Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách Nhà nước của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 48 - 59)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách Nhà nước của một số địa phương

hợp cả về chất lượng và thời gian, không còn phù hợp cả về độ chính xác và an toàn. Đổi mới tài chính công song song với việc triển khải ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN, phối hợp quản lý thu; thực hiện thanh toán điện tử, kê khai thuế điện tử, trực tuyến, hạch toán kế toán trên mạng diện rộng rút ngắn thời gian giao dịch đồng thời công khai trong quản lý NSNN, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN. Vì vậy xây dựng kết cấu hạ tầng CNTT và nâng cao trình độ ứng dụng trong quản lý NSNN là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý.

1.4. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước của một số địa phương và bài học cho quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách Nhà nước của một số địaphương phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý thu NSNN của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Phủ Lý trong những năm qua thành phố Phủ Lý đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong quản lý thu NS, thành phố luôn hoàn thành và vượt mức thu dự toán được giao, thu năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo nguồn lực tài chính hoàn thành các nhiệm vụ KT – XH mà tỉnh giao hàng năm, thực hiện thắng lợi các nghị quyết về phát triển KT – XH của Thành uỷ.”

“ - Lập dự toán: hàng năm phòng TC – KH thành phố phối hợp cùng chi cục thuế thành phố căn cứ tình hình kinh tế địa phương, phân cấp nhiệm vụ thu của tỉnh và số thu năm trước của địa phương lập dự toán báo cáo thường trực Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố và gửi Sở TC. Sở TC, Cục thuế tỉnh thảo luận cùng UBND thành phố sau đó thống nhất trình HĐND, UBND tỉnh quyết định. “

“Thành phố áp dụng phương pháp lập dự toán NSNN trên cơ sở tổng hợp kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên. Đây là phương pháp lập dự toán xuất phát từ kế hoạch giao của cấp trên và kế hoạch ngân sách cấp cơ sở, từ các đơn vị sử dụng

34

NSNN. Căn cứ vào điều kiện của từng đơn vị, từng xã, phường trong quận, các đơn vị tự lập dự toán của đơn vị mình và gửi phòng TC – KH. “

“ - Chấp hành dự toán thu: Công tác quản lý thuế: xác định thuế là nguồn thu chính của thành phố nên trong những năm qua Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố tập trung chỉ đạo công tác thu NSNN đặc biệt là nguồn thu từ thuế. Tổ chức bộ máy quản lý thu của ngành thuế không ngừng được tăng cường, củng cố cơ sở vật chất, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, phẩm chất đạo đức. Hàng tháng trong các cuộc họp giao ban ngành thuế thường xuyên báo cáo tiến độ thu để Thường trực Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố nghe và cho ý kiến cũng như đưa ra các giải pháp kịp thời tháo gỡ các vướng mắc đối với các khoản thu thuế chưa đạt chỉ tiêu. Đồng thời giao ngành thuế tăng cường việc phổ biến pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người nộp thuế. “

“- Công tác quyết toán thu NS: hết năm NS trên cơ sở báo cáo của ngành thuế về số thu NS trong năm. Thường trực Thành uỷ, HĐND, UBND sẽ nghe báo cáo quyết toán số thu NS trong năm, đánh giá việc tăng giảm nguồn thu trong năm trên cơ sở báo cáo nguyên nhân tăng giảm các nguồn thu từ đó đề ra các giải pháp, phương hướng khắc phục. Đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan đơn vị trong công tác thu NSNN, quy trách nhiệm của cơ quan đơn vị trong công tác thu NSNN.

1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý thu NSNN của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Trong thời gian gần đây, công tác thu NS trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã có nhiều kết quả tích cực, đáng khích lệ, huyện luôn hoàn thành và vượt số thu được tỉnh giao và HĐND huyện quyết nghị; các khoản thu, nguồn thu đã được quan tâm nuôi dưỡng và tổ chức thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Qua đó, đã từng bước đáp ứng cho nhu cầu chi của huyện, phục vụ cho nhiệm vụ phát triển KT – XH, an ninh – quốc phòng của huyện, của xã, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết về phát triển KT – XH của huyện do Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Có được kết quả đó là do sự quan tâm của UBND tỉnh, các sở, ban ngành của tỉnh, là sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp

chặt chẽ của các phòng ban chức năng và sự cố gắng nỗ lực của các cơ quan trong hệ thống thu NS, đặc biệt là Chi cục thuế huyện và UBND các xã, thị trấn.”

“Qua kinh nghiệm triển khai thu NSNN của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để đánh giá công tác quản lý thu NS có hiệu quả hay không hiệu quả, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó tập trung vào 2 yếu tố đó là lập dự toán và quản lý, tổ chức thu ngân sách.

- Về lập dự toán thu NS

“Công tác lập dự toán thu NSNN trong những năm qua nhìn chung đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, bám sát kế hoạch phát triển KT – XH địa phương và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH của địa phương. Trong quá trình lập dự toán thu NSNN hàng năm, huyện đã đánh giá toàn diện nhiệm vụ thu NSNN của năm hiện hành làm cơ sở cho việc xây dựng dự toán năm sau, tính đầy đủ và hợp lý của các khoản thu NSNN so với dự toán, so với kỳ trước và trong tình hình phát triển kinh tế; đánh giá chính sách thu NS trong mối quan hệ với các mục tiêu KT – XH; xem xét và đánh giá tỷ trọng từ NSNN từ nội lực, từ SXKD, kết quả và hiệu quả của nền kinh tế, tình hình phát triển của các DN, cơ chế tự khai – nộp thuế, thực trạng quản lý thuế, nợ thuế, trốn lậu thuế, thất thu thuế và các biện pháp để hoàn thành dự toán thu NSNN…Đã giao cho các cơ quan trong hệ thống thu theo dõi sát sao các nguồn thu mới tăng thêm hoặc giảm đi do phát sinh các nguồn thu mới, xem xét việc ban hành các chính sách thu mới Chính Phủ dẫn đến nguồn thu tăng hoặc giảm so với năm trước…Công tác lập dự toán thu NSNN trong những năm qua đã được UBND huyện và các cơ quan chức năng của huyện (Tài chính, KBNN, Chi cục thuế) thực hiện đúng trình tự của Luật NS.”

- Thực hiện quản lý, tổ chức thu NSNN

“Xác định thuế là nguồn thu chính của ngân sách huyện nên những năm qua Huyện Uỷ và UBND huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác thu NS nói chung mà nhất là công tác thu thuế. Do vậy công tác quản lý thu thuế đã đạt những kết quả to lớn. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của huyện không ngừng được củng cố và tăng cường; chất lượng đội ngũ cán bộ thuế đã có bước thay đổi rõ

36

nét về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, góp phần quyết định đến việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách hàng năm được giao. Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hướng tích cực, công khai, dân chủ, minh bạch; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng được nâng lên.”

“Thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khoản thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế của huyện và cũng là nội dung trọng tâm trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế huyện. Nhận thức rõ điều này, Chi cục thuế huyện đã thường xuyên, kịp thời tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo công tác thu, tập trung đề ra các biện pháp để hoàn thành dự toán thu được giao, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong công tác thuế. Bên cạnh đó, tìm ra các giải pháp để quản lý các khoản thu có hiệu quả, đảm bảo công bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các DN mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện cũng là vấn đề rất cần được quan tâm.”

“Đối với khu vực cá thể, Chi cục thuế huyện cùng với các xã, thị trấn tăng cường quản lý hộ, nắm nguồn thu mới phát sinh, tập trung đôn đốc thu thuế môn bài ngay trong tháng 1 hàng năm. Chi cục thuế huyện đã tổ chức tập huấn những kiến thức cơ bản về thuế, biện pháp khai thác nguồn thu mới, đôn đốc thu nợ…cho lực lượng làm công tác uỷ nhiệm thu ở xã, thị trấn, nhờ đó công tác uỷ nhiệm thu đã mang lại nhiều kết quả. Ngoài ra Chi cục thuế luôn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhất là trong điều kiện các DN chuyển dẫn sang hình thức tự khai nộp, đây là biện pháp quan trọng để một mặt chống thất thu, vi phạm luật thuế, mặt khác để chấn chỉnh uốn nắn cho các DN trong công tác ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ theo đúng quy định.”

- Công tác kiểm toán, quyết toán thu NSNN của huyện

“Công tác tổng hợp quyết toán thu NS của huyện hiện nay do phòng TC – KH huyện thực hiện có đối chiếu với số liệu của cơ quan thuế, KBNN huyện và cơ quan liên quan. Theo quy định, phòng TC- KH có trách nhiệm thẩm định quyết toán thu NS cấp huyện, tổng hợp, lập báo cáo thu NSNN trên địa bàn huyện trình UBND

huyện xem xét gửi Sở tài chính, đồng thời trình HĐND huyện phê chuẩn. theo quy định của Luật NSNN thì HĐND cấp tỉnh quy định thời hạn phê chuẩn quyết toán NS của HĐND cấp dưới nhưng chậm nhất không quá 6 tháng năm sau NS. Do giới hạn về thời gian nên Phòng TC – KH các huyện thường lập báo cáo quyết toán theo số liệu do KBNN huyện cung cấp mà không dựa vào số liệu do chính phòng TC – KH thẩm tra quyết toán đối với các đơn vị thụ hưởng NS đến số liệu quyết toán NS cấp huyện thường chứa đựng nhiều rủi ro, sai sót.”

”1.4.1.3. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước tại thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Thành phố Phúc Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là đơn vị có thu nội địa lớn nhất của tỉnh. Giai đoạn 2016 – 2019, nhờ sự phân cấp tối đa nguồn thu, nhiệm vụ chi và mở rộng tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách do HĐND tỉnh ban hành mà đã góp phần khuyến khích và tạo điều kiện cho thành phố Phúc Yên tăng cường công tác quản lý, khai thác nguồn thu, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, từng bước đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, nâng cao tính chủ động trong quản lý điều hành NS của thành phố.

Thành phố Phúc Yên đã áp dụng hệ thống TABMIS trong quản lý và điều hành ngân sách. Vì vậy mà việc quản lý các nguồn kinh phí chặt chẽ, minh bạch, góp phần giúp thành phố chủ động cân đối nguồn để bố trí dự toán cho các nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương. Các khoản thu bảo đảm đúng chế độ chính sách theo Luật NSNN và các quy định hiện hành. Nhờ quản lý tốt các nguồn thu nên sau khi dành 50% tăng thu để tạo nguồn cải cách tiền lương, thành phố đã ưu tiên dành phần lớn kết dư ngân sách để chi đầu tư phát triển và xây dựng chỉnh trang kết cấu hạ tầng đô thị.

Việc xác định số bổ sung cân đối, bổ sung mục tiêu đảm bảo phù hợp với khả năng ngân sách theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở. Thành phố Phúc Yên có gần 35% số xã, phường đã chủ động được ngân sách, không phải bổ sung cân đối. Trong công tác quản lý chi thường xuyên, thành phố đã thực hiện giao quyền tự

38

chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ cho 100% đơn vị hành chính và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ cho 100% đơn vị sự nghiệp công lập. Kết quả, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ đã chủ động trong việc sử dụng biên chế, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao, khai thác tối đa nguồn thu theo quy định, quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí được ngân sách cấp và kinh phí được chi từ nguồn thu để lại, từ đó sắp xếp bộ máy hợp lý, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Công tác quản lý và điều hành ngân sách của các đơn vị, các địa phương trên địa bàn thành phố bám sát dự toán được giao.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Từ phân tích kinh nghiệm quản lý thu NSNN tại một số địa phương, tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với quản lý thu NSNN quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội như sau:

- Đối với lập dự toán: Các nhiệm vụ phát triển xã hội đảm bảo chính sách

chế độ phân cấp thu. Các chế độ tiêu chuẩn định mức thu ngân sách do thủ tướng Chính phủ, Bộ tài chính và HĐND quy định, kiểm tra về dự toán ngân sách và tình hình thực hiện dự toán.

Công tác lập dự toán thu NSNN phải bám sát kế hoạch phát triển KT – XH địa phương.

Đánh giá toàn diện nhiệm vụ thu NSNN của năm hiện hành làm cơ sở xây dựng dự toán năm sau sát với tình hình thực tế.

Giao cho đơn vị chức năng theo dõi các nguồn thu mới tăng thêm hoặc giảm đi do phát sinh các nguồn thu mới.

Đây là bài học được vận dụng từ kinh nghiệm của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Địa phương này đã thực hiện tốt công tác dự toán thu NSNN nhờ xây dựng kế hoạch chi tiết, bám sát kế hoạch chung và phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ

39

phát triển KT-XH của địa phương, tạo tiền đề cho các bước tiếp theo trong quy trình quản lý NSNN.

- Về trình tự lập dự toán: Cơ quan tài chính phối hợp với cơ quan thuế, Chi cục Thuế, các ban ngành tổ chức căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và chế độ định mức tiêu chuẩn thu và lập dự toán thu khi cân đối ngân sách cần trình lên UBND thành phố báo cáo cho người đứng đầu ban ngành xem xét. Phòng Tài chính – kế hoạch làm việc với UBND về dự toán ngân sách khi có yêu cầu. Khi quyết định giao nhiệm vụ thu phải hoàn chỉnh phương án phân bổ công khai tài chính về thu ngân sách nhà nước. Điều chỉnh dự toán ngân sách hàng năm trong trường hợp có yêu cầu của UBND cấp trên bảo đảm với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu.

Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật thuế, phí, lệ phí tới các cấp, các ngành, người nộp thuế, phí, lệ phí đã được các cấp chính quyền từ quận đến phường quan tâm thực hiện. Qua đó góp phần cho các đối tượng nộp thuế hiểu được quyền và nghĩa vụ với nhà nước.

Kinh nghiệm này được tiếp thu từ nghiên cứu quy trình lập dự toán được thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w