7. Kết cấu luận văn
1.2. Tài chính Công đoàn Việt Nam
1.2.2. Bộ máy quản lý tài chính công đoàn
Quản lý tài chính công đoàn được thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Việc phân cấp quản lý gắn liền với cơ cấu tổ chức bộ máy vừa theo vùng lãnh thổ, vừa theo ngành lĩnh vực, gắn liền chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng cấp công đoàn. Hệ thống phân cấp được cụ thể hóa bằng các quy định phù hợp với từng nguồn thu, phù hợp với các nội dung chi của các cấp công đoàn từ cấp công đoàn cơ sở đến cấp trung ương phù hợp với cơ cấu tổ chức vừa theo ngành, lĩnh vực, vừa theo địa giới hành chính của hệ thống công đoàn. Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có 4 cấp cơ bản:
- Cấp Trung ương: Ban Tài chính Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (cấp tổng dự toán).
- Cấp Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (cấp tổng dự toán). Ban Tài chính Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương vừa làm nhiệm vụ của cấp tổng dự toán
vừa làm nhiệm vụ của đơn vị dự toán cơ quan Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương.
- Cấp Liên đoàn Lao động huyện, thị xã và tương đương, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (cấp tổng dự toán): Ban Thường vụ phân công người làm công tác kế toán chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
- Cấp Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (đơn vị dự toán cấp cơ sở): Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn phân công người làm công tác kế toán công đoàn.
Cơ cấu tổ chức bộ máy tài chính và phân cấp tài chính của Công đoàn tương đồng với cơ cấu tổ chức bộ máy công đoàn với 4 cấp cơ bản theo sơ đồ 1.1.
Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ phối hợp
Sơ đồ 1.1: Hệ thống 4 cấp cơ bản Công đoàn Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp