguồn gốc của tài chính công đoàn.
Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 quy định: “Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xó hội cho người lao động;
3. Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ;
4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài [11].
* Thu đoàn phí công đoàn
Đoàn phí công đoàn là khoản thu do các đoàn viên đóng góp cho tổ chức công đoàn. Đây là khoản thu tương đối ổn định của ngân sách công đoàn. Hiện nay theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định: “Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng hàng tháng bằnng 1% tiền lương hoặc tiền công” [4]. TLĐLĐVN có Quy định về đóng đoàn phí công đoàn tại Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016. Khoản thu này được phân cấp cho công đoàn cơ sở thu tiền đoàn phí do đoàn viên đóng góp. Công đoàn cơ sở phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp đoàn phí hàng tháng theo danh sách đoàn viên của đơn vị, bảo quản, lưu trữ sổ thu
đoàn phí theo đúng quy định của Luật Kế toán. Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của TLĐLĐVN.
* Thu kinh phí công đoàn
Theo Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, quy định thu kinh phí công đoàn bằng 2% tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội [11]. Khoản thu này được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh (đối với các doanh nghiệp, các đơn vị không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động) và được ngân sách Nhà nước cấp (đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp). Đây là nguồn thu chủ yếu và là nguồn kinh phí cơ bản đảm bảo cho hoạt động của tổ chức công đoàn. Thu kinh phí công đoàn được phân cấp cho các cấp công đoàn theo quy định của TLĐLĐVN. Việc phân phối nguồn thu tài chính công đoàn cho công đoàn cơ sở và điều hòa giữa các cấp Công đoàn, thực hiện theo chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN là ưu tiên và tập trung kinh phí để đẩy mạnh hoạt động công đoàn cơ sở, hướng hoạt động của công đoàn về cơ sở theo tỷ lệ quy đinh của TLĐLĐVN.
Riêng đối với khối doanh nghiệp, thực hiện thu kinh phí công đoàn tập trung theo hướng dẫn mới của TLĐLĐVN. Cụ thể, các chủ doanh nghiệp nộp 100% số thu kinh phí công đoàn (theo quy định của Luật Công đoàn và Nghị định 191/2013/NĐ-CP) vào tài khoản của TLĐLĐVN tại ngân hàng, sau đó ngân hàng tự động chuyển trả vào tài khoản cho công đoàn cơ sở theo tỷ lệ quy định.
* Thu ngân sách Nhà nước hỗ trợ
Nguồn ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ đơn vị thụ hưởng thu, sử dụng quản lý theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, bao gồm:
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ do không cân đối được thu - chi tài chính công đoàn của toàn hệ thống;
- Hỗ trợ của ngân sách Nhà nước qua TLĐ cho các hoạt động như: đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế, chi cho công tác đào tạo, nghiên cứu
khoa học, kinh phí hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp của công đoàn, kinh phí đào tạo nghề của các trường nghề công đoàn, kinh phí đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài, chi đầu tư phát triển của TLĐ…;
- Hỗ trợ của ngân sách địa phương cho các LĐLĐ tỉnh, thành phố.
* Các khoản thu khác
Thu khác từ các hoạt động văn hóa, thể thao; thu từ các hoạt động kinh tế của công đoàn; thu lãi tiền gửi; thu từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ…. Các khoản thu này phát sinh ở cấp nào do cấp đó thu
và sử dụng 100%, quản lý theo quy định của pháp luật.
- Đặc điểm thu tài chính công đoàn:
+ Các khoản thu được thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các quy định của tổ chức công đoàn.
+ Đóng đoàn phí công đoàn là quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn.
+ Trích, nộp kinh phí công đoàn là quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Các cấp công đoàn được phân cấp thu theo hệ thống dọc, từ cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến cấp công đoàn cơ sở, phù hợp theo từng nguồn cụ thể.
+ Có sự phối hợp giữa tổ chức công đoàn với các cơ quan chức năng của Nhà nước.
- Các nhân tố ảnh hưởng thu tài chính công đoàn:
Nguồn thu tài chính công đoàn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố
+ Quy định của Nhà nước và của Công đoàn về tỷ lệ trích nộp kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn.
+ Số lượng lao động, số lượng đoàn viên trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
+ Thu nhập của người lao động, của đoàn viên công đoàn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức...
+ Tổ chức bộ máy thu tài chính của công đoàn.
+ Khả năng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
+ Việc tổ chức các hoạt động có thu, các hoạt động kinh tế của công đoàn, sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài
nước. 1.2.4.2. Nội dung chi tài chính công đoàn
Chi tài chính công đoàn là quá trình sử dụng các quỹ tiền tệ trong hệ thống tổ chức công đoàn. Chi tài chính công đoàn cần tuân thủ các nguyên tắc và nội dung chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
* Nguyên tắc chi tài chính công đoàn
- Chi tài chính công đoàn phải thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước và TLĐ quy định; Thủ trưởng các đơn vị được phân cấp quản lý tài chính công đoàn quyết định chi; Tập trung kinh phí cho những nhiệm vụ trọng điểm của tổ chức công đoàn, đồng thời phân phối, điều hòa kinh phí một cách toàn diện và hợp lý.
- Thủ trưởng các đơn vị được phân cấp quản lý tài chính công đoàn chịu trách nhiệm tổ chức sử dụng và chi tiêu tài chính công đoàn đúng mục đích, thực hành tiết kiệm, hiệu quả,chống tham ô, lãng phí tài chính công đoàn, các cấp công đoàn phải xây dựng quy chế chi tiêu tài chính công đoàn của cấp mình.
* Nội dung chi tài chính công đoàn
- Theo khoản 2 Điều 27 Luật Công đoàn năm 2012, tài chính công đoàn được sử dụng cho các hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn [11]. Cụ thể chi tài chính công đoàn phải nhằm đảm bảo cho tổ chức công đoàn thực hiện các nhiệm vụ theo 12 nội dung chi (K2, Đ27).
- Căn cứ vào quy định của mục lục chi ngân sách ngân sách Nhà nước, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ hoạt động của tổ chức công đoàn và căn cứ
vào nguyên tắc chi tiêu tài chính công đoàn, nội dung chi tiêu tài chính công đoàn được chia thành 04 nhóm cơ bản sau đây:
+ Chi trả lương cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn không chuyên trách.
+ Chi cho các hoạt động của công đoàn.
+ Chi thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên, làm các công tác xã hội do công đoàn tổ chức.
+ Chi khen thưởng, động viên cỏc tập thể, cán bộ, đoàn viên và những người có công xây dựng tổ chức công đoàn.
- Căn cứ vào nội dung chi tài chính công đoàn theo các cấp công đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phân loại các khoản chi tài chính công đoàn theo 02 nhóm: 1) chi cho CĐCS và 2) chi cho các cơ quan CĐ từ cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên (từ CĐ quận, huyện đến LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, TLĐ).
+ Đối với công đoàn cơ sở: Thực hiện theo các quy định tại QĐ số 1910/QĐ-TLĐ/2014 ngày 19/12/2016 của Đoàn Chủ tịch TLĐ về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở. Các khoản chi tại công đoàn cơ sở chia thành 03 nội dung:
* Chi cho con người (chi lương, phụ cấp cho cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn không chuyên trách), không quá 30% số thu KPCĐ, ĐPCĐ được sử dụng theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch TLĐ và 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và của TLĐ, nếu chi không hết thì được chuyển sang chi cho các hoạt động khác, trong trường hợp thiếu, CĐCS phải xem xét giảm đối tượng, mức chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù với nguồn tài chính được phân bổ;
* Chi quản lý hành chính 10%
* Chi hoạt động phong trào 60%, việc chi cho hoạt động phong trào do CĐCS quyết định, ưu tiên chi tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, chi phát triển
đoàn viên công đoàn, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, chi đào tạo cán bộ. Trong đó chi hỗ trợ du lịch 10% của chi hoạt động phong trào. Trường hợp cần điều chỉnh tăng tỷ lệ chi hỗ trợ du lịch, công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn xem xét, quyết định nhưng tối đa không quá 20% của chi hoạt động phong trào [17].
