Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần MD Việt Nam (Trang 33 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp phát sinh và tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ một yêu cầu tất yếu, ngoài sự chi phối

của bản thân doanh nghiệp. Loại nhân tố này liên quan tới môi trƣờng kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh nhƣ nhu cầu thị trƣờng, nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các chính sách điều tiết của Nhà nƣớc,…

1.3.1.1. Khách hàng

Khách hàng là điểm bắt đầu của mỗi doanh nghiệp; là những cá nhân hay tập thể mua sản phẩm hay sử dụng những dịch vụ của công ty; là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá cũng nhƣ sự sống còn của doanh nghiệp. Mục tiêu kinh doanh của công ty là tạo ra nhiều “khách hàng đƣợc thoả mãn” và hệ quả là họ sẽ mang lại nhiều tiền bạc cho chúng ta. Một khách hàng đƣợc thoả mãn là khách hàng cảm nhận đƣợc giá trị từ hàng hoá và dịch vụ mà chúng ta bán cho họ. Trong cơ chế thị trƣờng, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn. Nếu không thích chất lƣợng hàng hoá và dịch vụ của công ty chúng ta, họ dễ dàng tìm đƣợc những nơi khác có thể cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ tƣơng tự, nhƣngchất lƣợng tốt hơn. Do đó, việc định hƣớng hoạt động kinh doanh hƣớng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp và thói quen tổ chức dịch vụ phục vụ khách hàng, đánh đúng tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.

1.3.1.2. Đối thủ cạnh tranh

Để mở rộng thị trƣờng,các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh dƣới nhiều góc độ khác nhau. Những đối thủ cạnh tranh của một công ty là những đối thủ cũng tìm cách thỏa mãn những khách hàng và những nhu cầu giống nhau và sản xuất, cung ứng ra những sản phẩm tƣơng tự. Hơn nữa, một vấn đề mà khách hàng thƣờng quan tâm là khả năng thay thế việc sử dụng hàng hóa hay dịch vụ của một doanh nghiệp bằng một giải pháp đối với một vấn đề cụ thể mà khách hàng cần giải quyết. Do đó, các công ty cần biết nắm vấn đề về các đối thủ cạnh tranh: ai là đối thủ cạnh tranh của công ty? Chiến lƣợc của họ nhƣ thế nào? Mục tiêu của họ là gì? Những điểm mạnh và

điểm yếu của họ là gì? Cách thức phản ứng của họ ra sao?... Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về chiến lƣợc tấn công và phòng ngự, qua đó họ có thể xác định những cơ hội và thách thức.

1.3.1.3. Nhà cung ứng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ thì một nhà cung cấp tốt là một tài nguyên vô giá, bởi chính họ sẽ góp phần trực tiếp vào thành công của doanh nghiệp. Lựa chọn nhà cung cấp tốt là điều kiện tiên quyết giúp nghiệp tiêu thụ đƣợc sản phẩm có chất lƣợng đúng nhƣ mong muốn, theo tiến độ quy định, với giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thƣơng trƣờng, bên cạnh đó còn luôn cạnh đó còn nhận đƣợc sự hỗ trợ của nhà cung cấp, để tiếp tục đạt đƣợc thành tích cao hơn. Do đó, doanh nghiệp cần thiết tìm một nhà cung cấp chủ yếu có đầy đủ sự tin cậy nhƣng phải luôn tránh sự lệ thuộc và chủ động xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình. Nền kinh tế của chúng ta ngày càng tinh vi và có sự cạnh tranh cao. Chúng ta có nhiều lựa chọn để đáp ứng đƣợc nhiều hơn những nhu cầu, mong muốn thiết yếu của khách hàng, do đó doanh nghiệp cần phải có sách lƣợc kinh doanh đúng đắn phù hợp, nâng cao chất lƣợng hàng hoá phục vụ khách hàng một cách tốt nhấ tnhằm tạo đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoa từ đó thuđƣợc nhiều lợi nhuận hơn.

1.3.1.4. Nhân tố khoa học – công nghệ

Khoa học – công nghệ là nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời đại khoa học công nghệ mới phát triển nhƣ vũ bão, mỗi công nghệ mới phát sinh sẽ huỷ diệt công nghệ trƣớc đó không nhiều thì ít. Việc chế tạo các sản phẩm mới, chất lƣợng cao, giá thành hạ, theo đời sản phẩm có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp nắm bắt một cách nhanh chóng và chính xác thông tin với khối lƣợng lớn và cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc giao dịch cũng nhƣ có thể thiết lập và mở quan hệ làm ăn với khu vực thị trƣờng khác.

Các yếu tố công nghệ có thể tác động đến thị trƣờng của doanh nghiệp:

- Tiến bộ kĩ thuật của nền kinh tế và khả năng ứng dụng kĩ thuật trong hoạt động kinh doanh.

- Chiến lƣợc phát triển kĩ thuật công nghệ của nến kinh tế.

1.3.1.5. Nhân tố văn hóa, xã hội

Đây là nhân tố ảnh hƣởng rộng rãi và sâu sắc đến nhu cầu, hàng vi của con ngƣời, trong cả lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Các giá trị văn hoá có tính bền vững cao, đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác và đƣợc củng cố bằng những quy chế xã hội nhƣ pháp luật, đạo đức, tôn giáo, chính quyền, hệ thống thứ bậc tôn ty trật tự xã hội, tổ chức tôn giáo, nghề nghiệp, địa phƣơng, gia đình và cả hệ thống kinh doanh sản phẩm dịch vụ.

Các yếu tố văn hoá và xã hội có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Những thay đổi văn hoá – xã hội cũng tạo nên những cơ hội và nguy cơ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tâm sinh lý, thời tiết, khí hậu, mức độ tăng dân số, mức thu nhập bình quân của dân cƣ là những nhân tố tác động cùng chiều đến tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn khi mức độ tiêu thụ của ngƣời dân tăng lên, ngƣời ta có thể tiêu dùng nhiều hơn, do vậy doanh nghiệp tiêu thụ đƣợc nhiều sản phẩm hơn.

Các tiêu thức thƣờng đƣợc nghiên cứu khi phân tích môi trƣờng văn hoá xã hội và ảnh hƣởng của nó đến thị trƣờng của doanh nghiệp gồm:

- Dân số và xu hƣớng vận động.

- Hộ gia đình và xu hƣớng vận động.

- Sự di chuyển của dân cƣ.

- Thu nhập của dân cƣ và xu hƣớng vận động; phân bố thu nhập giữa các nhóm ngƣời và các vùng địa lý.

- Việc làm và vấn đề phát triển việc làm.

Do vậy, để nâng cao hoạt đông hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lƣỡng nhóm này để có đối sách phù hợp, việc thay đổi các yếu tố trong nhóm là rất khó khăn và đòi hỏi phải có thời gian.

1.3.1.6. Nhân tố về cơ sở hạ tầng và điều kiện

Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống giao thông vận tải (đƣờng, phƣơng tiện, nhà ga, bến đỗ), hệ thống thông tin (bƣu điện, điện thoại, viễn thông), hệ thống bến cảng, nhà kho, khách sạn, nhà hàng,…. Các yếu tố này có thể dẫn đến thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ khi bắt đầu hoạt động và trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, doanh nghiệp cần quan tâm tới các yếu tố điều kiện tự nhiên có thể ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng rất lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ, thời tiết xấu sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, chẳng hạn nhƣ mƣa gây khó khăn cho xe vận tải di chuyển. Thêm vào đó nó sẽ ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm, không đảm bảo yêu cầu của khách hàng, dẫn tới không thể tiêu thụ đƣợc.

Doanh nghiệp xác định địa điểm phù hợp để khai thác tức là có thể có một thị trƣờng tốt để khai thác và ngƣợc lại, địa điểm là một trong những tiêu thức đánh giá hiệu quả phát triển thị trƣờng thông qua khoảng cách thị trƣờng với nhóm khách hàng, thị trƣờng với nguồn cung ứng hàng hoá lao động… Các yếu tố của môi trƣờng sinh thái nhƣ khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ, cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng đến các chu kỳ sản xuất tiêu dùng trong khu vực, đến nhu cầu về các loại sản phẩm đƣợc tiêu dùng của khách hàng dẫn đến ảnh hƣởng đến thị trƣờng tiêu thụ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần MD Việt Nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)