STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 2018 2019 2020 1 Nợ phải trả Trđ 145.624 189.986 195.046 189.028 2 Vốn chủ sở hữu Trđ 533.023 579.625 388.450 395.116 3 Tổng tài sản Trđ 678.647 769.612 583.496 584.143 4 Hệ số nợ trên tổng tài sản Lần 0,21 0,25 0,33 0,32 5 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Lần 0,27 0,33 0,50 0,48
Nguồn: Chỉ tiêu đư c tính toán d a trên số liệu Báo cáo tài chính của XN
Từ bảng 2.7 cho thấy:
+ Hệ số nợ so với tài sản ở các năm đều < 1 tuy năm 2019 và 2020 hệ số này cao hơn năm 2017 là là 0,11 lần (tương ứng tăng 50,86%), tăng 0,08 lần so với năm 2018 (tương ứng tăng 31,09%) nhưng vẫn trong giới hạn cho phép, đảm bảo được khả năng thanh toán.
+ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của xí nghiệp ở 4 năm đều nhỏ hơn 1 và cao nhất vào năm 2019 (0,5 lần), tăng 0,23 lần, tương ứng tăng 83,79% so với năm 2017; tăng 0,17 lần, tương ứng tăng 53,19% so với năm 2018; trong khi đó hệ số này năm 2020 lại giảm so với năm 2019 là 0,02 lần, tương ứng giảm 4,72% so với năm 2019 chứng tỏ mức độc lập về tài chính của xí nghiệp năm 2020 tốt hơn năm 2019 nhưng kém hơn so với hai năm 2017 và 2018.
2.2.2.2. Hiệu quả của bộ phận Bộ phận vốn bằng ti n.
Phải dự toán được các luồng tiền nhập quỹ và luồng tiền xuất quỹ để tính được mức thặng dư hay thâm hụt ngân quỹ để có biện pháp cân bằng thu chi ngân quỹ. Nếu thâm hụt ngân quỹ thì phải tăng thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm xuất quỹ. Nếu thặng dư ngân quỹ thì doanh nghiệp có thể sử dụng phần dư đó để thực hiện các khoản ĐTTC ngắn hạn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bộ phận vốn trong thanh toán.
Mở sổ chi tiết để theo dõi các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp, thường xuyên đôn đốc để thu hồi nợ đúng hạn.
Có chính sách bán chịu đúng đắn với từng khách hàng. Khi thực hiện bán chịu, doanh nghiệp cần xem xét tới khả năng thanh toán đúng hạn trên cơ sở hợp đồng đã ký. Cần có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng. Nếu vượt quá thời hạn thanh toán khách hàng phải bị phạt.
Có biện pháp phòng ngừa rủi ro nợ phải thu khó đòi: lựa chọn khách hàng, giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, lập quỹ dự phòng tài chính. Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích hợp: gia hạn nợ, xoá một phần nợ, yêu cầu toà án kinh tế giải quyết thủ tục phá sản…
Bộ phận hàng tồn kho.
Xác định nhu cầu dự trữ cần thiết để đảm bảo công tác sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục. Tránh việc dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn, hoặc dự trữ quá ít không đảm bảo cung cấp đủ nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc không đủ hàng để bán.
Tìm nguồn cung cấp vật tư, hàng hóa thuận lợi đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, giá cả hợp lý. Sắp xếp hệ thống kho hàng hợp lý, vừa tiện cho sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn vật tư hàng hoá. Xây dựng và chấp hành tốt chế độ kiểm nhập kho và xuất kho, cũng như tiến hành kiểm kê định kỳ. Lập quỹ dự phòng tài chính với các loại vật tư, hàng hóa có giá biến động, tránh ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2.2.3. Hiệu quả v s d ng vốn
- Điều chỉnh cơ cấu TSCĐ: Xây dựng cơ cấu TSCĐ hợp lý để khai thác đồng bộ, triệt để công suất của máy móc thiết bị, phù hợp với kế hoạch sản xuất.
- Lựa chọn phương án khấu hao và mức khấu hao hợp lý. Doanh nghiệp cần lựa chọn và biết sử dụng phương pháp khấu hao thích hợp để xác định mức khấu hao hợp lý làm cơ sở cho việc thu hồi kịp thời, đầy đủ vốn đầu tư ứng trước vào TSCĐ, tạo điều kiện tập trung vốn nhanh để đầu tư đổi mới TSCĐ.
- Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa tài sản hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phát hiện những TSCĐ đã trích khấu hao hết, hoặc hỏng hóc nặng không sửa được doanh nghiệp cần nhanh chóng thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn. Mặt khác, nhà quản lý phải phân định trách nhiệm rõ ràng và thực hiện nghiêm quy chế thưởng, phạt, đền bù vật chất trong việc làm tổn thất tài sản.
- Thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng và bảo quản tài sản. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải chú trọng thực hiện đổi mới TSCĐ, ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh.
- Doanh nghiệp có quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của mình theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh. Đó cũng là cách làm tăng vốn kinh doanh và phát huy một khía cạnh giá trị khác của TSCĐ.
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro để nhanh chóng khắc phục các tổn thất về vốn do: thiên tai, hoả hoạn… làm hư hỏng TSCĐ.
2.3. Một số đặc điểm có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp doanh của Xí nghiệp
2.3.1. Nhân tố chủ quan
2.3.1.1.Vốn
Về vốn lưu động: công ty căn cứ vào số vốn hiện có, tự cân đối đảm bảo vốn theo cơ chế thanh toán. Trường hợp thiếu vốn được phép huy động vốn theo một trong hai hình thức sau:
+ Chậm thanh toán tiền hàng và chịu lãi vay với Tổng công ty;
+ Trực tiếp vay ngân hàng trên cơ sở phương án được Tổng công ty chấp thuận uỷ quyền.