+ Đối với các cơ quan công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên:
Thực hiện theo Quyết định số 1911/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Đoàn Chủ tịch TLĐ Quy định về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn, cụ thể:
* Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp: của cán bộ chuyên trách công đoàn ở các cơ quan công đoàn thực hiện theo quy định của Nhà nước.
Thanh toán tiền làm làm thêm: các cơ quan công đoàn thực hiện theo
AT số 08/2005/TTLB-BNV-BTC và công văn số 11345/BTC-PC ngày 12/09/2005 của BTC. Việc thanh toán làm thêm, làm đêm của từng cơ quan phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan về nguyên tắc, đối tượng, quy trình và thủ tục thanh toán…. Các cơ quan công đoàn đã
khoán biên chế và biên chế cán bộ (bao gồm cả lao động hợp đồng) vượt chỉ tiêu do cấp có thẩm quyền giao thì không được thanh toán tiền làm thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
* Chi quản lý hành chính: Trang cấp thanh toán cước phí điện thoại (theo các mức quy định cụ thể); Tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính. TLĐLĐVN hướng dẫn cụ thể với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo: Chủ tịch TLĐ được sử dụng một xe ô tô thường xuyên trong thời gian công tác; các Phó Chủ tịch TLĐ được sử dụng xe ô tô đề đưa đón từ nơi ở đến nơI làm việc và đi công tác; các cán bộ lãnh đạo các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ, LĐLĐ… có phụ cấp chức vụ từ 0,7 - 1,05 được sử dụng xe ô tô khi cơ quan cử đi công tác. Xu hướng các khoản chi này thực hiện theo hình thức khoán nếu thấy đủ điều kiện và các cá nhân tự nguyện để thực hành tiết kiệm (cần phải được xây dựng mức khoán trong
quy chế chi tiêu nội bộ). Định mức sử dụng xe ô tô và giá mua xe ô tô theo quy định của nhà nước.
* Chế độ chi phúc lợi: chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi; may trang phục; khám sức khỏe định kỳ; công tác phí; chi tiếp khách, chi hội nghị, hội thảo... Các khoản chi này thực hiện theo quy định của Nhà nước, TLĐ và được xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan.
* Chi hoạt động phong trào: Chi thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên; chi cho công tác giải quyết trang chấp lao động, bảo vệ người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa tiến bộ tại cơ sở, ký kết thỏa ước lao động tập thể; chi khen thưởng; chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (ngắn hạn, dài hạn); chi cho giảng viên, báo cáo viên; chi nghiên cứu khoa học; chi tổ chức các cuộc thi; chi hoạt động xã hội; chi tặng quà, thăm hỏi, động viên đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.... Các khoản chi này cần thực hiện theo quy định của NN, TLĐ nhằm phục vụ tốt các mặt hoạt động của công tác công đoàn ở từng cấp, từng ngành [18].
- Đặc điểm chi tài chính công đoàn:
+ Theo đúng các nội dung chi, có định hướng, phù hợp với phân cấp quản lý tài chính nhằm thực hiện các chức năng, quyền và nghĩa vụ của công đoàn theo các quy định của pháp luật và của tổ chức công đoàn.
+ Cân đối trên cơ sở nguồn thu, theo kế hoạch, dự toán được duyệt, phù hợp với đòi hỏi của thực tế phát sinh.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tài chính công đoàn:
+ Hệ thống tổ chức bộ máy công đoàn.
+ Các quy định, chế độ, định mức chi của Công đoàn và của Nhà nước.