Các tiêu chí đánh giá quản lý thu ngân sách nhà nước và các yếu tố ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 43 - 48)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý thu ngân sách nhà nước và các yếu tố ảnh

ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận

1.3.1. Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý thu ngân nhà nước sách cấp quận

Căn cứ Luật ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015, tiêu chí đánh giá quản lý thu ngân sách cấp quận được điều chỉnh và xây dựng dựa trên các nguyên tắc, nội dung chủ yếu của công tác quản lý thu ngân sách cấp quận như sau:

- Tính đầy đủ: khi tất cả các nguồn thu ngân sách tại địa bàn quận đều được xác lập, các khoản thu ngân sách được nộp đủ, toàn bộ các khoản thu được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào NSNN thì hiệu quả quản lý thu NS quận càng cao và ngược lại.

- Tính thống nhất: tính thống nhất trong quản lý thu NSNN cấp quận được thể hiện trong việc phân công, phân cấp quản lý của bộ máy quản lý thu NS. Quản lý thu NS quận được coi là đạt hiệu quả tốt khi hoạt động của bộ máy quản lý thu NS và công tác thu NS trên địa bàn được thực hiện thống nhất theo chủ trương đã xác định, cùng hướng tới mục tiêu kinh tế- xã hội chung đã đặt ra. Trong đó việc lập dự toán thu NS được tiến hành đúng quy trình, việc triển khai chấp hành dự toán thu NS được thực hiện theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ mà HĐND, UBND giao phó.

- Tính đồng bộ: trong công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn quận, các chính sách, kế hoạch được thực thi đồng đều với mọi đơn vị thu NS và đối tượng thu NS, việc triển khai thu NS và thực hiện quy trình quản lý thu NSNN tại các

phường trong quận cũng cần được thực hiện đồng bộ: thời hạn lập dự toán thu NS đúng tiến độ về thời gian, các khoản thu ngân sách được nộp đúng thời gian, các khoản thu ngân sách được tổng hợp và báo cáo, quyết toán đúng thời hạn. Quản lý thu NS quận sẽ kém hiệu quả nếu không đạt được những tiêu chuẩn này.

- Tính hiệu lực, hiệu quả: đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu NS quận thông qua việc xem xét công tác thu ngân sách có được phê duyệt và phân bổ đúng thời gian và hợp lý hay không, công tác kiểm tra các nguồn thu có được tiến hành thường xuyên hay không, việc xác lập nguồn thu và thực hiện thu ngân sách có đảm bảo hạn chế tối đa thất thoát nguồn thu hay không?

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước trên địabàn quận bàn quận

1.3.2.1. Nhân tố khách quan

- Hệ thống pháp luật và thể chế tài chính

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh

30

các quan hệ xã hội. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất, trên quy mô rộng lớn nhất. Chỉ có trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ và đủ mạnh, nhà nước mới phát huy được hiệu lực quản lý KT – XH.

Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tượng thu của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ thu, quản lý thu của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu NS, sử dụng quỹ NS. Quản lý thu NSNN cấp quận là một trong những hoạt động của cơ quan nhà nước, do đó nằm trong sự điều chỉnh và chịu ảnh hưởng của pháp luật và thể chế tài chính chung của quốc gia.

- Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập

Thu NS quận phụ thuộc lớn vào sự ổn định, phát triển nền kinh tế một quốc gia và của quận. Việc quản lý thu NS luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn NS và sử dụng có hiệu quả mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do vậy, trong quá trình hoạch định chính sách thu NSNN, người ta luôn quan tâm đến nhân tố này.

1.3.2.2. Nhân tố chủ quan

- Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong quản lý thu ngân sách địa phương

Để tham gia chỉ đạo, điều hành và quản lý thu NS cấp quận, các cấp lãnh đạo của quận phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý thu NSNN, hiểu rõ NS địa phương được hình thành từ đâu? Tại sao phải QLNS huyện đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu của chu trình NS: Lập dự toán NS – Chấp hành dự toán NS – Quyết

toán NS. Phải nắm vững vai trò, đặc điểm của thu NSNN và NS từng địa phương, đặc biệt là ảnh hưởng của kinh tế thị trường, kêu gọi đầu tư…Nắm vững các nhân tố có ảnh hưởng đến nguồn thu NS, đối tượng thu NSNN, yêu cầu của nhà nước về đảm bảo chi NSNN, các đối tượng chịu thụ hưởng từ NS.

Có cách nhìn và xây dựng chính sách động viên chính xác, phù hợp đối với mọi nguồn lực xã hội, có mục tiêu và phương hướng rõ ràng nhằm kích thích mọi động lực phát triển KT – XH, kích thích sự sáng tạo, tài năng, tạo sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trên cơ sở thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại, khai thác mọi tiềm năng trong nước đi đôi với sử dụng thành quả của nền văn minh nhân loại để phục vụ mục tiêu xây dựng thành công cơ sở vật chất - kỹ thuật của quận và của quốc gia.

- Tổ chức quản lý

Để tổ chức quản lý thu NS, chính quyền cấp quận, cấp xã, phường đều xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc, phù hợp với thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được Chính phủ quy định. Tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ, phù hợp với thực tế và mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ, tránh trùng lặp nhưng vẫn kiểm tra, kiểm soát được lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nếu tổ chức bộ máy không phù hợp thì công tác quản lý thu NSNN sẽ kém hiệm quả, chất lượng thấp, dễ gây thất thoát lãng phí cho NSNN.

- Trình độ cán bộ quản lý

Tổ chức bộ máy nhà nước và trình độ cán bộ của quận là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả thực thi công vụ. Tổ chức bộ máy cồng kềnh với đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ thấp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự trì trệ, lạc hậu trong tổ chức điều hành, thực thi chức năng, nhiệm vụ, cản trở lớn đến sự phát triển KT – XH của một quốc gia. Các chính sách luật pháp đều do con người trực tiếp triển khai thực hiện, nếu tổ chức bộ máy cồng kềnh, con người, đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ thấp không nhận thức đúng đắn và đầy đủ thì dễ dẫn đến sai phạm trong quá trình thực thi công vụ và hiệu quả QLNS thấp, gây ra thất thoát, lãng phí.

32

Trình độ đạo đức nghề nghiệp của người thực thi làm nhiệm vụ quản lý thu NS cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách: nếu đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm, cần kiệm, liêm chính khi thực hiện nhiệm vụ sẽ đem lại hiệu quả cao và ngược lại nếu đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ dẫn đến tham ô, tham nhũng, thất thu NS.

- Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế

Nguồn thu NS chủ yếu từ các đối tượng chịu thuế địa phương, để bù đắp các khoản chỉ cần tăng cường nguông thu này từ ngân sách. Tinh thần tự giác và sự am hiểu, chấp hành Luật NSNN là điều kiện quan trọng tạo cho cơ quan chính quyền cấp huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ thu của mình.

Thuế và các khoản thu NS mang tính chất bắt buộc và không hoàn tra trực tiếp. Người dân nhận được từ thuế và các khoản thu là những hàng hoá mang tính chất công: Nhà cửa, đường sá, trường học, trạm xá bệnh viện, các dịch vụ công… nhưng đa phần người sử dụng khi được hỏi các dịch vụ công từ đâu thì đa phần đều trả lời “của nhà nước”, chính họ không thấy được nhà nước phải sử dụng tiền thuế và phí thu được từ nhân dân để làm ra những dịch vụ công, hàng hoá công ấy. Thuế và phí được thu trực tiếp bằng tiền thu nhập cũng như tài sản, hàng hoá mua bán của nhân dân. Nếu không có sự nhận thức đúng về thuế và phí sẽ gân ra tâm lý khong tốt trong nhân dân.

Bên cạnh đó, một số chính sách thuế và phí không hợp lý, bóp méo bản chất của thuế, phí, làm mất đi chức năng vốn có của thuế và phí. Nhân thức của người nộp thuế ảnh hưởng đến công tác quản lý thu NSNN; nếu nhận thức của người nộp thuế cao, dẫn đến ý thức chấp hành luật của người nộp thuế tốt sẽ không bị thất thoát nguồn thu và ngược lại nhận thức của người nộp thuế thấp dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật không tốt họ sẽ cố tình không kê khai thế, tìm mọi cách chốn lậu thuế, dẫn đến thất thu NS.

- Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý

Để thực hiện chức năng quản lý theo nhiệm vụ được giao, các cơ quan QLNS từ TW đến địa phương tại các quốc gia không thể không có những thông tin cơ bản

cần thiết và sự kết nối tích hợp các thông tin theo yêu cầu quản lý. Theo yêu cầu của hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w